Trong quá trình soạn giảng và tiến hành tiết dạy, tôi tạm bằng lòng với những kết quả đạt được. Và cũng từ đó, tôi rút ra một số kinh nghiệm
- Điều kiện đầu tiên quyết định sự thành công tiết dạy là giáo án. Do
đó giáo viên cần đầu tư thật kĩ cho khâu soạn giảng. Bởi nó là quá trình sáng tạo của mỗi cá nhân, qui định mọi hoạt động của thầy và trò trên lớp.
Phải nói rằng đây là một bài dạy khá khó, bản thân tôi không tìm
được tài liệu, Sách giáo viên lại không hướng dẫn chi tiết như những bài khác mà chỉ có vài ý sơ lược, hơn nữa văn bản lại mới đưa vào chương
trình. Vì thế, tôi đã trăn trở, tìm tòi, ngẫm nghĩ và cuối cùng tạm bằng
lòng với thiết kế trên đây.
- Từ giáo án đến thực tế dạy trên lớp có một khoảng cách khá xa.
Không phải các câu hỏi mình chuẩn bị trước học sinh đều trả lời được, mà có thể các em sẽ nói lệch, nói thiếu, thậm chí nói sai,… (vì đây là văn bản
cổ nên dùng rất nhiều từ kinh điển nhà nho mang ý nghĩa tượng trưng). Như vậy, lúc này người giáo viên phải tỏ ra thông cảm, trân trọng ý kiến
của các em, khéo léo chỉ ra cái sai; đồng thời khuyến khích, động viên để
học sinh có lòng tin, có can đảm nói hết những suy nghĩ của bản thân. Có như thế, lớp học mới thân thiện, học sinh mới tích cực.
- Trong quá trình thực hiện bài giảng, sau mỗi câu trả lời của học sinh, tôi đều chọn ý và ghi lại thật cô đọng lên bảng theo một bố cục đã định sẵn (phần NÔI DUNG CẦN ĐẠT, trong giáo án). Đây là nội dung
quan trọng nhất, vì dù giáo viên giảng hay, hấp dẫn, học sinh chăm chú
lắng nghe thì theo thời gian và bộn bề bài vở các em cũng không thể nhớ
hết. Vậy thì lúc này chính dàn ý ghi vở sẽ giúp các em hệ thống lại kiến
thức, tái hiện lại kiến thức, hình dung lại bài giảng của thầy. Vì thế, đây là khâu công phu nhất, tốn thời gian nhiều nhất. Và tôi thấy, tuy chưa hoàn
mỹ lắm nhưng bố cục này đã ngắn gọn, đầy đủ, lôgic, khoa học, phù hợp với đặc trưng bộ môn (các ý chặt chẽ, cùng hướng vào đề mục, các đề mục cùng hướng vào đầu đề của văn bản và tất cả nhằm làm bật nội
dung, làm bật trọng tâm của bài giảng).
- Ngoài việc đầu tư hợp lí,chuẩn bị kỹ càng về giáo án thì trong quá trình tiến hành tiết dạy, giáo viên phải thật khéo léo phối hợp nhuần
nhuyễn các thao tác, các phương pháp, phân bố thời gian hợp lí giữa các
phần, các khâu… Có như thế ,bài giảng mới nhịp nhàng, ăn khớp, đầy đủ
kiến thức mà vẫn đúng thời gian qui định.
- Vận dụng phương pháp trực quan (ứng dụng công nghệ thông tin)
cũng góp phần làm cho lớp học sinh động, tiết dạy không khô khan, nặng
nề, đơn điệu.
- Ngoài ra, nắm vững phương pháp giảng dạy phù hợp với đăc trưng
bộ môn, đặc trưng thể loại cũng là một trong những mặt mạnh. Cụ thể ở
bài Chiếu cầu hiền, tôi đã giảng dạy theo cách bổ ngang theo bố cục của
một văn bản nghị luận. Nhờ thế bài giảng có sự lôgic, thông qua đó giúp
- Bên cạnh đó, việc tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm vừa giúp
các em chủ động, vừa giúp bài giảng không phiến diện một chiều.
Tóm lại, điều quan trọng nhất là giáo viên phải luôn luôn đổi mới và sáng tạo trong dạy học.
