Một số món ăn dành cho trẻ biếng ăn:

Một phần của tài liệu DINH DƯỠNG CHO TRẺ BIẾNG ĂN (Trang 26 - 31)

- Các chất dinh dưỡng có tỷ lệ cân đối:

4Một số món ăn dành cho trẻ biếng ăn:

4.1 Cháo tôm/ngao đậu xanh

Hải sản và các loại hạt đậu nói chung chứa hàm lượng kẽm khá cao. Một bát cháo tôm/ngao thơm ngọt cộng với vị bùi của đậu xanh khiến bé khó có thể chối từ.

5.2 Cháo thịt bò cải bó xôi

Trong 100g thịt bò có chứa 12,3mg kẽm và trong 100g cải bó xôi đã nấu chín chứa 0,8 mg kẽm. Sự kết hợp giữa thịt bò và cải bó xôi cung cấp cho bé một lượng kẽm khá dồi dào.

5.3 Ức (đùi gà) hầm bí đỏ, đậu trắng

Ức gà (hoặc đùi gà) cắt miếng vừa ăn cộng với một nắm đậu trắng hay đậu hà lan, tất cả trộn đều gia vị, ướp trong vòng 1 tiếng rồi cho vào 1 quả bí đỏ Nhật đã bỏ ruột, hấp cách thủy hoặc hầm chín, mẹ đã cho con một món ăn vừa đẹp mắt, vừa thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Thịt gà và hạt đậu cũng như bí đỏ rất giàu kẽm.

5.4 Hàu sữa nấu cháo hoặc nướng phô mai

Hàu sữa được coi là nguồn cung cấp kẽm số 1 trong các loại thực phẩm, khoảng 6 con hàu cỡ vừa có thể chứa đến 33mg kẽm. Một bát cháo hàu hạt sen cà rốt hay những mẻ hàu nướng phô mai thơm lừng, ngọt lịm không chỉ tốt cho trẻ nhỏ mà còn mang lại năng lượng dồi dào cho người lớn.

5.5 Nấm sốt thịt

Đây cũng là món ăn dễ làm và ngon miệng dành cho trẻ. Mẹ có thể nấu nấm sốt thịt để con ăn với cơm hoặc nấu cháo nấm thịt với những bé nhỏ. Trong mỗi 100g nấm và thịt có khoảng 6mg kẽm.

5.6 C

Tàu hủ non dễ ăn, được xem là một loại thực phẩm cho bé có giá trị dinh dưỡng cao, giàu protein. Tàu hủ thơm ngon nấu cùng với bí đỏ và thịt heo là món ngon cho bé biếng ăn mà mẹ không nên bỏ qu a.

5.7.Cháo trứng đậu đỏ:

Trứng ngon bổ, đậu đỏ giàu vitamin B và một lượng lớn thành phần tinh chất kiềm thạch nên đậu đỏ còn có khả năng giải độc cao. Vỏ đậu đỏ còn giúp nhu động ruột hoạt động tốt nhờ đó loại bỏ các chất cặn bã bám ở thành ruột. Các tinh chất kiềm thạch kích thích nhuận tràng bài trừ chất độc, vì vậy khi bé có dấu hiệu biếng ăn mẹ hãy cho bé dùng cháo trứng đậu đỏ để quá trình tiêu hóa được diễn ra hiệu quả.

5.8Cháo tôm cải xanh:

Tôm cũng giống như cá chứa lượng đạm cao hơn so với thịt gia cầm, đồng thời rất giàu axit amin thiết yếu giúp trẻ dễ hấp thụ. Thành phần dinh dưỡng trong cải xanh khá cao, đặc biệt là diệp hoàng tố và vitamin K. Cải xanh cũng chứa nhiều vitamin A, B, C, D, caroten, anbumin, a-xit nicotic… và một trong những loại rau mà các nhà dinh dưỡng khuyên dùng thường xuyên để kích thích tiêu hóa, phòng một số

bệnh lý. Cháo tôm cải xanh là công thức hoàn hảo cho bé ngon miệng.

hương:

Cá basa là loài có giá trị dinh dưỡng cao vì chứa nhiều chất đạm, ít béo, nhiều EPA và DHA, ít cholesterol. Riêng về hàm lượng chất béo trong cá basa ít hơn so với thịt nhưng chất lượng mỡ cá lại tốt hơn. Các acid béo chưa no hoạt tính cao chiếm từ 50% đến 70% trong tổng số lipid bao gồm oleic, linolenic, arachidonic, klupanodonic... Các acid béo này là những chất quan trọng hỗ trợ cho nhiều cơ quan trong cơ thể như hệ thần kinh, hệ tuần hoàn và đặc biệt là hệ tiêu hóa. Cà chua và nấm hương là những thực phẩm dễ ăn, giàu vitamin. Mẹ có thể kết hợp loài cá này với cà chua và nấm hương để tạo ra món cháo cho bé được ngon hơn.

IV. Kết luận

Trẻ em là tương lai của dân tộc và vận mệnh của đất nước . Nhưng không phải đứa trẻ nào sinh ra cũng phát triển đầy đủ và hoàn thiện.Có nhiều đứa trẻ lại trở nên biếng ăn, lười ăn và thậm chí là bỏ ăn như đã nêu ở trên. Qua tất cả các thông tin trên chúng ta cần thấy sự cần thiết phải tìm hiểu về vấn đề dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn. Chúng ta cần phải biết được bé nhà chúng ta có biếng ăn hay không? Rồi từ đó tìm ra nguyên nhân bé biếng ăn đề giải quyết tình trạng biếng ăn của bé. Giúp cho bé của chúng ta ngày càng phát triển tốt hơn an ngon miệng hơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ môn Dinh dưỡng và ATTP - Trường Đại học Y Hà Nội (2004), Dinh dưỡng và ATTP, NXB Y học, Hà Nội, tr.173-182, tr. 355 – 381.

2. Bộ môn Dinh dưỡng và ATTP - Trường Đại học Y Hà Nội (2004), “Dinh dưỡng sức khoẻ và bệnh tật”, “Dinh dưỡng cho người trưởng thành”, NXB Y học, Hà Nội, tr. 15-26, 158-166.

3. Bộ Y tế - Viện Dinh dưỡng (2002), 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý (2001 – 2005), NXB phụ nữ.

4. Bộ Y tế - Viện Dinh dưỡng (2007), Bảng thành phần dinh dưỡng thực phẩm Việt Nam, NXBYH, Hà Nội

Một phần của tài liệu DINH DƯỠNG CHO TRẺ BIẾNG ĂN (Trang 26 - 31)