Giải pháp cho vấn đề cán cân thanh toán Việt Nam

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÁN CÂN THANH TOÁN VIỆT NAM TỪ 2007 - 2010 (2).docx (Trang 58 - 62)

C. TÌNH HÌNH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 VÀ GIẢI PHÁP

2. Giải pháp cho vấn đề cán cân thanh toán Việt Nam

1. Tiếp tục phá giá nội tệ giúp cải thiện cán cân thanh toán. Đồng thời, thắt chặt tài

khóa và tiền tệ để đưa nền kinh tế về điểm cân bằng hơn.

Ưu điểm: tháo gỡ dần nút thắt đồng nội tệ định giá quá cao, đưa nền kinh tế về đúng mức cung cầu của thị trường. Nhược điểm: trong ngắn hạn, lạm phát tăng mạnh và sản lượng giảm, rủi ro nợ công tăng cao.

2. Kiểm soát tỷ giá tăng chậm hoặc cố định, kiên quyết thắt chặt tài khóa và tiền tệ

với liều lượng vừa đủ và thích hợp. Ưu điểm: lạm phát giảm mạnh, cán cân thanh toán được cải thiện.

Nhược điểm: sản lượng giảm mạnh, tăng trưởng kinh tế yếu. Nguồn lực hỗ trợ kiểm soát tỷ giá không có. Chính sách tài khóa và tiền tệ phải hỗ trợ cho nhau chính xác về mặt định lượng và đúng thời điểm. Việc định giá nội tệ quá cao còn tiềm ẩn những rủi ro trong tương lai.

3. Các giải pháp về hành chính: thu hút lượng vốn vào nhiều (nhưng phải hiệu quả),

giảm kiểm soát vốn (kiểm soát ít giúp cải thiện cán cân thanh toán nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro tài chính mang tính quốc gia), tăng cường các hoạt động hỗ trợ cho xuất khẩu, giảm nhập khẩu,...

4. Các giải pháp về dài hạn bao gồm tái cấu trúc kinh tế để đẩy mạnh giá trị xuất khẩu, và giảm dần kỳ vọng lạm phát, lấy lại niềm tin vào nhà điều hành chính sách.

Nhìn chung, các giải pháp triệt để giúp giải quyết bài toán cán cân thanh toán và lạm phát chỉ có thể hoàn thành trong dài hạn do phải tái cấu trúc nền kinh tế, giải quyết bài toán hai tỷ giá và giảm dần kỳ vọng lạm phát của người dân.

Do đó, công cụ Chính phủ phải đặc biệt quan tâm trong ngắn hạn đó là chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Giữa hai chính sách này phải có sự phân công và hỗ trợ cho nhau trong mọi hoàn cảnh kinh tế.

Mới đây, Thống đốc Nguyễn Văn Bình khẳng định, vấn đề tỷ giá và các vấn đề ngoại hối được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đặt ưu tiên số 1 và là trọng tâm của chính sách tiền tệ cuối năm nay. Thống đốc đưa ra 2 nhóm giải pháp cụ thể.

Thứ nhất, điều hành chính sách tiền tệ phù hợp với tiền đồng sao cho trong lưu thông có 1

lượng tiền đồng hợp lý, không dư thừa như khoảng thời gian trước đây, tức không tạo điều kiện cho việc găm giữ ngoại tệ.

Thứ hai, tạo ra mặt bằng lãi suất giữa ngoại tệ và VND hợp lý, theo hướng có lợi cho

VND, góp phần khuyến khích người dân và doanh nghiệp nắm giữ tài sản dưới dạng VND chứ ko phải ngoại tệ.

Thống đốc cũng cho biết, nếu quản lý tốt thị trường ngoại hối thì cán cân thanh toán có thể thặng dư 2,5 tỷ USD.

