Địa điểm xây dựng dự án

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á ( NASB ).DOC (Trang 36)

III. Thực trạng thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á

5. Nội dung thẩm định dự án

5.3.2. Địa điểm xây dựng dự án

Xem xét,đánh giá địa điểm có thuận lợi về mặt giao thông không, có gần với các nguồn cung cấp nguyên vật liệu, điện nước về thị trường tiêu thụ không, hay có nằm trong quy hoạch không. Xem xét cơ sở vật chất , hạ tầng hiện có của địa điểm đầu tư thế nào, đánh giá và so sánh chi phí đầu tư so với các dự án tương tự ở địa điểm khác.Ngoài ra, phải thẩm định địa điểm đầu tư có ảnh hưởng lớn đến vốn đầu tư của dự án cũng như ảnh hưởng đến giá thành, sức cạnh tranh nếu xa thị trường nguyên vật

liệu tiêu thụ và mặt bằng có phù hợp với quy mô hiện tại và dự phòng cho phát triển mởi rộng trong tương lai đạt yêu cầu vệ sinh công nghiệp, xử lý ô nhiễm môi trường, phòng cháy chữa cháy….

5.3.3. Công nghệ và trang thiết bị

 Công nghệ có phù hợp với trình độ hiện đại của đất nước hay không, có đảm

bảo cho chủ đầu tư nắm bắt và vận hành được công nghệ hay không.

 Uy tín của nhà cung cấp thiết bị, các nhà cung cấp trang thiết bị có chuyên sản xuất các thiết bị của dự án hay không .

-  Quy trình công nghệ có hiện đại không, ở mức độ nào của thế

giới.

 Xem xét, đánh giá về công suất, số lượng, quy cách, chủng loại danh mục máy

móc thiết bị này có đáp ứng được hay không và giá cả thiết bị, phương thức thanh toán có hợp lý, đánh ngờ không.

Đối với thiết bị nhập ngoại cần qua đấu thầu cạnh tranh quốc tế hoặc chọn nhà thầu nhằm đảm bảo chất lượng và giá cả. Kiểm tra các hợp đồng cung ứng, các bên chào hàng, các điều kiện giao hàng, thời gian giao hàng, phương thức thanh toán, tránh sơ hở, thiệt hại cho chủ đầu tư và ngân hàng.

Khi đánh giá về mặt công nghệ, thiết bị, ngoài việc dựa vào kinh nghiệm, sự hiểu biết đã tích lũy thi cán bộ thẩm định cần tham khảo các nhà chuyên môn, trong trường hợp cần thiết có thể đề xuất với lãnh đạo thuê tư vấn chuyên ngành để việc thẩm định được chính xác và cụ thể.

5.3.4. Quy mô và giải pháp xây dựng

- Xem xét quy mô xây dựng và giải pháp kiến trúc có phù hợp với dự án

không, có tận dụng được các cơ sở vật chất hiện có không.

- Tiến độ thi công có phù hợp với việc cung cấp máy móc thiết bị, có phù

hợp với thực tế không.

- Tổng dự toán/ dự toán của từng hạng mục công trình, xem có hạng mục

nào cần đầu tư mà chưa được dự tính hay không, có hạng mục nào không thực sự cần thiết hay chưa cần thiết phải đầu tư hay không.

- Vấn đề hạ tầng cơ sở, giao thông, cấp thoát nươc….

5.3.5. Thẩm định việc nhập nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào khác.

- Kiểm tra việc tính toán tổng nhu cầu hàng năm về nguyên vật liệu chủ yếu, nước, điện…trên cơ sở các định mức kinh tế kĩ thuật so sánh với các mức tiêu hao thực tế.

- Đối với nguyên vật liệu thời vụ hoặc nhập khẩu cần tính toán mức dự trữ hợp lý để đảm bảo cung cấp thường xuyên, tránh lãng phí.

- Đối với nguyên vật liệu nhập khẩu hoặc khan hiếm cần xem xét khả năng cung ứng thực tế trong và ngoài nước thông qua các hợp đồng hoặc văn bản cảm kết của doanh nghiệp và nhà cung cấp về số lượng, quy cách, giá cả ,điều kiện giao hàng, thanh toán…

- Đối với các dự án khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản phải kiểm tra tính toán đúng đắn của các tài liệu điều tra, thăm dò khảo sát, giấy phép khai thác khoáng sản của các cấp có thẩm quyền để đảm bảo dự án hoạt động lâu dài.

