Là hiện thân của khát vọng và ý chí mãnh liệt của dân tộc

Một phần của tài liệu Khóa luận Hình tượng người chiến sĩ trong thơ Phạm Tiến Duật (Trang 33 - 42)

Thưc sự, cuộc chiến tranh nhân dân đã đi vào đời sống của mỗi người dân ngày ấy. Tuy nhiên, đối với nghệ thuật thơ ca, việc nắm bắt, lựa chọn và biểu hiện là cả một vấn đề không đơn giản. Phạm T iến Duật đã làm được điều đó. Khi mà thế thế hệ đàn anh của mình đã có hàng loạt nhân vật thơ ca đa dạng với nhiều phong cách tiêu b iểu thì Phạm T iến Duật vẫn tìm được hướng đi cho mình. Ông chọn cho mình một góc nhìn

riêng, thâm nhập vào đời sống tinh thần của họ, để tìm hiểu, để đồng cảm, để cất lên tiếng nói về họ. Chính vì vậy, ông đã nhận ra ở những con người "vô danh" ấy những nét đẹp cao quý. Ông hiểu rằng mọi hành động của họ đều xuất phát từ lòng căm thù giặc, từ tình yêu tha thiết với quê hương, làng xóm, từ ý chí quyết tâm đánh giặc. Thậm chí ý thức đánh đuổi giặc ngoại xâm còn như ngự sẵn trong tiềm thức của họ. Những chặng đường mà ông đã qua, những con người mà ông đã gặp, tất cả đều lưu lại bóng dáng trong thơ ông với những tình cảm thiết tha, trìu mến. Cứ như thế, biết bao những người dân yêu nước sẵn sàng hi sinh, sẵn sàng hiến dâng cho Tổ quốc mà nhà thơ trẻ Phạm Tiến Duật ngày ấy đã nhận ra. Họ là bộ đội, là thanh niên xung phong, hay họ là những người mẹ sống lặng lẽ nơi quê nhà; họ là người làm ruộng vườn, người buôn bán... họ là bất kỳ ai, nhưng những con người ấy đều có một điểm chung nổi bật, đó là lòng yêu nước. Bằng trái tim nhạy cảm, sắc sảo nhà thơ Phạm Tiến Duật đã phát hiện ra và đưa vào thơ mình những nhân vật tiêu b iểu và đó cũng là những nhân vật của thời đại mình. Họ là những nhân vật chính trong bản anh hùng ca bất diệt trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam mà ông tạo dựng được. Nhưng điều đáng nói ở đây là, Phạm Tiến Duật không chỉ quan sát, chiêm ngưỡng, ngợi ca các nhân vật anh hùng của thời đại mà ông đã viết về họ bằng cảm xúc chân thực, bằng sự gần gũi, sẻ chia. Chính vì vậy, người anh hùng trong thơ ông không sừng sững như tượng đài bia đá, người anh hùng ấy sống giữa đời thường, đẹp một vẻ đẹp bình dị. Điều đó có lẽ xuất phát từ ý tưởng sáng tạo, từ quan niệm nghệ thuật của Phạm Tiến Duật. Ông không chỉ khắc hoạ chân dung của một cá nhân, ông muố n tạc tượng cho cả một dân tộc. Bởi theo ông, sự chiến thắng của dân tộc Việt Nam trong lịch sử là sự chiến thắng của tinh thần đoàn kết, là sức mạnh tập thể.

Đọc những tập thơ đầu tay của ông như Vầng trăng quầng lửa, Thơ một chặng

đường, ta thấy ở đó hình ảnh con người trẻ trung, tinh nghịch, hóm hỉnh, lạc quan, đậm chất lính. Trở lại những năm tháng đau thương mà hào hùng của dân tộc, ta mới thấy cái hồn nhiên, lãng mạn, lạc quan vô cùng đáng yêu, đáng trân trọng của con người thời ấy. Nếu không có được những cái đó của con người thời đại thì có lẽ dân tộc ta khó có thể vượt qua được hai cuộc chiến tranh thần thánh chống Pháp và

chống Mỹ, cũng chính những đặc điểm đó của người người lính là đặc điểm của cả dân tộc trong cuộc chiến.

