32
SVTH: Nguyễn Phước Tôn Nữ Thùy Trang GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn (1) Hai bên xuất khẩu và nhập khẩu ký kết hợp đồng thương mại sử dụng phương thức thanh toán bằng LC
(2) Nhà nhập khẩu làm thủ tục yêu cầu ngân hàng mở LC cho người xuất khẩu thụ hưởng và thực hiện ký quỹ .
(3) Ngân hàng phát hành mở LC theo yêu cầu của nhà nhập khẩu và chuyển LC qua ngân hàng thông báo để báo cho nhà xuất khẩu biết.
(4) Ngân hàng thông báo kiểm tra LC so với hợp đồng ngoại thương và thông báo cho nhà xuất khẩu biết LC đã được mở.
(5) Dựa vào nội dung của LC , nhà xuất khẩu tiến hành giao hàng hoá cho nhà vận tải.
(6) Sau khi hàng hoá đã được giao lên phương tiện vận tải , nhà vận tải giao Vận đơn (BL) cho nhà xuất khẩu.
(7) Nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán gửi vào ngân hàng thông báo để được thanh toán.
(8) Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ thanh toán sang để ngân hàng phát hành xem xét trả tiền.
(9) Ngân hàng phát hành sau khi kiểm tra chứng từ nếu thấy phù hợp thì trích tiền chuyển sang ngân hàng thông báo để ghi có cho người thụ hưởng. Nếu không phù hợp thì từ chối thanh toán.
(10) Ngân hàng thông báo ghi có và báo có cho nhà xuất khẩu. (11) Nhà nhập khẩu xem xét chấp nhận trả tiền.
(12) Ngân hàng phát hành trao bộ chứng từ để nhà nhập khẩu có thể nhận được hàng.
(13) Nhà nhập khẩu giao bộ chứng từ cho nhà vận tải để nhận hàng hoá. (14) Nhà vận chuyển giao hàng cho nhà nhập khẩu.
Qua nội dung và trình các bước tiến hành thanh toán như trên, chúng ta thấy rằng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán sòng phẳng đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu. Trong phương này ngân hàng đóng vai trò chủ động trong thanh toán chứ không phải chỉ làm trung gian đơn thuần như những phương thức thanh toán khác. Chính vì vậy, hiện nay phương thức này được sử dụng nhiều nhất trong thanh toán quốc tế.
2.3.3 Quy trình thanh toán bằng phương thức thư tín dụng tại NHVietinbank - CN1-TPHCM