LỜI KẾT

Trong 25 năm đổi mới và mở cửa kinh tế, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trung bình của Việt Nam đạt trên 20% là nhân tố quan trọng giúp Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong một thời gian dài đạt mức trung bình khoảng 7%/năm. Khác với một số nước ASEAN như Singapore, Malaysia, Thái Lan đã trải qua thời kỳ tích tụ tư bản nhằm tạo lập vốn, Việt Nam đang ở giai đoạn nước rút nhằm tạo lập vốn cho nền kinh tế với tốc độ đầu tư không ngừng tăng lên. Chính vì vậy, trước khi Việt Nam có thể chuyển sang giai đoạn xuất siêu như các nước đi trước, chúng ta không thể không trải qua thời kỳ tích lũy vốn, thu hút đầu tư trong và ngoài nước kèm theo nhu cầu nhập khẩu tăng cao. Vì vậy, trong giai đoạn 2001 - 2010, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng năm, vẫn duy trì ở mức cao, trung bình đạt 19,2%. Thâm hụt thương mại trong giai đoạn trước 2007 chủ yếu được bù đắp bởi thặng dư hạng mục vốn trên cán cân thanh toán quốc tế nhờ tăng trưởng đầu tư trực tiếp và gián tiếp. Kể từ năm 2008, khủng hoảng tài chính toàn cầu đã có những ảnh hưởng tiêu cực tới tốc độ tăng trưởng luồng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và gây sức ép làm phá giá tiền đồng.

Nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nặng nề vào nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu đầu vào từ các nước trong khu vực. Do phần lớn hàng hóa nhập khẩu là đầu vào thiết yếu phục vụ sản xuất đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, khi giá cả các mặt hàng hóa này tăng lên, Việt Nam vẫn buộc phải sử dụng, dẫn đến đẩy chi phí đầu vào trong nước làm tăng giá hàng trong nước và hàng xuất khẩu. Tình trạng nhập khẩu lạm phát được thể hiện rõ nét qua nghiên cứu biến động chỉ số giá cả hàng hóa nhập khẩu trong năm 2010.

Nếu xét trên mô hình tổng cầu, tăng xuất khẩu sẽ làm tăng GDP, nhưng đồng thời cũng kéo theo tăng nhập khẩu phục vụ xuất khẩu làm giảm GDP. Trên thực tế, chúng ta luôn ở trong tình trạng nhập siêu, nên phần đóng góp trực tiếp của khu vực xuất nhập khẩu vào GDP là âm. Tuy nhiên, xét tỷ trọng hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam có thể nhận thấy phần lớn hàng nhập khẩu là để phục vụ sản xuất và được bù đắp bởi chi đầu tư. Bên cạnh đó, sản xuất xuất khẩu tạo ra công ăn việc làm, giải quyết thu nhập cho một bộ phận lớn dân số và gián tiếp đóng góp vào GDP thông qua chi tiêu dùng của bộ phận dân số này. Hơn nữa, khu vực sản xuất trong nước còn thu được lợi ích lan tỏa nhờ vào việc chuyển giao công nghệ thông qua đầu tư của nước ngoài và nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực này. Đồng thời, thông qua áp lực cạnh tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài và khu vực xuất khẩu năng động, năng lực cạnh tranh của khu vực sản xuất trong nước cũng được cải thiện.

Để giảm tác động tiêu cực của nhập khẩu lạm phát, Chính phủ cần thực hiện các biện pháp để cân bằng cán cân thanh toán thông qua cải thiện môi trường đầu tư để thu hút dòng vốn nước ngoài và hạn chế nhập khẩu tạm thời và thúc đẩy xuất khẩu nhằm mục đích giảm tác động trực tiếp của thâm hụt thương mại tới cán

cân thanh toán. Để thực hiện được điều này, Chính phủ cần phải phối hợp đồng loạt các biện pháp chính trong đó quan trọng nhất là chính sách tỷ giá và cải thiện hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

TÀI LIỆU THAM KHẢOwww.bee.net.vn www.bee.net.vn www.thesaigontimes.vn http://vnexpress.net/ http://vneconomy.vn/ http://cafef.vn/ http://www.sbv.gov.vn/wps/portal/vn http://ebank.vnexpress.net/ http://www.stockbiz.vn/ http://doanhnhansaigon.vn/ http://www.tinkinhte.com/ http://hcmshare.com/vn/ Nguồn số liệu từ IMF

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÁN CÂN THANH TOÁN VIỆT NAM TỪ 2007 - 2010 (2).docx (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w