Mô tả khái quát về dự án

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án đầu tư Bệnh viện Chợ Rẫy - Tây Đô tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Cần Thơ (2).doc (Trang 26 - 31)

- Tên dự án : Dự án đầu tư Bệnh viện Chợ Rẫy - Tây Đô

- Địa điểm xây dựng: Bệnh viện Chợ Rẫy - Tây Đô được xây dựng tại phường Hưng Phú Thành Phố Cần Thơ.

Vị trí của bệnh viện nằm trong khu dân cư Hưng Phú I trong khu đô thị mới Nam sông Cần Thơ. Phía Bắc giáp đường số 2, phía Nam giáp đường số 14, phía Đông giáp đường số 17, phía Tây giáp đường Quang Trung.

- Quy mô:

+ Xây dựng bệnh viện 200 giường

+ Trang thiết bị y tế hiện đại, kỹ thuật tiên tiến + Xây dựng đội ngũ y, bác sĩ lành nghề

+ Xây dựng hệ thống phục vụ chất lượng cao - Hình thức đầu tư:

Vốn do các thành viên đóng góp và vốn vay Ngân hàng - Đơn vị đầu tư dự án:

Công ty TNHH Bệnh viện Chợ Rẫy – Tây Đô - Vốn đầu tư của dự án

Tổng vốn đầu tư: 106.026.790.000 đồng + Vốn tự có: 66.026.790.000 đồng

+ Vốn phải vay Ngân hàng: 40.000.000.000 đồng - Nguồn vốn đầu tư:

Công ty TNHH Bệnh viện Chợ Rẫy - Tây Đô sử dụng nguồn vốn tự có do các thành viên công ty đóng góp và nguồn vốn vay Ngân hàng.

Tổng nguồn vốn cố định cho dự án là: 106.026.790.000 đồng Vốn tự có của công ty tham gia 62,27%: 66.026.790.000 đồng

Vay tín dụng 37,73%: 40.000.000.000 đồng

Lãi vay vốn tín dụng trung hạn 12%/năm - Bộ máy quản lý Bệnh viện

+ Ban giám đốc: 1 Giám đốc, 2 Phó giám đốc đồng thời chủ nhiệm các khoa lâm sàng

+ Phòng kế hoạch tổng hợp, điều dưỡng + Các khoa chuyên môn

+ Nhà thuốc

- Mô tả về hoạt động của dự án

qui mô 200 giường gồm: Nội, Ngoại, Sản, Nhi, Mắt, Tai Mũi họng, Răng hàm mặt, Xét nghiệm, Chẩn đoán hình ảnh, Dược, Mổ, Khám và điều trị ngoại trú.

 Dự kiến nhân sự và máy móc thiết bị khám chữa bệnh của bệnh viện

Bảng 2: DỰ KIẾN SỐ LƯỢNG NHÂN SỰ CỦA BỆNH VIỆN STT Chuyên môn nghiệp vụ Số

lượng 1 Bác sĩ 32 2 Dược sĩ Đại học 10 3 Dược tá 15 4 Y tá 20 5 Hộ lý - Nữ hộ sinh 40 6 Kỹ thuật viên 30 7 Nhân viên hành chánh 25

8 Bảo vệ và nhân viên khác 10

Tổng cộng 182

Nguồn: Luận chứng kinh tế của dự án

Các y bác sĩ của bệnh viện được đưa đi học tập tại Bệnh viện Chợ Rẫy và khi Bệnh viện Chợ Rẫy - Tây Đô đi vào hoạt động thì họ sẽ đảm nhiệm công tác khám và điều trị bệnh.

Trang thiết bị được đầu tư khá hiện đại như máy hình ảnh cộng hưởng từ MRI, máy chụp cắt lớp điện toán xoắn ốc, máy X quang cao tầng, máy siêu âm 4 chiều, các bộ dụng cụ phẫu thuật nội soi chẩn đoán nhập từ các nước Pháp, Nhật Hàn Quốc…thuộc thế hệ mới nhất với tổng chi phí mua sắm trang thiết bị là 50.552.640.000 đồng.

 Giới thiệu về các giải pháp kiến trúc công trình của dự án. - Về bố cục mặt bằng

Công trình được chọn giải pháp bố cục hợp khối với các khoa nghiệp vụ được bố trí liên hoàn trong khối công trình chính, tạo sự liên hệ thuận tiện cho tất cả các khoa với các hệ thống hành lang xương cá và trục giao thông đứng (bao gồm 04 thang máy và 01 bộ thang thoát hiểm).

Các công trình phụ được bố trí xung quanh công trình chính, bao gồm: Nhà thuốc, cửa hàng, căn tin, nhà xe, nhà xác, khu rác tập trung, khu xử lý nước thải, vườn cảnh được bố trí với một cách ly vừa phải, đồng thời đảm bảo được sự liên hệ thuận tiện.

