Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng:

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay.doc.DOC (Trang 29 - 31)

2. Đánh giá tình hình rủi ro tín dụng ở các ngân hàng th ơng mại Việt Nam

3.2.1 Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng:

Quyết định số 48/1999/QĐ-NHNN ngày 8 tháng 2 năm 1999 của Thống đốc NHNN “Ban hành quy định về việc phân loại tài sản “Có” trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của các TCTD”, là một hệ thống quy định các giải pháp thực thi chủ trơng lớn của Đảng và Nhà nớc, là hành lang pháp lý đảm bảo cho các TCTD hoạt động an toàn, chủ động xử lý các trờng hợp rủi ro. Hoạt động ngân hàng trong cơ chế thị trờng tiềm ẩn đầy rẫy rủi ro. Bởi vậy có cơ chế trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro là chủ trơng cực kì sát hợp, đáp ứng kịp thời đòi hỏi bức bách trong thực tiễn, tháo gỡ đợc một khâu ách tắc cực kì có ý nghĩa trong hoạt động của các TCTD ở nớc ta hiện nay.

Những quy định mới ban hành đã cung cấp cho các TCTD án dụng thống nhất cách thức phân loại tài sản”Có” làm căn cứ xác định mức độ rủi ro của các tài sản “Có”, để tìm kiếm biện pháp ngăn ngừa và khắc phục. Đồng thời, TCTD còn đợc quyền chủ động xử lý nếu tài sản “Có” ấy thực sự đã rủi ro. Điều này đã giải toả tâm lý lo sợ hình sự hoá quan hệ dân sự các hoạt động ngân hàng đã phát sinh và tồn tại trong thời gian gần đây.

Song, bên cạnh những tác dụng tích cực, vẫn còn một số quy định khi triển khai trong thực tế vấp phải những vớng mắc, nổi cộm, biểu hiện trên các mặt chủ yếu sau:

1. Việc phân loại tài sản có và trích lập dự phòng phải tiến hành ngay từ đầu năm, có nghĩa là cơ sở để phân loại phải là tài sản có tại thời điểm 31 tháng 12 năm trớc. Phần giá trị tài sản có không có khả năng thu hồi đợc bằng việc tính

tóan theo các chuẩn mực quy định là những tài sản có dấu hiệu rủi ro tín dụng đã phát sinh từ năm trớc nhng lại hạch toán lợng giá trị đó vào chi phí thuộc tài khoá năm hiện hành. Nh vậy, chẳng khác gì lấy thu nhập tài chính của năm hiện hành để lập dự phòng rủi ro tín dụng cho những năm trớc. Điều nghịch lý này sẽ làm tăng thêm ghánh nặng tài chính cho hoạt động cuả năm hiện hành.

2. Việc trích lập dự phòng phải tiến hành ngay trong vòng 25 ngày làm việc đầu tiên của mỗi năm, nghĩa là phần giá trị dự phòng rủi ro tín dụng tính đợc qua phân loại tài sản có đến cuối năm trớc phải đợc ghi vào chi phí ngay từ những ngày đầu năm hiện hành dù cho cha có thu tài chính. Vào thời điểm này, thờng các TCTD cha có thu tài chính hoặc thu nhập còn rất hạn hẹp. Nh vậy, trong các trờng hợp đó xảy ra tình trạng chi trớc, thu saudẫn đến kết quả tài chính thua lỗ.

3. Giá trị dự phòng rủi ro tín dụng phải trích lập theo những tỷ lệ cố định cho từng nhóm tài sản có qua phân loại nh:

Đối với loại tài sản hoạt động cấp tín dụng đợc chia làm 4 nhóm, trong đó chỉ trích lập dự phòng 3 nhóm gồm các khoản đã quá hạn thanh tóan theo cấp độ thời gian quá hạn và ấn định các tỷ lệ trích lập tơng ứng:20%, 50%, và 100% (điều 6). Điều này cho thấy nếu không có nợ quá hạn thì không lập dự phòng, hoặc nếu nợ quá hạn càng lớn và cấp độ quá hạn càng dài thì giá trị dự phòng phải trích lập càng lớn với giới hạn tối đa theo lý thuyết là 100% giá trị tài sản có hoạt động cấp tín dụng bị quá hạn. Nh vậy, nếu giá trị trích lập dự phòng rủi ro lớn tới mức vợt quá thu nhập ròng của tài khoá năm hiện hành thì vô hình chung, đơn vị hoặc TCTD đã dự phòng bằng cái không có. Mặt khác, nếu đầu năm, qua phân loại tài sản có dù không nợ quá hạn cũng không chắc chắn là không có sự bùng nổ rủi ro tín dụng cần đợc giải quyết trong năm.

4. Số tiền dự phòng sau khi xử lý rủi ro còn lại tại thời điểm 31/12 hàng năm, TCTD phải hoàn lại để giảm số tiền dự phòng đã trích. Điều này chẳng khác

gì TCTD đợc phép trích lập dự phòng rủi ro tín dụng nhng không đợc phép dự trữ tài chính trong việc trích lập ấy.

Một phần của tài liệu Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay.doc.DOC (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w