Quy trình xếp hạng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả việc áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với các tổ chức kinh tế trong công tác đánh giá và phân loại nợ tại Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex PGBANK (2).doc (Trang 27 - 36)

Hiện nay PGBANK, việc phân loại nợ theo điều 7 Quyết định 493 mới chỉ được áp dụng cho đối tượng khách hàng là tổ chức kinh tế và tổ chức tín dụng, còn đối với khách hàng cá nhân thì vẫn được phân loại theo điều 6 quyết định 493. Chính vì thế, em chỉ tập trung đi sâu vào phân tích quy trình xếp hạng tín dụng của khách hàng là tổ chức kinh tế.

Hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng là tổ chức kinh tế được thực hiện qua 6 bước:

Bước 1: Xác định ngành kinh tế:

Việc xác định ngành nghề kinh doanh của DN dựa vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính của DN. Hoạt động sản xuất kinh doanh chính là hoạt động đem lại 50% doanh thu trở lên trong tổng doanh thu của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nhưng không có ngành nào có doanh thu trên 5% tổng doanh thu thì ngân hàng được quyền chọn lựa ngành có tiềm năng phát triển nhất trong số các ngành là doanh nghiệp tham gia để tiến hành chấm điểm và xếp hạng.

Quy mô hoạt động của doanh nghiệp phụ thuộc vào ngành nghề kinh tế mà danh nghiệp đang hoạt động. Quy mô của doanh nghiệp được xác định dựa trên việc chấm điểm các chỉ tiêu sau: Doanh thu thuần, Vốn chủ sở hữu, Tổng tài sản, Số lượng lao động.

Trong hệ thống chấm điểm này, có 35 ngành kinh tế, và ứng với mỗi ngành kinh tế sẽ có 1 bộ chỉ tiêu riêng để xác định quy mô. Mỗi chỉ tiêu sẽ có 8 khoảng giá trị chuẩn tương ứng thang điểm từ 1 - 8. Tổng hợp điểm của 4 chỉ tiêu sẽ được dùng để xác định quy mô của khách hàng theo nguyên tắc: khách hàng có điểm tổng hợp càng lớn thì quy mô của khách hàng càng lớn. quy mô của khách hàng được chia làm 3 loại:

• Khách hàng có quy mô lớn: có tổng điểm từ 22-32 điểm • Khách hàng có quy mô vừa: có tổng điểm từ 12-21 điểm • Khách hàng có quy mô nhỏ: có tổng điểm duới 12 điểm

Buớc 3: Xác định loại hình sở hữu của khách hàng

Căn cứ vào đối tượng sở hữu, khách hàng được chia thành các loại khác nhau:

• Khách hàng là DNNN

• Khách hàng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài • Khách hàng khác

Trong mỗi loại khách hàng, hệ thống sẽ quy định cách chấm điểm riêng đối với trường hợp khách hàng đang có quan hệ tín dụng hoặc khách hàng chưa từng có quan hệ tín dụng PGBANK

Bước 4: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính

Đây là nội dung quan trọng trong quy trình xếp hạng, và các thông tin tài chính này hoàn toàn dựa trên các báo cáo tài chính của danh nghiệp, gồm:

Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính.

Các chỉ tiêu tài chính được sử dụng để đánh giá gồm 14 chỉ tiêu thuộc 4 nhóm như sau:

1. Nhóm chỉ tiêu thanh khoản ( 3 chỉ tiêu): thể hiện tình hình tài chính

của DN, khả năng thanh toán của DN, phản ánh mối quan hệ tài chính giữa các khoản có khả năng thanh toán trong kỳ với các khoản thanh toán trong kỳ. Nhóm này gồm các chỉ tiêu cụ thể sau:

- Khả năng thanh toàn tức thời. - Khả năng thanh toán nhanh. - Khả năng thanh toán hiện hành.

2. Nhóm chỉ tiêu hoạt động (4 chỉ tiêu): đây được coi là thước đo năng lực của nhà quản trị doanh nghiệp, gồm các chỉ tiêu cụ thể:

- Vòng quay vốn lưu động. - Vòng quay hàng tồn kho. - Vòng quay các khoản phải thu. - Hiệu suất sử dụng TSCĐ.