5.4. Thẩm định tổ chức điều hành dự án.

Đánh giá, xem xét kinh nghiệm, trình độ của tổ chức vận hành của chủ đầu tư dự án. Đánh giá sự hiểu biết, kinh nghiệm của khách hàng đối với việc tiếp cận, điều hành thiết bị , công nghệ mới của dự án. Ngoài ra, còn phải xem xét năng lực, uy tín của các nhà thầu như tư vấn, thi công, cung cấp trang thiết bị công nghệ, hay khả năng ứng xử của khách hàng htees nào khi thị trường dự kiến bị mất và đánh giá về nguồn nhân lực của dự án, số lượng lao động mà dự án cần, đòi hỏi về tay nghề , trình độ kĩ thuật, kế hoạch đào tạo và khả năng cung ứng nguồn nhân lực cho dự án.

5.5. Thẩm định tài chính dự án.

Yếu tố quyết định trực tiếp đến việc lựa chọn các dự án đầu tư là lợi nhuận của dự án. Cho nên trước khi quyết định bỏ vốn đầu tư thì chủ đầu tư và ngân hàng thường sử dụng phương pháp phân tích tài chính để thẩm định tài chính dự án.Kết quả của thẩm định tài chính dự án là một trong những điều kiện quan trọng để cho biết dự án có khả năng thu hồi nợ vay hay không và dự án có thể được triển khai thực hiện.Việc thẩm đinh tài chính dựa trên cơ sở phân tích tổng vốn đầu tư và tính khả thi của phương án nguồn vốn, tính toán các chỉ tiêu tài chính của dự án ,những chỉ tiêu

quan trọng được tính khi phân tích tài chính dự án là NPV, IRR, thời gian thu hồi vốn đầu tư….

Việc thẩm đinh tổng vốn đầu tư rất quan trọng để tránh việc khi thực hiện, vốn đầu tư tăng lên hoặc giảm đi quá nhiều so với dự kiến ban đầu, dẫn đến việc không thể cân đối được nguồn, ảnh hưởng đến tính khả thi của dự án.Ngoài ra, việc xác định tổng vốn đầu tư sát với thực tế là cơ sở để tính toán tài chính một cách có hiệu quả, và khả năng trả nợ của dự án. Cán bộ thẩm định tài chính sẽ phải tính toán lại xem tổng vốn đầu tư đã hợp lý chưa, cơ cấu nguồn vốn như thế nào ,có huy động đủ nguồn theo đúng tiến độ thực hiện của dự án hay không…

5.5.1. Nội dung thẩm định tài chính dự án.

Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư tại các NHTM có thể không hoàn toàn giống nhau nhưng nhìn chung quy trình này thường diễn ra như sau:

Sơ đồ 2 : Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư.

5.5.1.1. Tính toán chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án.

Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng ( NPV ).

Kế hoạch sản xuất kinh doanh Dự báo về thị trường

Phân tích nguồn tài trợ cho dự án phân tích dòng tiền thu nhập của dự án phân tích dòng tiền chi phí của dự án phân tích chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án

Đánh giá rủi ro

NPV cho biết rằng quy mô tiền lời của dự án khi đã hoàn đủ vốn, khi tính toán chỉ tiêu này dựa trên cơ sở giá trị hiện tại, tức là phải xét đến chiết khấu.Công thức :

NPV = ∑ = + n i i i r CF 0 (1 ) Trong đó: CFi = Bi – Ci – Ki + SVi

CFi : Là dòng tiền xuất hiện tại năm thứ i của dự án, i chạy từ 0 đến n Ki : Đầu tư năm i.

r : là tỷ lệ chiết khấu được chọn. Bi: Dòng thu năm i.

Ci : Dòng chi năm i SVi: Giá trị còn lại năm i.

n là thời gian hoạt động của dự án.

Ý nghĩa của NPV:

NPV là một chỉ tiêu rất quan trọng giúp cho các chủ đầu tư cũng như các ngân hàng ra quyết định tài trợ dự án nên có thể coi đây là chỉ tiêu chính nhằm đánh giá hiệu quả tài chính của dự án.

+ Khi NPV>0 thì tỉ lệ lợi nhuận của dự án lớn hơn tỉ lệ sinh lời sẵn có trên thị trường vốn với cùng mức rủi ro (lãi suất chiết khấu), trong khi đó NPV<0 cho thấy dự án sinh lời với tỉ lệ thấp hơn tỉ lệ sinh lời sẵn có trên thị trường vốn với cùng mức rủi ro.

