Tổng tài sản của các NHTM qua các năm 19

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận về cạnh tranh, chiến lược cạnh tranh và tăng cường năng lực cạnh tranh ngân hàng.doc (Trang 37 - 42)

- Khả năng thanh toán

Tổng tài sản của các NHTM qua các năm 19

196117 96312 161277 166952 17468 18332 24776 44645 204000 73362 37125 33733 0 50000 100000 150000 200000 250000

BIDV VCB Tech Eximbank Sacom ACB

tỷ đ n g 2006 2007 (Ngu ồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTM)

 Đạt được nhiều giải thưởng lớn, uy tín do khách hàng và tổ chức quản lý nhà nước, các đối tác nước ngoài trao tặng. Khẳng định được vị trí là một thương hiệu mạnh và uy tín trong và ngoài nước:

• Tại Việt Nam:

+ Là 1 trong 500 thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam (do VCCI bình chọn năm 2006).

+ Nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ xuất sắc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng (chương trình Tin&dùng Việt Nam 2006 do thời báo kinh tế Việt Nam tổ chức)

• Sự công nhận của các tổ chức nước ngoài

- Năm 1997, ACB được Tạp chí Euromoney chọn là Ngân hàng tốt nhất Việt Nam.

- Trong bốn năm liền 1997 - 2000, ACB được tổ chức chuyển tiền nhanh Western Union chọn là Đại lý tốt nhất khu vực Châu Á.

- Năm 1998, ACB được chọn triển khai Chương trình Tài trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEDF) do Liên minh châu Âu tài trợ.

- Năm 1999, ACB được Tạp chí Global Finance (Hoa Kỳ) chọn là Ngân hàng tốt nhất Việt Nam.

- Năm 2001 và 2002, chỉ có ACB là NHTMCP hội đủ điều kiện để cơ quan định mức tín nhiệm Fitch Ratings đánh giá xếp hạng.

- Năm 2002, ACB được chọn triển khai Dự án tài trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEFP) do Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) tài trợ.

- Năm 2003, ACB đoạt được Giải thưởng Chất lượng Châu Á Thái Bình Dương hạng xuất sắc của Tổ chức Chất lượng Châu Á Thái Bình Dương (APQO). Đây là lần đầu tiên một tổ chức tài chính của Việt Nam nhận được giải thưởng này. - Năm 2005, ACB được Tạp chí The Banker thuộc Tập đoàn Financial Times,

Anh Quốc, bình chọn là Ngân hàng tốt nhất Việt Nam (Bank of the Year) năm 2005.

- Năm 2006, ACB được Tổ chức The Asian Banker chọn là Ngân hàng bán lẻ xuất sắc nhất (Best Retail Bank) Việt Nam và được Tạp chí Euromoney chọn là Ngân hàng tốt nhất (Best Bank) Việt Nam. Như vậy, trong vòng một năm, ACB đoạt được ba danh hiệu ngân hàng tốt nhất Việt Nam của ba cơ quan thông tấn tài chính ngân hàng có tiếng trên thế giới.

Qua các giải thưởng đó cũng đã chứng tỏ ACB có một vị thế rất lớn trên thị trường tài chính tín dụng và được quốc tế công nhận, đó là một lợi thế cạnh tranh mà ít có một

ngân hàng nào có thể có được.

2.6 Phân tích điểm yếu của ngân hàng.

Bên cạnh những năng lực cốt lõi thì ACB còn một số điểm yếu mà các nhà quản trị ngân hàng cần phải quan tâm và đề ra những biện pháp khắc phục để hạn chế điểm yếu, nâng cao năng lực cạnh tranh.

 Chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng còn thấp, thiếu tính cạnh tranh.

Tuy nhiều sản phẩm nhưng một số sản phẩm vẫn chưa cạnh tranh đựơc với các ngân hàng khác. Ví dụ như các sản phẩm thanh toán quốc tế vẫn chưa tạo ra nguồn doanh thu lớn cho ngân hàng, vẫn chưa cạnh tranh đựơc với các ngân hàng khác như Vietcombank, Eximbank hay Sacombank...