3. Nhóm chỉ tiêu cân nợ (2 chỉ tiêu): Cho biết sự góp vốn của chủ sở hữu so với số nợ vay. Tỷ lệ này càng nhỏ càng an toàn, tuy nhiên nếu quá cao thì lại làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN.

- Tổng nợ phải trả / tổng tài sản - Nợ dài hạn/ nguồn vốn CSH

4. Nhóm chỉ tiêu thu nhập (5 chỉ tiêu): Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng

của DN. Khi phân tích, lợi nhuận được đặt trong tất cả các mối quan hệ ( doanh thu, vốn CSH, tài sản…). Có 5 chỉ tiêu cụ thể như sau:

- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/ doanh thu thuần - Lợi nhuận sau thuế/ tổng tài sản bình quân

- (Lợi nhuận trước thuế + chi phí lãi vay)/ chi phí lãi vay

Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính

Bộ chỉ tiêu phi tài chính gồm 40 chỉ tiêu thuộc 5 nhóm:

Nhóm 1: Khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ: Đánh giá tổng quan của

CBTD về khả năng trả nợ của khách hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khả năng trả nợ trung dài hạn: chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng trả nợ trung và dài hạn trong tương lai của DN.

- Nguồn trả nợ của khách hàng theo đánh giá của CBTD: chỉ tiêu này được chi làm 3 giá trị 100, 40, 20 do CBTD tự đánh giá. Tương ứng với các giá trị đó là khách hàng có khả năng trả nợ đáng tin cậy; doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng trả nợ đúng hạn; nguồn trả nợ của doanh nghiệp là không ổn định.

Nhóm 2: Trình độ quản lý và môi trường nội bộ của DN (9 chỉ tiêu)

- Nhân thân của người đứng đầu DN và Kế toán trưởng: Việc đánh giá lý lịch tư pháp được dựa trên lý lịch pháp lý trong quá khứ và tình trạng hiện tại.

- Kinh nghiệm chuyên môn của người đứng đầu DN: chỉ tiêu này được xác định dựa trên số năm làm lãnh đạo của DN trong ngành, kể cả thời gian làm lãnh đạo tại DN khác, tuy nhiên chỉ tính các DN hoạt động trong cùng một ngành.

- Học vấn của người đứng đầu DN: chỉ tiêu này được xác định dựa trên bằng cấp của người trực tiếp quản lý DN, bằng cấp chuyên môn trong ngành mà DN hoạt động hoặc bằng cấp về kinh tế.

- Năng lực điều hành của người đứng đầu DN theo đánh giá của CBTD: chỉ tiêu này được xác định dựa trên tính năng động, nhạy bén với thị trường, khả năng thu hút, sử dụng nhân tài, năng lực điều hành quản lý trong doanh nghiệp.

- Quan hệ của ban lãnh đạo DN với các cơ quan hữu quan: chỉ tiêu này dùng để đánh giá uy tín của doanh nghiệp đối với các cơ quan hữu quan, và sự ưu tiên tạo điều kiện của chính quyền đối với DN.

- Tính năng động và độ nhạy bén của ban lãnh đạo DN với sự thay đổi của thị trường theo đánh giá của CBTD: chỉ tiêu này được đánh giá dựa trên một số tiêu thức như khả năng dự đoán và nắm bắt xu hướng của thị trường, khả năng thích ứng với những thay đổi của thị trường, có thể tận dụng những cơ hội do thay đổi thị trường mang lại.

- Môi trường kiểm soát nội bộ, cơ cấu tổ chức của DN theo đánh giá của CBTD: chỉ tiêu này được đánh giá dựa trên tính đầy đủ và hoàn thiện của quy trình hoạt động, của quy trình kiểm soát nội bộ, việc thực thi các quy trình trong thực tế.

- Môi trường nhân sự nội bộ của DN theo đánh giá của CBTD: tiêu chí để đánh giá gồm môi trường làm việc cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng; chính sách nhân sự; chế độ tuyển dụng, đào tạo đãi ngộ nhân tài, điều kiện làm việc, chế độ phúc lợi, chính sách khen thuởng, kỷ luật, tiền lương, đề bạt; việc thực hiện các chính sách có minh bạch hay không.

