II-CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

Một phần của tài liệu SKKN: Giúp học sinh lớp 12 học và ôn tập thi tốt nghiệp Trung học phổ thông môn Ngữ Văn (Trang 28 - 36)

-Đọc, tìm hiểu, khám phá giá trị nội dung - nghệ thuật của tác phẩm.

-Đánh giá được giá trị của tác phẩm.

2-Yêu cầu cụ thể:

-Cần đảm bảo đầy đủ các phần của một bài nghị luận:

a-Mở bài:

-Giới thiệu tác giả, tác phẩm (theo yêu cầu cụ thể của đề bài).

-Nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của bản thân (về nội dung tư tưởng chủ đề, nhân

vật, tình huống, nghệ thuật …) của tác phẩm.

b-Thân bài:

-Phân tích các giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm (đoạn trích văn

xuôi). Chú ý tìm ra những nét đặc sắc, nổi bật, vẻ đẹp riêng của tác phẩm (đoạn trích văn xuôi).

c-Kết bài:

-Nêu nhận định, đánh giá chung về tác phẩm hoặc đoạn trích văn xuôi.

Lưu ý:

-Phải nêu được luận điểm của cá nhân để nghị luận về tác phẩm, đoạn trích.

-Bố cục rõ ràng, triển khai các ý trong bài văn phải liền mạch.

-Diễn đạt trong sáng.

 LUYỆN TẬP 

Đề: Phân tích giá trị nghệ thuật của việc xây dựng tình huống truyện

trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân.

a-Mở bài:

-Giới thiệu tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân.

-Giới thiệu giá trị nghệ thuật của việc xây dựng tình huống truyện trong

truyện ngắn này dưới hình thức lí giải nhận định ở ý trên.

b-Thân bài:

-Các tình huống độc đáo của truyện:

+Tràng là người nghèo khổ, thô kệch, làm nghề kéo xe bò thuê, bỗng nhiên

“nhặt” được vợ một cách dễ dàng chỉ nhờ mấy bát bánh đúc giữa những

ngày đói kém năm 1945.

+Tràng có vợ trong tình huống éo le, vừa vui vừa buồn, trong hoàn cảnh

nuôi thân và mẹ già đã khó, nay lại thêm một miệng ăn nữa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Ý nghĩa, giá trị của những tình huống trên:

+Lên án xã hội thực dân nửa phong kiến tàn bạo, đẩy con người đến cảnh

sống éo le, cùng cực.

+Nói lên khát vọng của con người cho dù bị đẩy vào tình huốngbi đát, phải

sống trong sự đe dọa của cái chết vẫn khát khao tình thương, khát khao có

một mái ấm gia đình hạnh phúc, luôn hướng về sự sống và hy vọng ở tương

lai.

+Tạo hoàn cảnh cho các nhânvật bộc lộ tính cách của mình. c-Kết bài:

-Kim Lân đã thành công khi xây dựng được tình huống truyện độc đáo - vấn

đề cốt yếu của một tác phẩm.

-Những tình huống truyện đã góp phần vào việc thể hiện chủ đề tác phẩm,

2.2.3.Khi tiến hành ôn tập:

-Tránh ôn một cách tràn lan hoặc chỉ ôn một số bài cho là trọng tâm, có thể

ra mà nên gợi nhắc toàn bộ chương trình văn học 12 theo từng giai đoạn, thể

loại, tác giả thông qua từng bài học cụ thể.

+Nhắc học sinh ôn trước các bài học cụ thể sẽ tiến hành ôn tập trong tiết

học tiếp theo để các em chuẩn bị chu đáo và ôn lại kiến thức cần thiết của

bài học.

+Chú ý phân bố thời gian hợp lí cho mỗi bài, không cần thuyết giảng

nhiều. Tập trung kiểm tra việc tái hiện kiến thức của học sinh bằng hình thức

trả lời trực tiếp, viết lại kiến thức (trên bảng hoặc giấy nháp); cách giải quyết

một số đề bài cụ thể có liên quan tới nội dung bài học (có thể triển khai dàn

ý đại cương của đề bài)… Nếu giáo viên có nhiều đề bài cụ thể cho học sinh

tham khảo sẽ giúp các em chủ động, tự giác và cố gắng học tập, tránh sự

nhàm chán, đơn điệu trong giờ ôn tập. Đồng thời, qua những giờ ôn tập trên

lớp, giáo viên không chỉ giúp các em củng cố, nắm vững hơn kiến thức đã

được học, được ôn lại mà còn giúp các em nắm được phương pháp và kỹ

năng giải quyết các dạng đề bài khác nhau.

