CÁC KẾT LUẬN CHÍNH CỦA LUẬN ÁN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy hoạch quản lý chất thải rắn quy mô cấp huyện áp dụng cho huyện Thủy Nguyên - thành phố Hải Phòng đến năm 2025 (Trang 26 - 28)

Từ các kết quả nghiên cứu của Luận án về quy hoạch QLCTR của huyện Thủy Nguyên, tp Hải Phòng đến năm 2025, các nội dung đã được nghiên cứu xây dựng một cách khoa học, bài bản, đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu của Luận án đề rạ Cụ thể:

1. Trong luận án, tác giả đã đánh giá được thực trạng về công tác quy hoạch QLCTR của thế giới và ở Việt Nam, qua đó đánh giá được những mặt còn tồn tại, hạn chế, bất cập trong quy hoạch QLCTR như: chưa có cách tiếp cận khoa học, chưa làm rõ mối quan hệ giữa nguồn thải, các tuyến điểm thu gom vận chuyển CTR và lựa chọn địa điểm khu xử lý CTR; sự gắn kết giữa quy hoạch QLCTR với quy hoạch phát triển KT-XH, quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch khác; thiếu quy trình cụ thể có tính hệ thống, thiếu một bộ tiêu chí đảm bảo tính khoa học và thực tiễn, chưa có sự thống nhất các phương pháp đánh giá và sự phối kết hợp giữa các thành phần liên quan, cơ sở pháp lý còn bộc lộ những hạn chế, thiếu tính thực tiễn ...

2. Việc nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực tiễn về quy hoạch QLCTR, phương pháp tiếp cận giữa phong tục tập quán và xu thế phát triển KT- XH cùng với các yêu cầu của các yếu tố về điều kiện tự nhiên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, nhưng đảm bảo tiết kiệm chi phí nhằm đề xuất giải pháp lựa chọn quy hoạch QLCTR hiệu quả và quy trình lựa chọn địa điểm khu xử lý CTR theo tiêu chí lồng ghép các yếu tố của phát triển bền vững: kinh

27

tế, xã hội và môi trường, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên đất. Từ đó luận án đã xây dựng được các luận cứ làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch QLCTR ở quy mô cấp huyện. Luận án cũng đã xác lập các mục tiêu về quy hoạch QLCTR (giảm thiểu tác động môi trường và sức khỏe, giảm thiểu tác động xã hội, giảm thiểu tác động kinh tế, giảm thiểu tác động sử dụng đất) với 11 mục tiêu, làm cơ sở đề xuất bộ tiêu chí, gồm 4 nhóm tiêu chí về môi trường vật lý, môi trường kinh tế, môi trường sinh học và văn hóa - xã hội, với 20 tiêu chí, trong đó bao gồm những tiêu chí mới về an sinh xã hội, hiệu quả kinh tế và phù hợp với biến đổi khí hậụ

Với các nguyên tắc cơ bản theo thứ tự ưu tiên được đề xuất có thể là cơ sở khoa học cho việc lựa chọn địa điểm khu xử lý CTR tối ưụ

Luận án cũng đã tổng kết các phương pháp, công nghệ trong quy hoạch, quản lý, xử lý CTR, từ đó đã đề xuất áp dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích đánh giá theo thang cho điểm đa tiêu chí phù hợp với điều kiện của nông thôn Việt Nam; đồng thời luận án cũng đã đề xuất quy trình lựa chọn khu xử lý CTR.

