Kết quả thu nộp phí của các doanh nghiệp năm 2013

Một phần của tài liệu tìm hiểu về phương pháp tính phí nước thải và đề xuất mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt mới ở phường i- tp. đông hà – tỉnh quảng trị (Trang 42 - 48)

Số lượng

doanh nghiệp Tổng số phí BVMTthu được (đồng) Tỷ lệ(%)

Doanh nghiệp đã nộp phí 26 301.835.000 88,3

Doanh nghiệp chưa nộp phí 14 39.893.000 11,7

2.2.3.2. Thẩm định và thu phí nước thải công nghiệp đối với Công ty TNHH MTV Cao suQuảng trị theonghị định 67/2003 NĐ-CP và nghị định 25/2013/NĐ-CP

Quý I và quý II năm 2013 (thẩm định theo Nghị định số 67/2003/NĐ-CP) - Tổng lượng nước thải quý I và II năm 2013 là: 17.155m3

- Môi trường tiếp nhận: Loại C

- Hàm lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải và tính phí:

STT Tên chỉ tiêu Đơn vị Kết quả Mức phí(đồng) Thành tiền(đồng)

1 COD mg/l 41 200 140.000

2 TSS mg/l 30,5 300 157.000

Cộng 297.000

Quý III và quý IV năm 2013 (thẩm định theo Nghị định số 25/2013/NĐ-CP) - Tổng lượng nước thải quý III và IV năm 2013 là: 22.835m3

STT Tên chỉ tiêu Đơn vị Kết quả Mức phí(đồng) Thành tiền(đồng)

1 COD mg/l 41 1000 936.000

2 TSS mg/l 30,5 1200 836.000

Cộng 2.819.000

- Phí cố định: 750.000đ

Như vậy, tổng số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp năm 2013 của Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị là 2.819.000đ (hai triệu tám trăm mười chín nghìn đồng).

Nhận xét: So với các nước trên thế giới thì phí bảo vệ môi trường đối với nước

thải của nước ta còn thấp. Một vài cơ sở sản xuất vừa và nhỏ tron một năm chỉ nộp phí khoảng 100 - 200 nghìn đồng. Việc thu phí thấp có thể làm cho môi trường ngày càng bị ô nhiễm theo thời gian bởi lượng nước thải công nghiệp. Trên thực tế, khi môi trường bị ô nhiễm trầm trọng thì mới có các Nghị định, văn bản, Luật ....tăng phí nước thải. Dẫn đến kết quả số tiền phí thu được không đủ để cải tạo môi trường.

2.3. Khảo sát, đề xuất mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt tại phường I – TP.Đông Hà – tỉnh Quảng Trị

2.3.1. Khảo sát chất lượng môi trường và áp dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải ở phường I – TP.Đông Hà – tỉnh Quảng Trị

Phường I có mức độ ô nhiễm nguồn nước cao của thành phố Đông Hà, có nhiều điểm đen về môi trường, trong đó có sông Hiếu là nơi chứa đựng nước thải sinh hoạt, cũng như rác thải của khu vực xung quanh. Nên tôi chọn địa bàn này để tiến hành khảo sát chất lượng môi trường nước thải và đề xuất một mức phí thải để kiểm tra tính khả thi của việc tăng mức phí nước thải sinh hoạt trong công tác bảo vệ môi trường.

Khảo sát chất lượng môi trường khu vực phường I, số hộ khảo sát 60:

Chất lượng

môi trường Rất tốt Tốt

Bình

thường Xấu Rất xấu

Số hộ 0 15 34 8 3

% 0 25 56,7 13,3 5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Số liệu điều tra 2014)

Nhận xét: Qua khảo sát ta thấy chất lượng môi trường tại phường I tốt với số

người đồng ý là 15 tương ứng với 25%, chất lượng môi trường bình thường 34 người đồng ý tướng ứng với 56,7%. Môi trường chấp nhận được 81,7%. Nếu so sánh với nhiều nơi của Tỉnh Quảng Trị thì chất lượng môi trường của Phường I thành phố Đông

Hà là khá tốt. Thành phố Đông Hà là một thành phố mới được thành lập so với nhiều thành phố khác trên cả nước. Đông Hà đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội, tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đó để đáp ứng nhu cầu và lợi ích của con người, đô thị hóa quá nhanh đã tạo ra sức ép về nhiều mặt dẫn đến suy giảm chất lượng môi trường và phát triển không bền vững. Lượng rác thải rắn, nước thải phát sinh tại đô thị và khu công nghiệp với nhiều thành phần phức tạp đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng ở nhiều vùng khác nhau. Vậy nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường ở phường I :

Nguồn tác động Nước thải Rác thải Bụi, Khí độc

Số người 18 30 12

% 30 50 20

(Số liệu điều tra 2014)

Nhận xét: Nguyên nhân chính gây ô nhiễm ở phường I là do rác thải chiếm 50%,

nước thải và các nguyên nhân khác chiếm 50%. Ô nhiễm môi trường tại địa bàn chủ yếu do nước thải sinh hoạt ứ đọng lại và chất thải rắn, rác thải với nhiều thành phần phức tạp bốc mùi hôi khó chịu tại khu vực hồ Nguyễn huệ, hồ Khe sắn và kè sông Hiếu.