Nền thơ chống Mỹ tập trung phản ánh những sự kiện lịch sử, có tính chất toàn dân. Khuynh hướng trữ tình sử thi gắn liền với cảm hứng lãng mạn cách mạng. Chính vì vậy mà người lính xuất hiện với tư cách con người công dân - chiến sĩ mang cảm hứng lịch sử, thời đại, dân tộc. Với tư cách đó, người lính có ý thức cao độ về trách nhiệm trước lịch sử, có tư thế đại diện cho sức mạnh của dân tộc và thời đại.

Đối diện với chiến tranh, với sự sống và cái chết chỉ trong gang tấc, họ vẫn sống giản dị, bình tâm, vẫn ca hát, vẫn xao xuyến trước một nhành hoa, trước vẻ đẹp thanh xuân của một cô gái... Đó là sự hồn nhiên cao đẹp của người anh hùng, trong cái chết vẫn nghĩ về sự sống, trong gian lao vẫn nghĩ tới ngày mai, tới tương lai, hoà bình.

Phạm Tiến Duật cất tiếng nói về những người lính, về thế hệ của chính mình mình, thế hệ những người tự nguyện, ý thức về trách nhiệm của mình với dân tộc, đất nước, đồng thời cũng là thể hiện ý chí của cả dân tộc:

Ta đi hôm nay không còn là sớm Đất nước hành quân mấy chục năm rồi

Ta đi hôm nay cũng là chưa muộn Đất nước còn đánh giặc không thôi.

(Chào những đạo quân tuyên truyền, chào những đạo quân nghệ thuật)

Người lính của Phạm Tiến Duật hiểu rằng lên đường ra trận, chiến đấu vì Tổ quốc, vì nhân dân là một điều nên làm, phải làm, không có gì phải băn khoăn, do dự. Tấm lòng của họ đối với Tổ quốc không bao giờ thay đổi:

Anh đi buổi sáng hôm nay Đã thay áo khác chẳng thay sắc lòng

Trước sau vẫn một màu hồng Một lần ta đã nhuộm cùng nước non

(Thay áo)

Chàng lính trẻ Phạm Tiến Duật ngày ấy cũng là một đại diện dân tộc với niềm tự hào được sống trên đất nước có sức sống mãnh liệt. Sức sống ấy như ngọn lửa được

truyền từ đời này sang đời khác :

Trên đất nước đêm đêm Sáng những ngọn đèn

Mang lửa từ ngàn năm về trước Lấy từ thuở hoang sơ

Giữ qua đời này, đời khác. (Lửa đèn)

Đây là ngọn lửa của lòng yêu nước, của lòng tự hào dân tộc. Ngọn lửa đó giúp cho người dân đất Việt giữ được bản sắc của riêng mình dù có trải qua bao sóng gió, thăng trầm của lịc h sử.

Mạch đất ta dồi dào sức sống

Nên nhành cây cũng thắp sáng quê hương. (Lửa đèn)

Nếu nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã cảm nhận về vẻ đẹp của đất nước từ chiều sâu văn hoá, lịch sử, từ phong tục tập quán lâu đời của đất nước:

Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi

Đất nước có trong những cái ngày xửa, ngày xưa mẹ thường hay kể Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc. (Mặt đường khát vọng)

Chế Lan Viên lại cảm nhận đất nước mình đẹp từ truyền thống đánh giặc và làm thơ:

Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc

Nguyễn Du viết Kiều đất nước hoá thành văn. (Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?)

Còn với Phạm Tiến Duật giữa chiến tranh, ông vẫn lắng nghe những âm thanh rất cụ thể của đời thường để rồi cảm thấy trong đó những tiềm lực dồi dào, mãnh liệt, thúc đẩy những đoàn quân ra trận. Tiếng đàn vẫn "kể chuyện tình thánh thót " (Đàn tam thập lục thủ đô ta) giữa đạn bom, câu hò, tiếng hát vẫn ngân dài trên bước đường

hành quân ra mặt trận:

Đêm nay trên xe anh đi không ngủ Nghe câu hò đất nước sinh sôi.