+ NPV≥0, dự án đủ trả vốn và lãi vay, có lợi nhuận bằng NPV ở hiện tại.

+ NPV<0, dự án không có hiệu quả tài chính, cần xem xét lại. Chỉ tiêu tỉ suât hoàn vốn nội bộ ( IRR ).

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ là tỷ suất chiết khấu mà ứng với nó tổng giá trị hiện tại thu nhập bằng tổng giá trị hiện tại chi phí. Hay IRR của một dự án được định nghĩa là lãi suất chiết khấu làm cho NPV của dự án bằng 0. Tức là khi đó lãi suất chiết khấu k = IRR.

Nếu chủ đầu tư huy động vốn với lãi suất r để thực hiện một dự án đem lại lãi suất IRR thì:

- Nếu IRR < r dự án sẽ lỗ, tức là NPV <0

- Nếu IRR = r thì dự án sẽ hoà vốn, tức là NPV = 0. - Nếu IRR > r thì dự án sẽ lãi, tức là NPV > 0 Qua đó ta thấy rằng:

- IRR là một tỷ lệ lãi rất quan trọng để xác định hiệu quả tài chính của một dự án. Điều đó giúp các ngân hàng khi ra quyết định cho vay dự án nhằm hạn chế những rủi ro mà dự án đem lại.

- IRR là tỷ lệ lãi mà nếu thay nó để xác định NPV thì NPV = 0 tức là:

NPV = ∑ = + n i i i IRR CF 0 (1 ) = 0.

Vì vậy để xác định IRR ta cho NPV = 0 và giải phương trình này để tìm nghiệm IRR.

Tuy nhiên việc giải phương trình này một cách trực tiếp rất phức tạp, nhiều khi không thể được. Chính vì vậy mà ta có thể sử dụng phương pháp nội suy hay ngoại suy để tìm nghiệm.

Phương pháp nội suy và ngoại suy đều cho công thức tính là: Công thức : IRR = r1 + ) ( 2 1 2 1 1 r r NPV NPV NPV − − Trong đó:

- Chọn r1, r2 sao cho NPV cùng lớn hơn 0 (hoặc cùng nhỏ hơn 0) và cùng gần

bằng 0.

NPV1, NPV2 là NPV tương ứng với lãi suất chiết khấu.

Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn (PP).

Thời gian hoàn vốn của một dự án là khoảng thời gian cần thiết để những khoản thu nhập tăng thêm được tạo ra từ dự án hoàn trả số vốn đầu tư ban đầu. Nói một cách tổng quát là khoảng thời gian để chủ đầu tư thu hồi được số vốn đã đầu tư vào dự án.

Công thức:

PP =

Số năm ngay trước năm thu hồi đủ vốn đầu tư

+

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường đầy biến động và rủi ro thì thời gian thu hồi vốn đầu tư là vấn đề được chủ đầu tư và ngân hàng rất quan tâm. Vì thời gian thu hồi vốn đầu tư càng dài thì nhà tài trợ càng phải đương đầu với rủi ro trong việc thu hồi vốn. Do đó nhà tài trợ cũng như Ngân hàng thường ưa thích những dự án có thời gian hoàn vốn thấp.

Tuy nhiên chỉ tiêu này có nhược điểm là không quan tâm đến giá trị theo thời gian của tiền và không quan tâm đến dòng tiền sau mốc hoàn vốn. Để khắc phục nhược điểm này, Người ta đã đưa ra phương pháp tính PP theo phương pháp trừ dần hoặc cộng dồn, dưới đây là phương pháp trừ dần:

Gọi Ki là số vốn đầu tư quy về năm i để thu hồi tiếp CFi là lợi nhuận + khấu hao năm i

Ti = Ki – CFi là số vốn đầu tư đã thu hồi một phần tại năm i sẽ chuyển sang năm i + 1 để thu hồi tiếp.

Ta có: Ki+1 = Ti (1+r) hay Ki = Ti-1 (1+r)

 Điểm hòa vốn của dự án.

Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ trang trải các khoản chi phí bỏ ra.

