Thiết chế xã hộ

Một phần của tài liệu cấu trúc xã hội và tình trạng sức khỏe (Trang 25 - 28)

Là tập hợp bền vững các giá trị, chuẩn mực quy định hành vi của cá nhân hay một nhóm xã hội, được thừa nhận rộng rãi, có khi được thể chế hóa (có quyền lực buộc phải theo) nhằm thoả mãn một nhu cầu đặc thù nào đó (tôn giáo, kinh tế, xã hội...)

Gắn liền với khái niệm thiết chế xã hội là giá trị và chuẩn mực xã hội.

Thiết chế xã hội

Chức năng của thiết chế: điều chỉnh hành vi con người phù hợp với quy phạm và chuẩn mực. Ngăn chặn và kiểm soát, giám sát những hành vi sai lệch với chuẩn mực qua hệ thống pháp luật hoặc dư luận xã hội.

Các đặc điểm của thiết chế: khá bền vững, phản ứng lại các biến đổi chậm, các thiết chế có xu hướng phụ thuộc nhau, sự đổ vỡ hoặc khủng hoảng thiết chế có ảnh hưởng lớn đến xã hội.

Thiết chế xã hội

Thiết chế kinh tế: bảo đảm quá trình sản xuất, phân phối lợi ích và dịch vụ, ví dụ nguyên tắc chi phí - lợi ích.

Thiết chế pháp luật: bảo đảm trật tự công bằng và kiểm soát xã hội.

Thiết chế chính trị: bảo đảm việc thiếp lập và giữ vững quyền hạn chính trị của giai cấp lãnh đạo, ví dụ tư tưởng dân chủ.

Thiết chế gia đình: điều hòa hành vi tình cảm, tình dục và nuôi dạy con cái, ví dụ chung thuỷ.

Thiết chế xã hội

Thiết chế giáo dục: truyền thụ những tri thức văn hóa khoa học cho thế hệ trẻ, ví dụ “học học nữa học mãi”

Thiết chế tôn giáo: ví dụ: cứu rỗi/siêu thoát/niết bàn

(chú ý: chủ thể và cấu trúc: thiết chế xã hội không nên được coi là bất biến)

Ngoài ra có các thiết chế khác như thiết chế khoa học, quân đội, thể thao, y tế, đạo đức, dư luận xã hội…

Một phần của tài liệu cấu trúc xã hội và tình trạng sức khỏe (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(28 trang)