Thiết bị sấy trục

Một phần của tài liệu Tài liệu Công nghệ sản xuất sữa bột (Trang 32 - 34)

V. THIẾT BỊ SẤY

1.Thiết bị sấy trục

 Hãng sản xuất: GMF-Gouda.

Hình3.41 Hoạt động của thiết bị sấy trục

 Nguyên tắc hoạt động:

Đây là thiết bị truyền nhiệt gián tiếp. Hơi nước sau khi được gia nhiệt đến nhiệt độ khoảng 150-2000C sẽ được đưa vào bên trong trục sấy, tại đây nó sẽ truyền nhiệt cho toàn bộ bề mặt trục sau đó một phần hơi sẽ bị ngưng tụ và được tháo liên tục ra khỏi trục. Tùy theo cấu tạo của thiết bị mà nguyên liệu sẽ được nạp liên tục dưới dạng một màng mỏng ở phía trên hay dưới trục sấy. Khi trục quay, nhiệt từ hơi nước bên trong sẽ truyền cho trục rồi truyền cho lớp nguyên liệu bên ngoài trục. Nước trong nguyên liệu sẽ bay hơi và tách ra ở phía trên thiết bị. Nguyên liệu sẽ được tách ra khỏi trục bằng dao cạo rồi rơi xuống buồng bên dưới, trục vít vận chuyển sữa ra cửa thoát sản phẩm. Sau đó sữa lại tiếp tục được đưa qua máy nghiền, rây để hoàn thiện cấu trúc sản phẩm.

 Cấu tạo

Thiết bị gồm một hay hai trục sấy. Trục sấy có đường kính khoảng 0,6 – 3,0m; chiều dài từ 1-6m, được làm bằng thép đúc đặc biệt đảm bảo bề mặt đồng đều, có khả năng chịu được nhiệt độ và áp suất cao. Ngoài ra còn có bộ phận nạp liệu để đưa nguyên liệu vào và dao cạo để tháo sản phẩm ra.

Nạp liệu phía trên Nạp liệu phía dưới Nạp liệu phía trước

Tuy nhiên trong công nghệ sản xuất sữa bột thì do nguyên liệu có độ nhớt không cao vì thế nên thiết bị sấy hai trục thường được ứng dụng hơn so với một trục. Sữa sẽ được nạp vào ở giữa hai trục. Khi thiết bị hoạt động, hai trục sấy sẽ quay ngược chiều nhau. Tốc độ quay của trục sấy thường từ 6-24 vòng/phút, thời gian tiếp xúc giữa sữa nguyên liệu và trục sấy khoảng 2-30 giây. Độ dày của màng sữa hình thành trên trục sấy có thể hiệu chỉnh được qua khoảng cách giữa hai tâm trục.

Hình 3.42 Thiết bị sấy trục

Tốc độ sấy nhanh; nhiệt được truyền đồng đều trên toàn bộ bề mặt trục; tác nhân gia nhiệt và sữa không tiếp xúc trực tiếp nên yêu cầu vệ sinh của tác nhân sấy không cần nghiêm ngặt.

 Nhược điểm

Nguyên liệu sữa tiếp xúc với bề mặt truyền nhiệt có nhiệt độ cao nên dễ gây biến tính protein, tổn thất vitamin làm giảm giá trị dinh dưỡng và cảm quan sản phẩm; quá trình nạp liệu không đồng đều nên chất lượng sữa bột thành phẩm không đồng nhất; có sự tiếp xúc giữa sữa và không khí trong quá trình sấy nên có thể dẫn đến sự oxi hóa chất béo.

Tuy nhiên để cải thiện giá trị dinh dưỡng của sữa bột, hạn chế sự tổn thất vitamin, sự biến tính protein cũng như sự oxi hóa chất béo người ta có thể kết hợp sấy trục với môi trường chân không. Áp lực chân không trong thiết bị thưòng dao động trong khoảng 685- 735mm Hg.

Hình 3.43 Thiết bị sấy kết hợp chân không

Một phần của tài liệu Tài liệu Công nghệ sản xuất sữa bột (Trang 32 - 34)