Công thức : Sản lượng hòa vốn: Xhv = f/ ( p – v ) Doanh thu hòa vốn : DThv = f/ ( 1 – v/p )

Trong đó :

P là giá bán một đơn vị sản phẩm

V là biến phí tính cho một đơn vị sản phẩm F là định phí

5.5.2. Thẩm định phương diện kinh tế xã hội.

Hiện nay tiêu chuẩn môi trường ở các nước phát triển thường quy định khắt khe, buộc các nhà sản xuất kinh doanh phải chi những khoản tiền rất tốn kém để chống ô nhiễm. Trước tình hình đó nhiều nhà sản xuất để giảm chi phí thì đã chuyển công nghệ hiện đại gây ô nhiễm nặng sang các nước kém phát triển để đầu tư. Ở các nước chậm phát triển vì nghèo nên vấn đề bảo vệ môi trường vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Hậu quả là chỉ trong một thời gian không dài sau khi mở cửa vấn đề ô nhiễm môi trường trở nên trầm trọng và khó khắc phục. Đây là bài học cho các nhà đầu tư và quản lý đầu tư phải quan tâm.

Các nhà thẩm định phải thẩm định hiệu quả gia tăng của sản phẩm hàng hóa gồm giá trị gia tăng trực tiếp của sản phẩm hàng hóa tức là do chính hoạt động của dự án sinh ra hay giá trị gia tăng gián tiếp là giá trị sản phẩm hàng hóa thu được từ các dự án khác hoặc các hoạt động kinh tế khác do phản ứng dây chuyền mà dự án đang xem xét.

Ngoài ra, để thẩm định về phương diện kinh tế xã hội thì phải thẩm định khả năng tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, mức độ đóng góp cho ngân sách (như thuế, thuê tài sản cố định, ….),và thẩm định dự án có góp phần phát triển các ngành khác, phát triển khu nguyên liệu,hay góp phần phát triển kinh tế địa phương, tăng cường kết cấu hạ tầng địa phương và phát triển các dịch vụ thương mại, du lịch tại địa phương.

Thực tế, các cán bộ thẩm định dự án của ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á đã thực hiện việc phân tích rủi ro có thể xảy ra đối với dự án, song đôi lúc, việc đánh giá rủi ro chưa được thực hiện bài bản, chưa khoa học, chỉ mang tính hình thức.

Để đánh giá dự án một cách xác đáng, cán bộ tín dụng phải phân định rõ hai khái niệm, tài trợ dự án và tài trợ doanh nghiệp. Phân định rõ hai khái niệm này sẽ giúp cho cán bộ thẩm định xác định rõ những rủi ro có thể xảy ra đối với dự án.

Bảng 1.5: Phân biệt tài trợ dự án và tài trợ doanh nghiệp.

Các khái niệm Tài trợ dự án Tài trợ doanh nghiệp

Tính chất dự án Dự án mới Dự án mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc lắp

đặt dây chuyền sản xuất mới

Chủ đầu tư

Doanh nghiệp mới thành lập trực tiếp quản lý, điều hành dự án

Doanh nghiệp đã và đang hoạt động sản xuất kinh doanh, không chỉ quản lý một dự

án mà còn rất nhiều dự án đã đi vào hoạt động.

Nguồn trả nợ ngân hàng

Nguồn thu của dự

án Nguồn thu của doanh nghiệp

Nếu là tài trợ dự án, rủi ro sẽ nằm trong các mối quan hệ liên quan dự án: quan hệ giữa chủ đầu tư với nhà thầu, với nhà cung cấp nguyên vật liệu, với người tiêu thụ sản phẩm… nếu là tài trợ doanh nghiệp, rủi ro không chỉ ở dự án mà ngân hàng định đầu tư mà còn ở chính bản thân chủ đầu tư với tình hình tài chính và khả năng điều hành những dự án khác…

6. Lập báo cáo thẩm định dự án.

Trên cơ sở kết quả thẩm định theo các nội dung quy định như trên, cán bộ Phòng tín dụng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á lập Báo cáo thẩm định để trình lên cấp trên. Báo cáo thẩm định là tài liệu dạng văn bản trong đó nêu rõ, cụ thể những kết quả của quá trình thẩm định, đánh giá dự án xin vay vốn của khách hàng cũng như các ý kiến đề xuất đối với các kiến nghị của khách hàng.

Trong quá trình thẩm định dự án, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á có hai loại báo cáo thẩm định :

- Báo cáo thẩm định của Cán bộ thẩm định tại các chi nhánh. - Báo cáo thẩm định của Cán bộ thẩm định tại Hội sở chính.

Đối với các dự án đề nghị vay vốn của khách hàng có mức đề nghị vay vượt quá

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á ( NASB ).DOC (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w