 Hệ thống chi nhánh và phòng giao dịch chưa được đầu tư nhiều, đặc biệt là ở những nơi quan trọng như các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Hiện tại, số lượng chi nhánh và phòng giao dịch của ACB ít hơn hai lần so với Sacombank, ít hơn 8 lần so với Incombank và ít hơn 14 lần so với Ngân hàng NN&PTNT. Điều đó, làm cho số lượng khách hàng bị hạn chế, chủ yếu chỉ tập trung ở các thành phố lớn, đông dân cư. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của ACB.

 Vấn đề nghiên cứu thị trường, nhu cầu khách hàng chưa đựơc quan tâm đúng mức.

Hiện tại, hoạt động Marketing của ACB mặc dù có đa dạng hơn nhưng vẫn chưa đựơc chú trọng nhiều. Việc nghiên cứu thị trường để tìm ra sở thích, nhu cầu của khách hàng vẫn chưa được thực hiện một cách đều đặn, do đó, tuy sản phẩm phong phú đa dạng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhiều nhu cầu của thị trường. Hoạt động Marketing chỉ dừng lại ở việc quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, hay tặng khách hàng những món quà mang logo của ACB, hay tài trợ cho một đội bóng mà chưa chú trọng đến các hoạt động quảng bá thương hiệu hữu hiệu hơn như các hoạt động từ thiện, tài trợ cho các giải thi đấu thể thao hay các đợt văn nghệ mang tính chất toàn quốc để thông qua đó, khách hàng biết đến ACB như là một ngân hàng hướng đến cộng đồng.

 Sản phẩm dịch vụ đa dạng nhưng chưa khai thác hết tính năng của nó

Hiện ACB có hơn 200 sản phẩm dịch vụ, được coi là ngân hàng có số lượng sản phẩm dịch vụ phong phú nhất. Tuy nhiên, một số sản phẩm dịch vụ vẫn chưa được nhiều người quan tâm nên doanh số bán sản phẩm dịch vụ đó vẫn còn thấp.

2.7 Phân tích chiến lược hiện tại mà ngân hàng đang áp dụng.

2.7.1 Sứ mệnh và viễn cảnh.

Sự hoàn hảo là điều ACB luôn nhắm đến: ACB hướng tới là nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính hoàn hảo cho khách hàng, danh mục đầu tư hoàn hảo của cổ đông, nơi tạo dựng nghề nghiệp hoàn hảo cho nhân viên, là một thành viên hoàn hảo của cộng đồng xã hội. “Sự hoàn hảo” là ước muốn mà mọi hoạt động của ACB luôn nhằm thực hiện.

2.7.1.2. Viễn cảnh:

ACB sẽ trở thành tập đoàn tài chính đa năng hàng đầu Việt Nam với hoạt động cốt lõi là ngân hàng thương mại bán lẻ, hoạt động năng động, sản phẩm phong phú, kênh phân phối đa dạng, dựa trên nền công nghệ hiện đại, kinh doanh an toàn, hiệu quả, tăng trưởng bền vững, đội ngũ nhân viên có đạo đức nghề nghiệp và chuyên môn cao.

Mục tiêu của ACB đến 2010-2011 là: chiếm từ trên 10% thị phần huy động, 5% thị phần cho vay của ngành ngân hàng Việt Nam. Quy mô hoạt động tương đương các ngân hàng khu vực: tổng tài sản đạt 11-12 tỷ USD, vốn chủ sở hữu trên 500 triệu USD, ROE duy trì ở mức 27%-30%, ROA bình quân trên 1,2%-1,5%.

2.7.2 Chiến lược:

Chiến lược tăng trưởng ngang: thể hiện qua ba hình thức.  Tăng trưởng thông qua mở rộng hoạt động.