(Nghe hò đêm bốc vác)

Đất nước sôi sục khí thế chiến đấu, toàn quân, toàn dân lên đường bảo vệ tổ quốc, họ tạo thành một sức mạnh vĩ đại khiến ta không tự hào và khâm phục về đất nước, dân tộc mình:

Đi giữa rừng sâu

Câu hỏi lớn như gió rừng thổi mãi Rằng dân tộc ta những năm tháng ấy Đưa lên rừng mấy chục vạn người con

Không thể nói là không đói không sốt Ở giữa rừng sâu hàng chục năm trời

Nghĩ gì và bằng cách nào rừng ơi Mà vẫn sống, vẫn ung dung đánh thắng

(Đi trong rừng)

Người lính trong trong thơ Phạm Tiến Duật, ngay cả tình yêu, nỗi nhớ cũng mang màu sắc công dân, cũng được sử thi hoá, cái tôi trong cái ta, cái riêng trong cái chung:

Mà lúc nhớ nhau cũng nghĩ về đất nước Ngày thắng giặc đang tới gần phía trước

Tình yêu nào không nhắc đến ngày mai. (Một giờ và mười phút)

Hoà chung trong cộng đồng, cất tiếng nói của dân tộc, của giai cấp, những người lính là người cảm nhận sâu sắc nhất tội ác của kẻ thù, thứ tội ác đã biến thành chủ nghĩa:

Bên kia đỉnh đồi chúng nó là ai Là nguỵ Đông Dương hay là giặc Mỹ

Khi cái ác đã biến thành chủ nghĩa Rất nhiều thứ màu đen hiện hình.

(Những mảnh tàn lá)

trên đất nước này làm nhức nhối, làm sục sôi, làm đau đớn bao người và sự đau đớn ấy biến thành hành động:

Quân ta bao vây đã dầy như nêm Cái ác không còn nơi lẩn trốn

Trừ mưa ra, ngày mai bầu trời không có gì rơi xuống Chỉ có chim bay và bướm bay.

(Những mảnh tàn lá)

Đó không chỉ là cảm xúc và hành động của một cá nhân mà là của cả một thế hệ. Với nhà thơ Tố Hữu, những điển hình xã hội đã đi vào thơ ông bằng cảm hứng thán phục, ngợi ca: anh Trỗi, chị Trần Thị Lý, mẹ Tơm, mẹ Suốt... Với Lê Anh Xuân là anh chiến sỹ giải phóng quân với "dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ". Còn với Phạm Tiến Duật, thơ ông hướng tới những con người đang ngày đêm sống trong bom đạn, sống trong những cánh rừng già. Nhà thơ hướng về họ bằng tình cảm yêu thương, ngưỡng mộ chân thành. Đó là tình cảm đồng đội, tình đồng bào, đồng chí. Trong con mắt, trong cách cảm, cách nghĩ của Phạm Tiến Duật, con người thời đại đã làm được những điều s iêu phàm, dù người trong cuộc cũng khó có thể tin. Nhưng chính những điều tưởng chừng "không thể tin" ấy đã hun đúc thành "niềm tin có thật" vào sức mạnh kỳ diệu của những con người trên đất nước mình:

- Ôi vai em, có phải vai bà Nữ Oa không nhỉ Dẫu chẳng vá trời cũng đắp được Trường Sơn. (Nghe hò đêm bốc vác)

- Dừng tay cuốc khi em ngoảnh lại Sẽ giật mình đường ta mới xây

Đã có độ dài hơn cả độ dài Của đường xá đời xưa để lại. (Gửi em cô thanh niên xung phong)

Bằng những cảm xúc lãng mạn cách mạng về hiện thực trong thơ, Phạm Tiến Duật đã dựng được những tượng đài bất hủ về những người lính với khát vọng ý chí mãnh liệt của dân tộc, họ là những con người rất đỗi giản dị, nhưng lại rất sâu sắc, bởi họ

mang bên mình ý chí, khát vọng dân tộc, khát vọng độc lập, tự do!

Bản chất của người lính trong thơ Phạm Tiến Duật cũng là bản chất của lớp lớp thanh niên Việt Nam, lớp lớp con người Việt Nam, họ chính là hiện thân của khát vọng và ý chí mãnh liệt của dân tộc. Cái bản chất ấy chính là lòng yêu nước thiết tha, sự chân chất, giản dị, mộc mạc của mỗi con người cùng với sự căm thù giặc sâu sắc và dẫu có đối mặt với sự khốc liệt của chiến tranh, đối mặt với sự mất mát, hy sinh, họ vẫn luôn là những con người có sức sống mãnh liệt như Bác Hồ đã từng nói: dân tộc ta có lòng yêu nước nồng nàn, bình thường, lòng yêu nước đó được cất kỹ trong rương, hòm nhưng khi đất nước có giặc xâm lăng thì lòng yêu nước ấy trở nên mạnh mẽ, nó như một làn sóng ào ạt, dữ dội quét sạch bè lũ cướp nước!

