Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Bình Minh (2).doc (Trang 40 - 41)

20042005 2006 Số tiền Tốc độ tăng (%)

4.2.2.2. Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế.

Bảng 9: DOANH SỐ THU NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2005 so với 2004Chênh lệch 2006 so với 2005Chênh lệch

2004 2005 2006 Số tiền Tốc độ tăng (%) (%) Số tiền Tốc độ tăng (%) 1. NN 12.450 15.302 18.187 2.852 22,9 2.885 18,9 2. TM-DV 17.235 15.729 22.240 -1.506 -8,7 6.511 41,4 3. CN-TTCN 1.800 1.332 2.375 -468 -26 1.043 78,3 4. Ngành khác 2.977 15.098 19.037 12.121 407,2 3.939 26,1 Tổng cộng 34.462 47.461 61.839 12.999 37,7 14.378 30,3

Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bình Minh

* Chú thích:

- NN: Nông nghiệp.

- TM-DV: Thương mại và dịch vụ.

- CN-TTCN: Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

Trong hoạt động kinh doanh của mình, Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bình Minh đã phân công trách nhiệm cho từng cán bộ tín dụng trong việc thu nợ tại địa bàn mình quản lý, thường xuyên kiểm tra, phát hiện kịp thời ngăn chặn khách hàng sử dụng vốn sai mục đích nên đã đạt được kết quả khá tốt trong công tác thu nợ theo ngành kinh tế qua 3 năm 2004-2006.

Doanh số thu nợ đối với ngành nông nghiệp tăng trưởng và ổn định qua các năm. Tốc độ tăng trung bình doanh số thu nợ hàng năm đạt khoảng 21%. Nguyên nhân của sự tăng này là do việc thay đổi cơ cấu mùa vụ đã mang lại hiệu quả cao nên việc trả nợ cho Ngân hàng diễn ra đúng hạn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu nợ của Ngân hàng.

Đối với ngành thương mại và dịch vụ, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp doanh số thu nợ tăng giảm qua các năm. Năm 2005 doanh số thu nợ ngành thương mại-dịch vụ giảm 8,7%, ngành công nghiệp tiểu thủ công nghiệp giảm đến 26% là do tỷ trọng cho vay của 2 ngành này vào năm 2004 thấp làm cho doanh số thu nợ

trương, chính sách phát triển kinh tế của Tỉnh do đó chi nhánh đã tập trung đẩy mạnh cho vay 2 ngành này, bên cạnh đó kinh tế trong những năm qua có sự chuyển biến tích cực nên các đối tượng kinh doanh trong lĩnh vực này đạt hiệu quả làm cho doanh số thu nợ của Ngân hàng tăng mạnh vào năm 2006. Sự tăng lên này cho thấy việc mở rộng đầu tư của Ngân hàng là phù hợp nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Bình Minh (2).doc (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w