+Có thể tham khảo từ đề thi, đáp án trong những năm trước của Sở Giáo

dục hoặc Bộ Giáo dục qua các kì thi học kì, tốt nghiệp hoặc Cao đẳng, Đại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

học … để giúp các em có điều kiện “thử tài” khả năng của mình. Cụ thể:

 LUYỆN TẬP 

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2009

Môn thi: NGỮ VĂN − Giáo dục trung học phổ thông

Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề

I-PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH: (5,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

Trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn, khách ở quán trà nhà lão Hoa

đã bàn về những chuyện gì? Hãy cho biết điều nhà văn muốn nói qua những

chuyện ấy.

Câu 2: (3,0 điểm)

Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) phát biểu ý

kiến về tác dụng của việc đọc sách.

II-PHẦN RIÊNG: (5,0 điểm)

Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho

chương trình đó (câu 3.a hoặc 3.b)

Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)

Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà

văn Tô Hoài (phần trích trong Ngữvăn 12, Tập hai, NXB Giáo dục - 2008).

Phân tích vẻ đẹp của hình tượng sông Hương trong tác phẩm Ai đã đặt

tên cho dòng sông? của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường (phần trích trong

Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục - 2008).

HƯỚNG DẪN CHẤM THI

I-PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)

Câu 1: (2,0 đ)

a-Khách trong quán trà đã bàn về:

- Chuyện chiếc bánh bao tẩm máu tử tù. (0,5 đ) - Chuyện người tù họ Hạ bị chết chém. (0,5 đ)

b-Điều nhà văn muốn nói:

- Phản ánh và phê phán sự ngu muội, thiếu hiểu biết của người dân Trung (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quốc đương thời về thuốc chữa bệnh lao. (0,5 đ)

- Phản ánh và phê phán sự ngu muội, thiếu hiểu biết của người dân Trung

Quốc đương thời về người cách mạng. (0,5 đ)

Câu 2: (3,0 đ) a-Yêu cầu về kĩ năng:

- Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí. Kết cấu

chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

b-Yêu cầu về kiến thức: cần làm rõ được các ý chính sau:

- Nêu được vấn đề cần nghị luận. (0,25)

- Sách là sản phẩm tinh thần của con người; là kho tàng tri thức vô tận của

nhân loại. (0,75)

- Đọc sách có nhiều tác dụng: mở rộng, nâng cao hiểu biết trên nhiều lĩnh

vực, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, lẽ sống; đáp ứng nhu cầu giải trí lành

mạnh... cho con người. (1,00)

- Phê phán hiện tượng lười đọc sách và đọc sách thiếu sự lựa chọn. (0,50) - Cần hình thành thói quen đọc sách và biết lựa chọn sách để đọc. (0,50) II-PHẦN RIÊNG: (5,0 điểm)

Câu 3.a: Theo chương trình Chuẩn

a-Yêu cầu về kĩ năng:

- Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi; phân

tích được giá trị tư tưởng của một tác phẩm. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu

loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

b-Yêu cầu về kiến thức: cần làm rõ được các ý cơ bản sau:

- Nêu được vấn đề cần nghị luận. (0,50)

- Tố cáo sự tàn bạo của giai cấp thống trị miền núi (tiêu biểu là cha con

thống lí Pá Tra). (1,00)

- Bênh vực và cảm thông sâu sắc với những con người có số phận bất hạnh

như Mị, A Phủ. (1,00)

- Trân trọng khát vọng tự do, hạnh phúc và phẩm chất tốt đẹp của người lao

động nghèo miền núi trong xã hội cũ. (1,00)

- Đồng tình với tinh thần phản kháng, đấu tranh của những người bị áp bức

và vạch ra con đường giải phóng cho họ. (1,00)

