Xử lý tín dụng có vấn đề

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình Logit trong xếp hạng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh – chi nhánh Ngô Quyền.doc (Trang 28 - 30)

Mặc dù hầu hết các ngân hàng đã xây dựng một cơ chế bảo đảm an toàn tín dụng, nhưng điều không thể tránh khỏi là một số khoản tín dụng có vấn đề thường gồm các trường hợp như: (i) người vay không thể trả nợ đúng hạn một hay nhiều kỳ, (ii) tài sản bảo đảm tín dụng bị giảm giá đáng kể. Trong khi nội dung tín dụng có vấn đề ít nhiều là khác nhau trong các tình huống khác nhau, nhưng một số đặc điểm trung cho hầu hết các khoản tín dụng có vấn đề có thể nêu ra như sau:

i) Sự trậm trễ bất thường và không có lý do trong việc cung cấp các báo cáo tài chính và trả nợ theo lịch đã thỏa thuận: hoặc chậm trễ trong việc liên lạc với cán bộ tín dụng.

ii) Đối với tín dụng doanh nghiệp, bất cứ một sự thay đổi bất thường nào trong phương thức hạch toán khấu hao, kế hoạch trả lương và phụ cấp, giá trị hàng tồn kho, tài khoản thuế và thu nhập.

iii) Đối với tín dụng doanh nghiệp, việc cơ cấu lại nợ hay hạn chế thanh toán cổ tức, hoặc có sự thay đổi vị trí xếp hạng tín nhiệm.

iv) Giá cổ phiếu của công ty thay đổi bất lợi.

v) Thu nhập ròng giảm đi trong một hay nhiều năm, đặc biệt là các chỉ tiêu như là: tỷ lệ sinh lời trên vốn cổ phần ( ROE), tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản ( ROA), hay lợi tức trước thuế và lãi suất (EBIT).

vi) Những thay đổi bất lợi trong cơ cấu của nguồn vốn ( chỉ tiêu vốn cổ phần trên nợ vay), thanh khoản ( chỉ tiêu thanh khoản hiện hành ), hay mức độ hoạt động.

vii) Những thay đổi bất ngờ, ngoài dự kiến và không có lý do đối với số dư tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng.

Vì vậy ngân hàng phải làm gì khi tín dụng có vấn đề? Sau đây là một số giải pháp nhằm thu hồi những khoản tín dụng có vấn đề:

i) Luôn luôn đặt ra mục tiêu là: Tận dụng tối đa các cơ hội để thu hồi đầy đủ nợ đã cho vay.

ii) Khẩn trương khám phá và báo cáo kịp thời mọi vấn đề thực chất liên quan đến tín dụng, mọi trậm trễ đều có thể làm cho tín dụng trở nên xấu hơn.

iii) Trách nhiệm sử lý tín dụng có vấn đề phải được độc lập với chức năng cho vay nhằm tránh những xung đột có thể xảy ra đối với quan điểm của cán bộ tín dụng trực tiếp cho vay.

iv) Xử lý tín dụng cần hội ý khẩn với các khách hàng về các giải pháp có thể, đặc biệt là tinh giảm chi phí, tăng nguồn thu, và tăng cường cải tiến công tác quản lý.

v) Dự tính những nguồn có thể dùng để thu nợ có vấn đề ( gồm nguồn thu từ thanh lý tài sản và số dư tiền gửi tại ngân hàng).

vi) Cần tiến hành nghiên cứu về nghĩa vụ thuế và những tranh chấp xem khách hàng có còn nghĩa vụ tài chính nào chưa thực hiện.

vii) Đối với doanh nghiệp, cần đánh giá về chất lượng, năng lực và sự nhất quán trong quản lý, đồng thời trực tiếp tiến hành khảo sát các hoạt động và các tài sản của doanh nghiệp.

viii) Cần phải cân nhắc mọi phương án có thể để hoàn thành việc thu hồi nợ có vấn đề, gồm cả việc thỏa thuận gia hạn nợ tạm thời nếu khách hàng chỉ gặp khó khăn trước mắt, hoặc tìm kiếm giải pháp nhằm tăng cường lưu chuyển tiền tệ cho khách hàng.

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình Logit trong xếp hạng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh – chi nhánh Ngô Quyền.doc (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w