- Tầm nhìn chiến lược kinh doanh của DN trong từ 2 - 5 năm tới: chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng phát triển, ổn định lâu dài của DN dựa trên tính khả thi của tầm nhìn và chiến lược kinh doanh.

- Lịch sử trả nợ của khách hàng trong 12 tháng qua: chỉ tiêu này có tính đến yếu tố lịch sử quan hệ. Do đó, sẽ xem xét cả với những khoản vay đã hết hạn trả nợ hoặc chưa trả hết nợ.

- Số lần cơ cấu lại nợ trong 12 tháng qua: tổng số lần cơ cấu lại nợ sẽ là số lần dồn tích của tất cả các lần cơ cấu lại của tất cả các khoản nợ của khách hàng. Số lần cơ cấu lại nợ sẽ được tính cho cả những khoản vay được cơ cấu lại trong 12 tháng đã trả hết nợ hoặc chưa trả hết nợ.

- Tỷ trọng nợ cơ cấu lại trên tổng dư nợ: đánh giá chất lượng của dư nợ hiện tại xác định trên số liệu dư nợ tại thời điểm đánh giá.

- Tình hình nợ quá hạn của dư nợ hiện tại: đánh giá chất lượng của nợ quá hạn dựa trên số ngày quá hạn cao nhất của tất cả các khoản vay của khách hàng.

- Lịch sử quan hệ các cam kết ngoại bảng: được đánh giá dựa trên số lần PGBANK phải thực hiện thay nghĩa vụ cho khách hàng và các khoản thực hiện thay nghĩa vụ này bị chuyển thành các khoản vay bắt buộc

- Tình hình cung cấp thông tin của khách hàng theo yêu cầu của PGBANK trong 12 tháng qua

- Tỷ trọng doanh thu chuyển qua PGBANK trong tổng doanh thu (trong 12 tháng qua) so với tỷ trọng tài trợ vốn của PGBANK trong tổng số vốn được tài trợ của DN.

- Mức độ sử dụng các dịch vụ (tiền gửi và các dịch vụ khác) của PGBANK: đánh giá mối quan hệ của khách hàng đối với PGBANK, khả năng nắm bắt các thông tin về khách hàng cả CBTD dựa trên mức độ sử dụng dịch vụ của khách hàng tại PGBANK so với các NH khác, đánh giá này dựa trên danh mục dịch vụ mà khách hàng sử dụng.

- Thời gian quan hệ tín dụng với PGBANK: để đánh giá khách hàng liệu có phải là khách hàng truyền thống hay không, và khả năng hiểu biết về khách hàng của CBTD như thế nào.

- Tình trạng nợ quá hạn tại các NH khác trong 12 tháng qua: chỉ tiêu này dùng để đánh giá mức độ tín nhiệm tín dụng đối với khách hàng.

- Định hướng quan hệ tín dụng với khách hàng.

Nhóm 4: Các nhân tố bên ngoài (7 chỉ tiêu)

- Triển vọng ngành: đánh giá tiềm năng phát triển của ngành mà DN đang hoạt động. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ cho NH.

- Khả năng gia nhập thị trường của các DN mới theo đánh giá của CBTD: tức là xác định khả năng bị chia sẻ thị phần với các doanh nghiệp mới trong ngành mà DN đang hoạt động.

- Khả năng sản phẩm của DN bị thay thế bới các "sản phẩm thay thế": đánh giá khả năng đánh mất thị trường do sản phẩm không còn phù hợp và bị thay thế hoàn toàn bới một sản phẩm khác.

- Tính ổn định của nguyên liệu đầu vào: được đánh giá dựa trên 2 yếu tố khối lượng của nguồn nguyên liệu phục vụ cho quá trình hoạt động của DN và giá cả của nguồn nguyên liệu trên thị trường.

- Các chính sách bảo hộ/ưu đãi của Nhà nước: lợi thế từ các ưu đãi của Chính phủ và Nhà nước.