KẾT LUẬN

Phạm Tiến Duật thuộc thế hệ các nhà thơ Việt Nam có trang lí lịch mang nét đặc trưng của một thời kỳ “máu lửa”: sinh ra cùng cách mạng, lớn lên được nuôi dưỡng trên ghế của nhà trường xã hội chủ nghĩa và trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc.

Hiện thực chiến trường và con đường Trường Sơn huyền thoại mang tên Hồ Chí Minh đã giúp Phạm Tiến Duật tự phát hiện mình, phát hiện chất thơ của thế hệ mình và thuyết phục sự đồng cảm của người đọc bằng những phẩm chất trữ tình tươi trẻ, đầy lãng mạn. Chùm thơ của Phạm T iến Duật được giải nhất trong cuộc thi thơ do báo Văn nghệ tổ chức năm 1969 - 1970 gồm bốn bài: Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Lửa đèn, Nhớ, Gửi em cô thanh niên xung phong đều viết về cuộc sống chiến đấu và sinh hoạt chiến trường của bộ đội và thanh niên xung phong trên đường mòn Hồ Chí Minh. Chùm thơ được giải của này của ông đã để lại trong lịch sử văn học hiện đại một mốc son chói lọi về một thời kỳ thơ Việt Nam - đ i tìm cái đẹp trong các sự kiện, biến cố cách mạng, thấm đẫm chất sử thi hào hùng của một thế kỉ đầy biến động.

Khuynh hướng sáng tác trong thơ Phạm Tiến Duật, nói như nhà nghiên cứu văn học Lê Đình Kỵ, là "khám phá cái đẹp của những con người cùng thời từ trong

các diễn biến sôi động của cuộc sống chiến đấu". Tài năng và nhiệt huyết, lí tưởng

của Phạm T iến Duật đã gặp được mảnh đất hiện thực màu mỡ và để lại một phong cách thơ rõ nét thông qua hệ thống hình tượng độc đáo về người lính Trường Sơn.

Thơ Phạm Tiến Duật là thơ viết ở chiến trường, lấy cái thực ở chiến trường làm cốt lõi. Nhà thơ không né tránh bất cứ một thứ chất liệu nào, chi tiết nào, miễn là đời sống có nó và nó là cuộc sống mà nhà thơ nếm trải.

Nhiều bài thơ, Phạm Tiến Duật đã xây dựng được hình tượng người lính lái xe, người lính công binh, những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn trở thành những hình tượng mẫu mực của thơ trữ tình cách mạng: đó là người lính lái xe trên những chiếc xe không kính, người nữ thanh niên xung phong

quê ở "Thạch Kim - Thạch Nhọn", những cậu lính trẻ măng giữa bom đạn ác liệt vẫn cất tiếng hát khi b iết bên cạnh hầm mình có cô gái đang nghe... Xây dựng hình tượng nghệ thuật về con người bằng chất liệu thực của đời sống, các thế hệ nhà thơ đi trước đã từng làm. Nhưng Phạm T iến Duật độc đáo ở chỗ, từ những chi tiết bề bộn, những sự kiện rậm rịt của đời sống, ông đã nhìn ra chất thơ ẩn giấu trong đó.

Phạm Tiến Duật đã tạo được "thương hiệu" riêng cho thơ mình không chỉ là hình tượng những con người chiến đấu trên tuyến đường Trường Sơn mà còn bằng sức hấp dẫn, quyến rũ của ngôn ngữ thơ trẻ trung, tinh nghịch, hóm hỉnh, đôi khi cả sự "kênh kiệu" trữ tình khó lẫn với thơ người khác.

Vẫn có rất nhiều bí ẩn cần khám phá ở những ánh thơ Phạm Tiến Duật. Hy vọng, cùng với thời gian và có điều kiện thuận lợi, đề tài sẽ được phát triển và mở rộng ra nhiều hướng nghiên cứu khác.

Một phần của tài liệu Khóa luận Hình tượng người chiến sĩ trong thơ Phạm Tiến Duật (Trang 33 - 42)