Doanh số cho vay theo kỳ hạn

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bình Minh qua 3 năm 2004-2006 theo thành phần kinh tế, ngành kinh tế và theo kỳ hạn.doc (Trang 33 - 36)

NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HUYỆN BÌNH MINH

4.2.1.2. Doanh số cho vay theo kỳ hạn

Hoạt động cấp tín dụng tại Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL huyện Bình Minh đều tăng trưởng qua các năm. Nguồn vốn tín dụng của ngân hàng được đầu tư hầu hết vào các thành phần kinh tế nhằm hỗ trợ vốn cho các đơn vị bổ sung vào vốn kinh doanh để phát triển sản xuất. Chi nhánh đầu tư tín dụng ngắn hạn, trung dài hạn để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động và vốn cố định của các đơn vị. Trong 3 năm qua đạt được kết quả như sau:

Đối với tín dụng ngắn hạn: đây là loại tín dụng chiếm tỷ trọng cao (trên 70%) so với tổng doanh số cho vay và tăng qua các năm. Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng tín dụng ngắn hạn năm 2005 mới chỉ đạt 9,9% đến năm 2006 con số này đã tăng lên đáng kể 53,2%. Nguyên nhân của sự tăng này là do 2 nhân tố:

Đối với Ngân hàng do nguồn vốn cho vay của Ngân hàng chủ yếu từ huy động ngắn hạn, cho vay ngắn hạn ít rủi ro hơn so với cho vay trung và dài hạn đồng thời cán bộ tín dụng cũng dễ dàng trong việc lập phương án cho vay.

Đối với khách hàng là các cơ sở sản xuất mục đích vay để bổ sung vốn lưu động, còn khách hàng là cá nhân mục đích vay là trồng trọt, chăn nuôi…do vậy mà chu kỳ vốn ngắn, hơn nữa vay ngắn hạn lãi suất thấp nên thu hút được khách hàng.

Ngược lại với tín dụng ngắn hạn, tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn trong ba năm qua chỉ đạt con số khiêm tốn dưới 30%. Sự tăng trưởng của loại tín dụng này cũng không ổn định qua các năm. Năm 2005 doanh số cho vay giảm 2.741 triệu đồng hay giảm 16 % so với năm 2004. Sang năm 2006 có sự tăng trưởng trở lại tăng 20 triệu đồng hay tăng 0,1%. Do các khoản cho vay trung và dài hạn có thời gian thu hồi vốn lâu, lại có độ rủi ro lớn. Mặt khác, do tài sản thế chấp của khách hàng đa số là bằng khoán đất, tài sản không đủ làm đảm bảo để cho vay, do đó rất khó làm phương án để cho vay trung và dài hạn. Chính vì vậy mà Ngân hàng rất thận trọng trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay.

Bảng số liệu còn cho ta thấy tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn gấp khoảng 3 lần so với tỷ trọng cho vay trung và dài hạn năm 2004 và 2005. Sang năm 2006 thì con số này lên đến 4,5 lần. Nghiệp vụ truyền thống của ngân hàng thương mại là cho vay ngắn hạn, nhưng từ những năm 1970 trở lại đây các ngân hàng đã chuyển sang kinh doanh tổng hợp và một trong những nội dung đổi mới đó là nâng cao tỷ trọng cho vay trung và dài hạn trong tổng số dư nợ của ngân hàng. Tuy nhiên tâm lý của khách hàng kể cả chính quyền địa phương cũng đã quen với chức năng của ngân hàng thương mại quốc doanh đóng trên địa bàn. Do đó việc cho vay theo các chương trình, dự án lớn thuộc Ngân hàng đầu tư và phát triển. Hơn nữa, sau khi ra đời quỹ đầu tư và phát triển cho doanh nghiệp vay các dự án lớn, chương trình của chính phủ…có thời hạn trung và dài hạn, với lãi suất ưu đãi chỉ bằng 50% lãi suất của ngân hàng thương mại. Vì vậy chi nhánh Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL huyện Bình Minh đầu tư cho vay chủ yếu trong lĩnh vực bổ sung

vốn lưu động thiếu hụt tạm thời với lãi suất thương mại và thời gian ngắn. Điều này đã giải thích vì sao mà tỷ trọng cũng như tốc độ tăng doanh số cho vay ngắn hạn luôn cao hơn doanh số cho vay trung và dài hạn.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bình Minh qua 3 năm 2004-2006 theo thành phần kinh tế, ngành kinh tế và theo kỳ hạn.doc (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w