0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Tác động đến các nước trên thế giới

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ: KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG (Trang 35 -36 )

II. Thực trạng khủng hoảng nợ công ở EU

2.6.2 Tác động đến các nước trên thế giới

Tốc độ phục hồi kinh tế thế giới chậm lại.

Khủng hoảng nợ công ảnh hưởng đến lợi nhuận của các công ty trên toàn cầu. Suy thoái kinh tế đã ảnh hưởng tới ít nhất 8 trong 17 nước trong khu vực đồng tiền chung euro là nguyên nhân chính làm suy giảm nhu cầu đối với tất cả các loại hàng hóa. Việc giảm biên chế khoảng 150.000 việc làm trong khu vực nhà nước và cắt giảm tới 11,5 tỷ euro (14,5 tỷ USD) ngân sách nhà nước đã kiềm chế chi tiêu của cả người tiêu dùng lẫn các doanh nghiệp. Đó là nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận của các công ty trên toàn cầu sẽ giảm.

Làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của các đối tác thương mại của các nước trong khối eurozone điển hình như các nước Bắc Âu: Phần Lan, Đan Mạch, Thụy Điển.

Châu Á: Nền kinh tế toàn cầu bị trì trệ làm cho giá cả hàng hóa giảm và việc

xuất khẩu sang khu vực Châu Âu của các nước bị thiệt hại đặc biệt là khu vực Châu Á, do Châu Âu là khách hàng lớn của các nước trong khu vực Châu Á.

Các dòng chảy tài chính cũng sẽ bị ngưng đọng. Với thực tế rằng khu vực Đông Nam Á phụ thuộc khá lớn vào dòng đầu tư nước ngoài để tăng trưởng, nên việc các nền kinh tế phát triển trên thế giới áp dụng chính sách khắc khổ sẽ đẩy khu vực vào tình trạng khan hiếm về vốn đầu tư.

Mỹ: Các ngân hàng thương mại ở Mỹ có sự liên kết chặt chẽ với các ngân hàng

ở châu Âu và do đó phải đối diện với các nguy cơ lây lan trực tiếp từ các ngân hàng EU. Chính những định chế tài chính lớn nhất Hoa Kỳ lại đang sở hữu hàng tỉ USD nợ xấu từ cả năm quốc gia đang gặp khốn đốn bao gồm Hi Lạp, Bồ Đào Nha, Ireland, Ý và Tây Ban Nha

Khối eurozone từ lâu đã là một thị trường xuất khẩu lớn nhất đối với Mỹ. Do khủng hoảng nên nhu cầu đối với các sản phẩm từ Mỹ sẽ giảm. Khủng hoảng nợ công của Châu Âu cũng làm ảnh hưởng đến thị trường tài chính của Mỹ. Giá cổ phiếu Mỹ đã sụt giảm đáng kể từ đầu tháng 5 năm nay, chính là bắt nguồn từ những lo ngại gia tăng về tương lai của Eurozone.

Trang 36

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ: KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG (Trang 35 -36 )

×