- Ảnh hưởng của các chính sách của các thị trường xuất khẩu chính: đánh giá tính ổn định của môi trường xuất khẩu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mức độ phụ thuộc của hoạt động kinh doanh của DN vào các điều kiện tự nhiên: đánh giá sự tác động của sự thay đổi của điều kiện tự nhiên đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN

- Sự phụ thuộc vào một số ít nhà cung cấp (các yếu tố đầu vào): xem xét tính ổn định của hoạt động của DN dựa vào khả năng sẵn sàng cung ứng nguồn nguyên liệu đầu vào của DN trên thị trường có phụ thuộc vào nhà cung cấp không.

- Sự phụ thuộc vào một số ít người tiêu dùng( sản phẩm đầu ra): để đảm bảo rằng doanh thu của hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn do không tìm được người tiêu thụ.

- Tốc độ tăng truởng của DN trong 3 năm gần đây: để dự đoán tình hình tăng trưởng của DN dựa trên số trung bình cộng của các năm.

- Tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận sau thuế của DN trong 3 năm gần đây: để dự đoán xu hướng phát triển của DN.

- Số năm hoạt động của DN trong ngành: để đánh giá kinh nghiệm hoạt động và sự ổn định của DN.

- Phạm vi hoạt động của DN (phạm vi tiêu thụ sản phẩm) : đánh giá thị trường tiêu thụ sản phẩm của DN.

- Uy tín của DN đối với người tiêu dùng: dựa trên bình chọn của người tiêu dùng và tính thông dụng nhãn hiệu của DN trên thị trường.

- Mức độ bảo hiểm của tài sản: chỉ tiêu này được đánh giá dựa trên tổng số tiền tối đa sẽ được bồi thường từ các hoạt động bảo hiểm trên tổng giá trị tài sản của DN.

- Ảnh hưởng của sự biến động nhân sự đến hoạt động kinh doanh của DN trong 2 năm gần đây: đánh giá tính hợp lý của bộ máy nhân sự cũng như khả năng tận dụng người tài cho sự phát triển của DN.

- Khả năng tiếp cận các nguồn vốn: chỉ tiêu này được xác định dựa trên tương quan giữa khối lượng vốn có thể huy động với mức chi phí cần thiết để huy động số vốn đó.

- Triển vọng phát triển của DN theo đánh giá của CBTD: là quan điểm chủ quan của CBTD đánh giá về triển vọng sản xuất kinh doanh của DN trong thời gian từ 2- 5 năm tới.

Tuy vậy, do đặc thù của mỗi ngành nên số lượng giá trị chuẩn và trọng số của các chỉ tiêu phụ trong nhó các chi tiêu phi tài chính của các ngành là khác nhau. Cụ thể như sau:

STT Các chỉ tiêu DNNN

DN có vốn đầu tư nước

ngoài DN khác 1 Khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ 6% 7% 5% 2 Trình độ quản lý 28% 26% 28%

3 Quan hệ với Ngân hàng 37% 37% 37%

4 Các nhân tố bên ngoài 10% 10% 11%

5 Các đặc điểm hoạt động khác 19% 20% 19%

Tổng số 100% 100% 100%

Bước 6: Tổng hợp điểm và xếp hạng - Tổng hợp điểm:

= × + ×

Trọng số phụ thuộc vào việc báo cáo tài chính của DN có được kiểm toán hay không. Nếu báo cáo tài chính của DN đã được kiểm toán, thì trọng số của các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính lần lượt là : 35% và 65%. Ngược lại, nếu báo cáo tài chính của DN không được kiểm toán thì trọng số của 2 chỉ tiêu lần lượt là 30% và 65%. Điểm của DN Điểm của các chỉ tiêu TC Tỷ trọng của phần TC Điểm của các chỉ tiêu phi TC Tỷ trọng của phần phi TC

Bảng : tỷ trọng của chỉ tiêu tài chính và phi tài chính

- Xếp hạng:

Sau khi xác định điểm của khác hàng thì CBTD tiếp tục công việc xếp hạng tín dụng khách hàng theo thang điểm như sau:

Điểm Xếp loại 90-100 AAA 83-90 AA 77-83 A 71-77 BBB 65-71 BB 59-65 B 53-59 CCC 44-53 CC 35-44 C < 35 D

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả việc áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với các tổ chức kinh tế trong công tác đánh giá và phân loại nợ tại Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex PGBANK (2).doc (Trang 27 - 36)