Hiện nay trên phạm vi toàn quốc, ACB đang tích cực phát triển mạng lưới kênh phân phối tại thị trường mục tiêu, khu vực thành thị Việt Nam, đồng thời nghiên cứu và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới để cung cấp cho thị trường đang có và thị trường mới trong tình hình yêu cầu của khách hàng ngày càng tinh tế và phức tạp. Ngoài ra, khi điều kiện cho phép, ACB sẽ mở văn phòng đại diện tại Hoa Kỳ.

Tăng trưởng thông qua hợp tác, liên minh với các đối tác chiến lược.

Hiện nay, ACB đã xây dựng được mối quan hệ với các định chế tài chính khác, thí dụ như các tổ chức phát hành thẻ (Visa, MasterCard), các công ty bảo hiểm (Prudential, AIA, Bảo Việt, Bảo Long), chuyển tiền Western Union, các ngân hàng bạn (Banknet), các đại lý chấp nhận thẻ, đại lý chi trả kiều hối, v.v. Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng, ACB đang quan hệ hợp tác với các định chế tài chính và các doanh nghiệp khác để cùng nghiên cứu phát triển các sản phẩm tài chính mới và ưu việt cho khách hàng mục tiêu, mở rộng hệ thống kênh phân phối đa dạng. Đặc biệt, ACB đã có một đối tác chiến lược là SCB, Ngân hàng nổi tiếng về các sản phẩm của ngân hàng bán lẻ và ACB đang nỗ lực tham khảo kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn cũng như công nghệ của các đối tác để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình cho quá trình hội nhập.

Tăng trưởng thông qua hợp nhất và sáp nhập.

không cơ học này và thực hiện chiến lược hợp nhất và sáp nhập khi điều kiện cho phép.  Đa dạng hóa.

Đa dạng hóa là một chiến lược tăng trưởng khác mà ACB quan tâm thực hiện, ACB đã có Công ty ACBS, Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản (ACBA), đang chuẩn bị thành lập Công ty Cho thuê tài chính và Công ty Quản lý quỹ. Với vị thế cạnh tranh đã được thiết lập khá vững chắc trên thị trường, trong thời gian sắp tới, ACB có thể xem xét thực hiện chiến lược đa dạng hóa tập trung để từng bước trở thành nhà cung cấp dịch vụ tài chính toàn diện thông qua các hoạt động sau đây:

- Cung cấp và tăng cường quan hệ hợp tác với các công ty bảo hiểm để phối hợp cung cấp các giải pháp tài chính cho khách hàng.

- Nghiên cứu thành lập công ty thẻ (phát triển từ trung tâm thẻ hiện nay), công ty tài trợ mua xe.

- Nghiên cứu khả năng thực hiện hoạt động dịch vụ ngân hàng đầu tư.

2.7.3 Ưu và hạn chế của chiến lược hiện tại.

2.7.3.1 Ưu điểm :

Chiến lược tăng trưởng ngang và đa dạng hoá mà ACB đề ra phù hợp với xu thế phát triển hiện tại của các ngân hàng.

2.7.3.2 Hạn chế :

- Chưa chú trọng phát triển các năng lực cốt lõi như là một chiến lược trọng tâm để nâng cao năng lực cạnh tranh.

- Chưa tính đến sự thay đổi của các nhân tố vĩ mô lẫn vi mô ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng để đưa ra chiến lược.

- Chỉ đưa ra các chiến trung và dài hạn chưa chú trọng đến các chiến lược mang tính chức năng.

2.8. Những thay đổi của môi trường ảnh hướng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng Á Châu. ngân hàng Á Châu.

2.8.1 Môi trường vĩ mô :

2.8.1.1 Môi trường kinh tế

 Nền kinh tế tăng trưởng cao, ổn định và được nhiều chuyên gia dự báo sẽ tiếp tục duy trì trong vài năm tới.

Tốc độ tăng trưởng GDP7.1 7.4 7.5

Một phần của tài liệu Những vấn đề lý luận về cạnh tranh, chiến lược cạnh tranh và tăng cường năng lực cạnh tranh ngân hàng.doc (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w