C. KẾT LUẬN
Chiếu cầu hiền tuy là văn bản nghị luận khá khó đối với giáo viên và học sinh nhưng lại có một sức hấp dẫn rất riêng. Tôi xin bộc bạch rằng,
khi chọn đề tài này có vài đồng nghiệp đã nói: Bài này khô khốc mà khó nói lắm sao không chọn tác phẩm thơ mà viết cho hợp với sở trường. Thế nhưng, tôi không bỏ cuộc. Và trong quá trình tìm hiểu tác phẩm để giảng
dạy, để viết Sáng kiến kinh nghiệm thì tôi đã yêu nó tự bao giờ, yêu luôn cả những người sáng tạo ra nó; cảm phục vua Quang Trung – Nguyễn
Huệ, mê văn phong của Ngô Thì Nhậm. Bởi thế mà tôi từng giới thiệu với
các em: Bài chiếu như một vì tinh tú càng nhìn càng sáng. Và khi vừa kết
thúc bài học này, có một cậu học trò đã hỏi tôi: Cô có thích văn bản này
không cô? Sao người xưa họ đa tài thế! Còn một em khác lại bảo: Ước gì em viết được như Ngô Thì Nhậm! Lúc đó chắc cô cho em 10 điểm cộng
phải không cô? Tôi không trả lời nhưng thấy lòng vui vui. Bởi trong các
em đã có bài dạy hôm nay, bài Chiếu cầu hiền của vua Quang Trung do
Ngô Thì Nhậm viết thay.
Chương trình Ngữ văn 11- Cơ bản chính thức áp dụng đại trà tính
đến năm học 2011-2012 đã được năm năm. Nhưng bản thân tôi, theo sự
phân công của nhà trường, cũng chỉ mới thực hiện chương trình này trong
năm học 2011- 2012. Vì thế những kinh nghiệm của tôi chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Kính mong quí thầy cô và bạn bè đồng nghiệp góp ý bổ sung để bài giảng ngày càng hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, tôi xin trân trọng cảm ơn !
Biên Hòa. Ngày 04 tháng 02 năm 2012
Người viết
Võ Duy Nhã Đoan
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Trọng Luận (Chủ biên), Sách Giáo viên Ngữ văn 11 (tập 1) ,
Bộ giáo dục đào tạo.
2. Phan Trọng Luận (Chủ biên), Sách Giáo viên Ngữ văn 11 – Nâng cao (tập 1), Bộ giáo dục đào tạo.
3. Nguyễn Văn Đường (Chủ biên), Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11
(tập 1), NXB Hà Nội
4. Nguyễn Hải Châu (Chủ biên) , Giới thiệu giáo án Ngữ văn 11 (tập
1), NXB Hà Nội.
5. TS Phạm Minh Diệu (Chủ biên), Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11
(tập 1),NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
6. Phan Trọng Luận (chủ biên) , Thiết kế bài học Ngữ văn 11 (tập1),
SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAMĐơn vị : THPT Trấn Biên Độc lập – Tự do – Hạnh
phúc
Biên Hòa, ngày 15 tháng 5 năm
2012
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM
Năm học : 2011- 2012
Tên SKKN:
Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong bài giảng
“Chiếu cầu hiền” của Ngô Thì Nhậm
Họ và tên tác giả : Võ Duy Nhã Đoan Tổ : Văn
Lĩnh vực :
Quản lí giáo dục : Phương pháp dạy học bộ môn : Phương pháp giáo dục : Lĩnh vực khác :
1.Tính mới :
- Có giải pháp hoàn toàn mới :
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có :
2. Hiệu quả :
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng có hiệu quả :
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có :
3. Khả năng áp dụng :
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ
thực hiện và dễ đi vào cuộc sống : Tốt Khá Đạt
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng : Tốt Khá Đạt
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Kí và ghi rõ họ tên) (Kí tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Sở GD và ĐT Đồng Nai CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Trường THPT Trấn Biên Độc lập- Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO THÀNH TÍCH
BÀ VÕ DUY NHÃ ĐOAN ĐỀ NGHỊ DANH HIỆU
CHIẾN SĨ THI ĐUA CẤP CƠ SỞ