3. Từ kết quả đánh giá tương đối toàn diện và sát thực, cung cấp được các số liệu đầu vào cần thiết phục vụ cho việc lập quy hoạch, Luận án đã đánh giá được hiện trạng và dự báo về CTR của huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. Cụ thể là hiện nay khối lượng CTR phát sinh từ sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp tại các huyện là rất lớn, tuy nhiên chưa có biện pháp quản lý đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường. Việc CTR không được quản lý xả thải ra môi trường đang gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường nông thôn. Dựa vào các luận cứ, các tiêu chí đã xây dựng, luận án đã vận dụng vào điều kiện cụ thể của huyện Thuỷ Nguyên thành phố Hải Phòng để xây dựng quy hoạch QLCTR cho Huyện đến năm 2025 có cở sở khoa học và mang tính khả thị Luận án đã đưa ra cơ sở lý luận và xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá mức độ phù hợp của các điểm dự kiến xây dựng khu xử lý CTR ở huyện Thủy Nguyên. Các tiêu chí được xây dựng đảm bảo tính khoa học và đã xét tới các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường cũng như tác động qua lại của các yếu tố này; trên cơ sở phân tích, đánh giá, đã xác định được địa điểm quy hoạch khu xử lý CTR cho huyện ở xã Gia Minh, bố trí các điểm thu gom, tuyến thu gom, vận chuyển phù hợp với đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của huyện.

4. Từ các công nghệ xử lý CTR sinh hoạt đang được áp dụng phổ biến trên thế giới và Việt Nam, Luận án đã đề xuất công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh là phương pháp phù hợp nhất cho các huyện trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. Các công nghệ xử lý CTR hiện đại hơn như thiêu đốt, sản xuất năng lượng từ rác cũng cần được quan tâm, nhất là trong giai đoạn sau năm 2020.

5. Luận án cũng đã đánh giá, lựa chọn các công nghệ xử lý CTR phù hợp với điều kiện của huyện và đáp ứng được Chiến lươc quốc gia quản lý tổng hợp CTR đến 2025, tầm nhìn 2050; đề xuất một số giải pháp và chính sách KT-XH trong việc quy hoạch quản lý và xử lý CTR cho huyện Thuỷ Nguyên, xác định lộ trình thực hiện hợp lý.

KIẾN NGHỊ

Từ các kết quả nghiên cứu của Luận án, chúng tôi xin kiến nghị một số nội dung sau:

1. Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện bộ tiêu chí phù hợp với mỗi huyện khác nhau, để đưa ra bộ tiêu chí chung cho mỗi khu vực tùy thuộc vào cáo yếu tố của môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hộị

2. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước cần rà soát hệ thống văn bản pháp quy liên quan đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ tránh mâu thuận xúng đột pháp lý để lựa chọn phương án phù hợp trong qui hoạch quản lý CTR và lựa chọn địa điểm khu xử lý chất thải rắn cũng như công nghệ xử lý CTR nông thôn phù hợp ở Việt Nam.

3. Cần có sự lồng ghép, gắn kết giữa quy hoạch quản lý CTR với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các qui hoạch chuyên ngành khác để tạo ra sự đồng bộ tránh chồng chéọ Tăng cường công tác truyền thông để nâng cao nhận thực cộng đồng về quy hoạch quản lý CTR đảm bảo về mặt môi trường.

4. Huyện Thủy Nguyên cần xem xét quyết định việc lập qui hoạch các tuyên điểm thu gom, vận chuyển CTR; đồng thời xây dựng khu xử lý CTR tại xã Gia Minh theo kết quả nghiên cứu của Luận án đã đề xuất do vì đã đảm bảo các đặc điểm về địa chất thủy văn, địa chất công trình, lựa chọn công nghệ, thiết kế và tính toán kinh tế chi tiết (bao gồm cả giải pháp giải phóng mặt bằng, xây dựng khu xử lý, tuyến đường, vận chuyển, hỗ trợ xã hội và hoạt động xử lý CTR). Mặt khác, cần thực hiện tốt các giải pháp thiết kế, xây dựng các khu xử lý chất thải rắn, sử dụng công nghệ tiên tiến và thực hiện tốt các giải pháp kỹ thuật để kiểm soát ô nhiễm, kế hoạch quản lý, quan trắc môi trường v.v... không gây ảnh hưởng tới môi trường khu vực.

5. Cần nghiên cứu để triển khai nội dung qui hoạch CTR từ mô hình huyện Thủy Nguyên cho các huyện ngoại thành khác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy hoạch quản lý chất thải rắn quy mô cấp huyện áp dụng cho huyện Thủy Nguyên - thành phố Hải Phòng đến năm 2025 (Trang 26 - 28)