Hiện nay việc áp dụng một mức phí thải ở Việt Nam còn rất hạn chế và khó thực hiện. Người dân chưa thực sự hiểu biết về các loại phí, lệ phí đánh vào các nguồn gây ô nhiễm môi trường. Đối với phí nước thải công nghiệp được thu riêng theo nghị đinh 67/2003/NĐ-CP và Nghị đinh 25/2013/NĐ-CP của chính phủ. Còn đối với nước thải sinh hoạt thì phí nước thải được tính vào trong giá nước cấp của công ty cấp thoát nước. Hiện nay phí thu nước thải của Việt Nam còn rất thấp (không quá 10% giá bán nước sạch sinh hoạt). Vậy thật sự người dân có biết về phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt hay chỉ xem đó là mức giá nước cần phải trả hàng tháng. Sau đây là kết quả khảo sát 60 hộ tại phường I – thành phố Đông Hà:

Biết về phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt Không

Số người 25 35

% 40,2 59,8

(Số liệu điều tra 2014)

Nhận xét: Sự thật những người nộp tiền nước cấp hàng tháng biết số tiền mình

phải trả trong đó có phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt thải ra môi trường chiếm tỷ lệ tương đối thấp 40,2 % và số hộ không biết đến giá nước bao gồm cả phí bảo vệ môi trường môi trường chiếm một tỷ lệ cao 59,8 %.Vậy vấn đề áp dụng

mức phí nước thải có thật sự có hiệu quả trong công tác quản lý chất lượng nước là rất khó. Mặc dù, trong giá nước bao gồm cả phí môi trường, nhưng người dân sử dụng lại không hề hay biết. Vậy, việc quản lý nước thải sinh hoạt thật sự chưa có hiệu quả khi nhận thức của người dân còn hạn chế.

2.3.2. Giả định áp dụng một mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải mới tại phường I – tp.Đông Hà – tỉnh Quảng Trị

Giả định người dân phường I đều biết về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt. Khảo sát thực tế để xem người dân họ sẵn sàng trả bao nhiêu cho mức phí nước thải sinh hoạt. Mức giá nước thải sinh hoạt hiện nay ở thành phố là 200đ/m3. Vậy nếu tăng mức giá nước thải này lên theo lộ trình thì bao nhiêu người sẽ đồng ý với mức giá mới:

Phí (đồng/m3) 200 300 500 800 >800

Số người đồng ý 18 32 7 3 0

% 30 53,3 11,7 5 0

Nhận xét: Người dân đồng tình với việc tăng mức phí nước thải sinh hoạt là

70%, và mức phí tăng từ 200 – 300đ/m3 chiếm 53,3%. Qua số liệu này ta thấy có thể tăng mức phí nước thải sinh hoạt. Nhưng nếu so với một số thành phố lớn trong cả nước có mức độ thu nhập và ô nhiễm cao như thành phố HCM và Hà Nội thì vẫn còn thấp. Mức phí BVMT đối với nước thải ở tp.HCM là 1000/m3, Hà Nội là 800đ/m3.

Nếu tính chung cho cả thành phố Đông Hà năm 2013, số hộ sử dụng nước cấp là: 24.852 (đồng hồ). Vậy thì mức phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt thu được là: 4.970.400 đồng (300đồng/m3).

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG PHÍ NƯỚC THẢI TRONG CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

3.1. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VIỆC THU PHÍ THEO CÔNG THỨC ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN PHÍ BVMT ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI

3.2. Những giải pháp tăng cường quản lý và bvmt trong việc thu phí nước thải 3.2.1. Đối với chi cục bảo vệ môi trường

3.2.2. Đối với chính quyền địa phương 3.2.3. Đối với người dân phường 1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PHẦN III

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. http://tapchitaichinh.vn/Phan-tich-Binh-luan/Nghi-dinh-so-252013NDCP- Hoan-thien-chinh-sach-phi-bao-ve-moi-truong/26059.tctc; 2. http://www.tapchicapthoatnuoc.vn/38/271.html; 3. http://moj.gov.vn/pbgdpl/Lists/PhoBienKienThucPhapLuat/View_Detail.aspx ?ItemID=589; 4. http://tailieu.vn/doc/tieu-luan-viec-thu-phi-nuoc-thai-de-cai-thien-moi-truong- tai-song-to-lich-271666.html;

5. Luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2005;

6. Nghị định 67/2003/NĐ-CP;

7. Nghị định 25/2013/NĐ-CP;

8. Giáo trình kinh tế môi trường, Trường Đại Học Kinh Tế Quốc dân Hà nội – Nhà xuất bản giáo dục.

Một phần của tài liệu tìm hiểu về phương pháp tính phí nước thải và đề xuất mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt mới ở phường i- tp. đông hà – tỉnh quảng trị (Trang 42 - 48)