Lối đi vào Bệnh viện được chia riêng biệt theo từng chức năng, bao gồm 4 cổng: Cổng chính, cổng cấp cứu, cổng thăm bệnh và cổng phụ. Cổng phụ được dùng cho các chức năng: đưa dụng cụ, vật liệu, hóa chất…vào Bệnh viện, đưa rác ra khỏi Bệnh viện và là lối đưa xác ra khỏi Bệnh viện, tránh tầm nhìn của bệnh nhân nhằm không gây trạng thái tâm lý lo lắng và sợ hãi cho họ.

Nhà thuốc Bệnh viện được đặt ngay phía trước Bệnh viện, nằm gần cổng chính, cổng thăm bệnh và nhà xe thăm bệnh, nhằm tạo thuận tiện cho bệnh nhân và thân nhân khi cần mua thuốc đồng thời có thể phục vụ cả khu dân cư lân cận.

Căn tin và cửa hàng được đặt gần nhà xe thăm bệnh, tạo sự thuận tiện cho bệnh nhân và khách có nhu cầu.

Vườn cảnh được đặt ở góc trước Bệnh viện, phía trục đường Quang Trung nhằm tạo một góc nhìn thoáng và đồng thời giảm bớt tiếng ồn và bụi bậm từ trục đường này.

Khu xử lý nước thải, nhà xác, nhà tập trung rác, nhà máy phát điện dự phòng được bố trí phía trục đường Quang Trung với dãy cây xanh cách ly, vừa cách ly sự ô nhiễm và sự nguy hiểm, vừa che chắn tầm nhìn cho bệnh nhân và dân cư xung quanh.

Ở công trình chính, mặt bằng được bố trí như sau:

+ Sảnh chính được bố trí ngay phía trước công trình tạo thành một không gian thoáng, sang trọng để đón tiếp bệnh nhân, đây là không gian tập trung đông người với các chức năng đón khách, nhận bệnh, thanh toán viện phí và là không gian định hướng đến các nơi khác trong Bệnh viện.

+ Hệ thống giao thông ngang được bố trí liên hoàn với một hành lang trục chính rộng 5m ở giữa và các hành lang phụ đi về các khoa. Hành lang trục chính nối liền với các sảnh và trục giao thông đứng chính.

+ Hệ thống giao thông đứng bao gồm trục giao thông đứng chính (với 04 thang máy, 01 thang bộ) ngay trung tâm công trình, xung quanh là 04 thang bộ thoát hiểm và 02 thang máy (01 thang phục vụ và 01 thang chuyển xác)

+ Hệ thống kỹ thuật được bố trí trong các ống gain và trong trần hành lang.

+ Hệ thống vệ sinh được bố trí hợp lý với các khu vệ sinh công cộng (có khoảng cách ly) và các phòng vệ sinh riêng biệt trong các phòng làm việc và

+ Bệnh viện được xây dựng gồm có 5 tầng và được sử dụng cho hoạt động chính của bệnh viện là khám, điều trị bệnh cho bệnh nhân.Với mặt bằng trệt gồm khối sảnh đón, khoa khám bệnh 1, khoa chẩn đoán hình ảnh 1. Mặt bằng lầu 1 gồm khoa khám bệnh 2, khoa xét nghiệm, khoa chẩn đoán hình ảnh 2. Mặt bằng lầu 2 gồm khoa giải phẫu, khoa sanh. Mặt bằng lầu 3 và 4, mỗi lầu có 2 đơn nguyên nội trú 25 giường. Mặt bằng lầu 5 gồm nhà bếp, nhà giặt, hội trường 120 chỗ.

- Về phòng cháy chữa cháy

+ Bố trí hệ thống thang thoát hiểm đảm bảo bán kính thoát hiểm theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam.

+ Bố trí hệ thống báo cháy ở các tầng và khu dễ cháy

+ Bố trí hệ thống cấp nước chữa cháy trong khuôn viên công trình và từng tầng của công trình.

+ Bố trí các thiết bị chữa cháy ở những vị trí dễ cháy nhất

+ Thường xuyên tập huấn cho nhân viên Bệnh viện để phối hợp với những trường hợp khẩn cấp.

- Về cấp thoát nước

+ Cấp nước sinh hoạt: Tầng trệt sử dụng trực tiếp từ hệ thống cấp thoát nước thành phố, các tầng trên sử dụng hệ thống bể chứa, máy bơm nước.

+ Cấp nước tiệt trùng: Sử dụng hệ thống cấp nước tiệt trùng được lắp đặt vào công trình.

+ Thoát nước: Toàn bộ nước trong Bệnh viện được đưa về khu xử lý nước thải thông qua hệ thống cống thoát, hố ga và được xử lý trước khi đưa ra hệ thống cống thành phố.

- Về cấp điện

+ Nguồn điện được lấy từ hệ thống cấp điện thành phố và đưa vào công trình với sự tính toán hợp lý về thông số kỹ thuật.

+ Bố trí một trạm máy phát điện dự phòng, đủ công suất phục vụ cho công trình trong trường hợp cúp điện.

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu Thẩm định dự án đầu tư Bệnh viện Chợ Rẫy - Tây Đô tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Cần Thơ (2).doc (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w