NHU CẦU VỐN CỦA NÔNG DÂN VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu Những vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại.doc (Trang 50 - 53)

ĐẾN NĂM 2007 4.1 TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN

4.6 NHU CẦU VỐN CỦA NÔNG DÂN VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG

CỦA NGÂN HÀNG

Theo quy định của NHNN trong cho vay ngắn hạn thì Ngân hàng sẽ đáp ứng tối đa là 90% tổng nhu cầu vốn của dự án, 10% còn lại là của chủ dự án đóng góp. Sau đây là tình hình chi phí và khả năng đáp ứng vốn tín dụng của Ngân hàng.

Tình hình chi phí SXNN một số ngành trên 1ha đất (mặt nước).

Bảng 19: Tình hình chi phí sản xuất một số ngành nông nghiệp và khả năng đáp ứng vốn vay của Ngân hàng năm 2007.

ĐVT: Ngàn đồng

Chỉ tiêu Tổng chi phí Vốn tự có Nhu cầu vay Thực vay So sánh (%)

Trồng lúa 11.000 1.100 9.900 9.900 100

Trồng nhãn 23.600 2.360 21.240 21.240 100

Trồng đậu nành 11.800 1.180 10.620 10.620 100

Nuôi cá tra 3.745.000 374.500 3.370.500 3.370.500 100

Nguồn: Phòng kế hoạch & kinh doanh

Tình hình chi phí của các hộ SXNN năm 2007 là tăng cao rất nhiều so với những năm trước. Qua bảng trên ta thấy tình hình chi phí sản xuất lúa của người dân tương đối tăng so với các năm trước. Năm 2006 chi phí canh tác 1ha lúa khoảng 7 triệu đồng thì giờ đây chi phí này tăng lên 11 triệu đồng. Chính vì vậy mà nhu cầu vốn của nông dân cũng tăng lên. Nếu khách hàng có đủ điều kiện thì Ngân hàng sẽ cho vay tối đa là 9.900.000 đồng còn lại 1.100.000 đồng là vốn của nông dân.

Chi phí trồng nhãn tiêu da bò là khá cao so với trồng lúa, vì muốn trái nhãn được sáng, to đủ tiêu chuẩn không bị rớt xuống hàng sấy thì phải cần rất nhiều phân bón và thuốc trừ sâu bệnh. Ta thấy chi phí trồng nhãn trên 1ha là 23.600.000 đồng, trong đó vốn của Ngân hàng sẽ là 21.240.000 đồng còn lại 2.360.000 đồng là phần đóng góp của chủ vườn.

Vốn để đầu tư cho trồng đậu nành cũng tương đương với trồng lúa, thường thì người dân canh tác đậu nành vào mùa hè thu trên đất ruộng, hiệu quả kinh tế thường cao hơn trồng lúa, tuy nhiên lại tốn công lao động hơn vì đậu nành là loại thu hoạch nhiều lần.

Trong các ngành nghề SXNN thì nuôi trồng thủy sản như phần trước đã trình bày có chi phí cao nhất đặc biệt là nuôi các loại cá da trơn như cá tra. Qua tình hình chi phí ở bảng trên ta thấy chi phí nuôi cá tra bãi bồi cao gấp nhiều lần so với trồng lúa và trồng nhãn tiêu da bò. Cụ thể để nuôi 1ha cá tra thì chi phí phải bỏ ra là 3.745.000.000 đồng. Nếu có đủ điều kiện vay vốn thì Ngân hàng sẽ cho vay tối đa là 3.370.500.000 đồng, còn lại là 374.500.000 đồng do người nuôi tự lo.

Khả năng đáp ứng vốn tín dụng của Ngân hàng là rất tốt luôn đạt 100% nhu cầu của nông dân, không có chuyện thiếu vốn cho vay tại chi nhánh. Nguyên nhân là Ngân hàng luôn biết được xu hướng cần vốn của người dân trong huyện và có kế hoạch xin điều chuyển chuyển vốn hợp lý theo từng thời kỳ nhất định. Điều này

thể hiện sự linh hoạt trong đáp ứng nguồn vốn cho vay của Ngân hàng. Đây là công việc hết sức quan trọng, nếu làm không tốt thì Ngân hàng rất dễ lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, thiếu vốn cho vay, không thể đáp ứng vốn tín dụng cho người dân, ảnh hưởng đến chu kỳ sản xuất, gây thiệt hại cho họ, ảnh hưởng đến đời sống dân cư. Tình hình chi phí ở bảng 19 là mang tính đại diện, thực tế chi phí còn tùy thuộc vào từng hộ sản xuất có phương pháp tiết kiệm chi phí riêng, tùy độ phì nhiêu của đất, khả năng kháng bệnh của cây con giống, tình hình kinh tế của gia đình mà nhu cầu vay vốn của họ cũng khác, nếu gia đình làm ăn có lãi, có khả năng kinh tế thì thường vốn tự có tham gia trong dự án là lớn hơn 10% khi đó nhu cầu vốn vay của họ giảm xuống và đương nhiên Ngân hàng cho vay ít lại.

CHƯƠNG 5

Một phần của tài liệu Những vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại.doc (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w