- Đánh giá chung về giá trị nhân đạo của tác phẩm. (0,50) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a-Yêu cầu về kĩ năng:

- Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi; phân

tích hình tượng nghệ thuật trong một tác phẩm văn học. Kết cấu chặt chẽ,

diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

b-Yêu cầu về kiến thức: cần làm rõ được các ý cơ bản sau:

- Nêu được vấn đề cần nghị luận. (0,50)

- Vẻ đẹp được phát hiện ở cảnh sắc thiên nhiên: sông Hương là một công

trình nghệ thuật tuyệt vời của tạo hoá. (1,25)

- Vẻ đẹp được nhìn từ góc độ văn hoá: sông Hương là dòng sông của âm

nhạc, thơ ca,... (0,75)

- Vẻ đẹp được nhìn từ góc độ lịch sử: sông Hương là dòng sông của những

chiến công hiển hách. (0,75)

- Vẻ đẹp trong trí tưởng tượng của tác giả: sông Hương đẹp như một thiếu

nữ Huế tài hoa, dịu dàng, đa tình,... Sông Hương càng đáng yêu, quyến rũ

hơn khi gắn liền với cái tôi của Hoàng Phủ Ngọc Tường - tài hoa, uyên bác,

giàu tình cảm và trí tưởng tượng lãng mạn, say mê cái đẹp của thiên nhiên

xứ Huế. (1,25)

- Đánh giá chung về giá trị của hình tượng. (0,50)

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2010

Môn thi: NGỮ VĂN − Giáo dục trung học phổ thông

Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề

I-PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH: (5,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn

M. Sô-lô-khốp.

Câu 2: (3,0 điểm)

Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của

anh/chị về lòng yêu thương con người của tuổi trẻ trong xã hội hiện nay.

II-PHẦN RIÊNG - PHẦN TỰ CHỌN: (5,0 điểm) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b) Câu 3.a: Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)

Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi (phần trích trong Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục

- 2008).

Câu 3.b: Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)

Phân tích đoạn thơ sau trong bài Sóng của Xuân Quỳnh:

Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể

Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ

(Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, tr.122 – 123,

NXB Giáo dục - 2008)

HƯỚNG DẪN CHẤM THI

I-PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH: (5,0 điểm)

Câu 1: (2,0 đ)

a-Cuộc đời:

- Mi-khai-in A-lếch-xan-đrô-vích Sô-lô-khốp (1905-1984) là nhà văn Nga

lỗi lạc,đã được nhận giải thưởng Nô-bel về văn học. (0,25)

- M. Sô-lô-khốp sinh trưởng tại vùng sông Đông. Ông tham gia cách mạng

từ rất sớm. Trong chiến tranh chống phát xít, ông là phóng viên mặt trận.

(0,75)

b-Sự nghiệp:

- Tác phẩm tiêu biểu: Truyện sông Đông, Sông Đông êm đềm, Số phận con người,… (0,50)

- Tác phẩm của M. Sô-lô-khốp thể hiện cách nhìn chân thực về cuộc sống

và chiến tranh. (0,50)

Câu 2: (3,0 đ)

a-Yêu cầu về kĩ năng:

- Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu

loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

b-Yêu cầu về kiến thức: cần làm rõ được các ý chính sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nêu được vấn đề cần nghị luận. (0,50)

- Lòng yêu thương là sự đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu,… là một trong

những phẩm chất cao đẹp của con người. (0,50)

- Lòng yêu thương có những biểu hiện: Cảm thương, quan tâm, giúp đỡ

những người có cảnh ngộ bất hạnh, khó khăn trong cuộc sống; yêu mến và

trân trọng những người có phẩm chất, tình cảm cao đẹp;… (0,75)

- Ý nghĩa của lòng yêu thương: Tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa người với

người; bồi đắp cho tâm hồn tuổi trẻ trong sáng, cao đẹp hơn;… (0,75)

- Phê phán những biểu hiện vô cảm của tuổi trẻ trong xã hội hiện nay; cần

sống có lòng yêu thương con người. (0,50)

II-PHẦN RIÊNG - PHẦN TỰ CHỌN: (5,0 điểm)

Câu 3.a: (5,0 đ) Theo chương trình Chuẩn

a-Yêu cầu về kĩ năng:

-Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi; biết cách

phân tích một hình tượng nhân vật. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát;

không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

b-Yêu cầu về kiến thức: cần làm rõ được các ý cơ bản sau:

- Nêu được vấn đề cần nghị luận. (0,50)

- Việt là một cậu con trai vô tư, tính tình “trẻ con”, ngây thơ, hiếu động.

