Đối với nền kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT KHU CÔNG NGHIỆP TÂN THÀNH.doc (Trang 31 - 35)

5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

1.2.4.2 Đối với nền kinh tế xã hội

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh của ngân hàng liên quan đến nhiều thành phần kinh tế từ cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức kinh tế cũng như các tổ chức tính dụng khác. Vì vậy, kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của nền kinh tế và đương nhiên nó phụ thuộc rất lớn vào tình hình tổ chức sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và khách hàng.

Hậu quả của sự phá sản Ngân hàng không chỉ bản thân Ngân hàng phải gánh chịu mà nó còn liên quan đến các Ngân hàng bạn có quan hệ với Ngân hàng. Điều này sẽ tạo ra một phản ứng dây chuyền gây ra sự phả sản hàng loạt của các ngân hàng khác ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực vừa qua bắt nguồn từ sự đổ vỡ của hệ thống các NHTM đã làm cho nền kinh tế của các nước trong khu vực bị điêu đứng. Chính điều này đã gây ra những rối loạn về an ninh, chính trị, xã hội... kéo theo hàng loạt những hậu quả khác như: Thất nghiệp, lạm phát, tệ nạn xã hội nảy sinh. Đây là những bài học thấm thía có nguồn gốc từ những rủi ro tín dụng của NHTM.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Trong cuộc sống, trong hoạt động kinh doanh hay bất kì đâu cũng chứa đựng yếu tố rủi ro. Các yếu tố này sẽ tạo ra một bức tranh xấu cho việc phát triển các hoạt động của ngân hàng, chính vì thế quản trị rủi ro ra đời với tư cách quan trọng trong việc góp phần làm giảm rủi ro và nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng.

Qua chương I, khóa luận đã khái quát được những kiến thức cơ bản về tín dụng. Bên cạnh đó cũng khái quát được về rủi ro, rủi ro tín dụng, nguyên nhân gây nên rủi ro tín dụng cũng như là những ảnh hưởng của rủi ro tín dụng ngân hàng đối với bản thân ngân hàng và đối với nền kinh tế xã hội. Từ đó, tạo tiền đề cho việc phát triển nội dung khóa luận khi đi sâu phân tích thực trạng và các giải pháp tín dụng ở chương II và chương III.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG Ở CHI NHÁNH NHNo & PTNT KHU CÔNG NGHIỆP TÂN THÀNH GIAI ĐOẠN

2008-2010

2.1 Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội trên địa bàn

Huyện Tân Thành nằm trên quốc lộ 51 tuyến Thành phố Hồ Chí Minh - Vũng Tàu, gần cảng Sài Gòn, cảng biển Vũng Tàu và trong tương lai có đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh - Vũng Tàu. Ngoài những thuận lợi về vị trí địa lý, huyện Tân Thành có những điều kiện đất đai tương đối thuận lợi so với nhiều huyện khác. Diện tích đất có khả năng phát triển công nghiệp, xây dựng các khu công nghiệp và đô thị. Vì thế Tân Thành đã trở thành một địa chỉ hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đây làm ăn và là địa bàn sôi động trong phát triển công nghiệp cũng như xây dựng cơ bản. Những năm qua, thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tân Thành cùng với thành phố Vũng Tàu và thị xã Bà Rịa đã trở thành một trong 3 địa phương tập trung phát triển công nghiệp của tỉnh.

Nhờ chuyển dịch cơ cấu đúng hướng, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương nên tuy xuất phát điểm là một huyện nông nghiệp có những hạn chế nhất định nhưng Tân Thành đã đạt được những thành tựu to lớn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bật với mức bình quân hàng năm từ 22% - 25%. Với những chủ trương và giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội một cách đúng hướng nhằm thực hiện phát triển địa phương, cơ cấu kinh tế của huyện được xác định là công nghiệp - thương mại - dịch vụ và nông nghiệp. Huyện Tân Thành đã đạt được những thành tựu quan trọng, tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ trên các lĩnh vực trọng điểm, góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Xác định cơ cấu kinh tế của huyện Tân Thành là dịch vụ thương mại – công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – nông nghiệp, trong 5 năm (2005-2009),

huyện Tân Thành đã có những bước phát triển đáng khích lệ về mọi mặt của đời sống xã hội.

Tổng sản phẩm xã hội (GDP) địa phương tăng bình quân hàng năm là 24,94%, trong đó: công nghiệp 28,42%; thương mại-dịch vụ 39,7%; nông nghiệp 4% (giá trị năm 2009 của các ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đạt 1.516 tỷ đồng, tăng 2,69 lần so với năm 2005. Doanh thu thương mại dịch vụ đạt 2.968 tỷ đồng, tăng 2,69 lần so với năm 2005. Giá trị sản xuất nông lâm thủy sản đạt 444,3 tỷ đồng, tăng 1,9 lần so với năm 2005). Năm 2009, huyện Tân Thành đạt GDP 2.854 tỷ đồng, tăng 2,4 lần so với năm 2005 (gấp 17 lần so với năm 1995); Thu nhập bình quân đầu người năm 2009 đạt 1.867 USD, tăng 1,37 lần so với năm 2005 (tăng gấp 18 lần so với năm 1995).

Như vậy huyện Tân Thành đã từng bước khẳng định được vị trí của mình, không chỉ trong phạm vi tỉnh BR-VT mà còn cả trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Những điều kiện tiên quyết về mặt kinh tế cho sự hình thành một Thành phố Công nghiệp cảng biển trong tương lai đã được xác định.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT KHU CÔNG NGHIỆP TÂN THÀNH.doc (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w