- Căm thù giặc sâu sắc, khao khát chiến đấu giết giặc, có tinh thần dũng

cảm. (1,00)

- Giàu tình nghĩa với gia đình, rất mực thuỷ chung với quê hương và cách

mạng. (1,00)

- Tác giả đã để cho Việt tự kể chuyện về mình bằng một ngôn ngữ, giọng

điệu riêng và qua đó nhân vật hiện lên cụ thể, sinh động. (1,00)

- Đánh giá chung về nhân vật. (0,50)

Câu 3.b: (5,0 đ) Theo chương trình Nâng cao

a. Yêu cầu về kĩ năng:

-Biết cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. Kết cấu chặt chẽ,

diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b-Yêu cầu về kiến thức: cần làm rõ được các ý cơ bản sau

- Nêu được vấn đề cần nghị luận. (0,50)

- Từ việc khám phá những trạng thái khác nhau của sóng, tác giả diễn tả các

cung bậc tình cảm của người phụ nữ đang yêu và thể hiện một quan niệm

mới về tình yêu - yêu là tự nhận thức, là vươn tới cái cao rộng, lớn lao.

(1,50)

- Mượn quy luật muôn đời của sóng, tác giả khẳng định khát vọng tình yêu

thường trực trong trái tim tuổi trẻ. (1,50)

- Nghệ thuật: Thể thơ năm chữ, âm điệu sâu lắng, dạt dào; nghệ thuật nhân

hoá, ẩn dụ, đối lập,... (1,00)

- Đánh giá chung về đoạn thơ. (0,50)

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2011

Môn thi: NGỮ VĂN − Giáo dục trung học phổ thông

Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề

I-PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH: (5,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Trong đoạn cuối truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh

Châu, nhân vật nghệ sĩ Phùng mỗi khi ngắm kĩ và nhìn lâu hơn tấm ảnh do mình chụp thường thấy hiện lên những hình ảnh nào? Những hình ảnh đó

nói lên điều gì?

Câu 2: (3,0 điểm)

Trước nhiều ngả đường đi đến tương lai, chỉ có chính bạn mới lựa

chọn được con đường đúng cho mình.

Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị

về ý kiến trên.

II-PHẦN RIÊNG - PHẦN TỰ CHỌN: (5,0 điểm)

Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b)

Câu 3.a: Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)

Phân tích đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời!

Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi

(Ngữ văn 12, Tập một, tr. 88, NXB Giáo dục

– 2009)

Câu 3.b: Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)

Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân (phần trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục – 2008).

HƯỚNG DẪN CHẤM THI

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH: (5,0 điểm)

Câu 1: (2,0 đ)

a-Những hình ảnh thường hiện lên là: - Màu hồng hồng của ánh sương mai. (0,5)

- Người đàn bà vùng biển (người đàn bà hàng chài) bước ra từ tấm ảnh.

(0,5)

b-Những hình ảnh đó nói lên:

-Chất thơ, vẻ đẹp lãng mạn của cuộc sống. (0,5)

- Hiện thực về số phận lam lũ, khốn khó của con người. (0,5)

Câu 2: (3,0 đ)

a-Yêu cầu về kĩ năng:

- Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát;

không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

b-Yêu cầu về kiến thức: cần làm rõ được các ý chính sau:

- Nêu được vấn đề cần nghị luận. (0,5)

- Giải thích: có nhiều ngảđường đi đến tương lai; sự sáng suốt lựa chọn của chính bản thân có vai trò quyết định thành công và hạnh phúc của mỗi

người. (0,5) - Bàn luận: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Để lập thân, lập nghiệp, hướng đến một tương lai tốt đẹp, mỗi người cần

Một phần của tài liệu SKKN: Giúp học sinh lớp 12 học và ôn tập thi tốt nghiệp Trung học phổ thông môn Ngữ Văn (Trang 28 - 36)