Phần thứ tư: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng
4.1.1.2 Doanh số thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh
Bảng 3.6: Doanh số thanh toán qua các hình thức TTKDTM tại chi nhánh
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
So sánh
2008/2007 2008/2007
Năm 2007 % Năm 2008 % Năm 2009 % +/- % +/- %
Séc 1.321.198 5,9 1.273.211 3,9 1.737.044 4,0 -47.987 -3,6 463.833 36,4
Uỷ nhiệm chi 19.912.340 89,5 25.888.616 79,9 37.769.589 85,8 5.976.276 30,0 11.880.973 45,9
L/C 911326 4,1 5104189 15,8 4268181 9,7 4.192.863 460,1 -836.008 -16,4
Uỷ nhiệm thu 31665 0,1 75738 0,2 76970 0,2 44.073 139,2 1.232 1,6
Thẻ 75.296 0,3 53.216 0,2 156.216 0,4 -22.080 -29,3 103.000 193,6 Tổng cộng 22.251.82 5 100 32.394.97 0 100 44.008.00 0 100 10.143.145 45,6 11.613.030 35,9 (Nguồn: Phòng tổng hợp)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Sơ đồ 3.2: Doanh số thanh toán của các hình thức TTKDTM
Tổng doanh số TTKDTM tăng nhanh qua các năm, năm 2008 tăng 10.143.145 triệu đồng năm so với năm 2007, tương ứng 45,58%. Năm 2009, doanh số TTKDTM tăng 11.613.030 triệu đồng, tương ứng với 35,85%. Hầu hết các hình thức thanh toán đều có doanh số tăng lên qua các năm, trừ một vài biến động bất thường như giảm doanh số séc và thẻ năm 2008, giảm doanh số thanh toán bằng L/C năm 2009. Tuy nhiên nhìn chung, doanh số TTKDTM tăng lên, điều này là phù hợp với xu thế tất yếu khách quan của sự phát triển của nền kinh tế và công nghệ thanh toán của ngân hàng.
Trong các hình thức TTKDTM, thanh toán bằng uỷ nhiệm chi chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm 89,49% tổng doanh số thanh toán năm 2007, chiếm 79,92% năm 2008, và 85,82% năm 2009. Tiếp theo là thanh toán qua L/C, với tỷ trọng là 4,1% năm 2007, tăng lên 15,76% năm 2008, và giảm xuống còn 7,6% năm 2009. Kế đến là thanh toán qua séc, chiếm tỷ trọng 5,94% năm 2007 tổng doanh số thanh toán, và duy trì ở mức 3,9% trong năm 2008, 2009. Các hình thức thanh toán còn lại chiếm tỷ trọng không đáng kể.
Tình hình biến động về doanh số và tỷ trọng của từng nội dung trong TTKDTM được phân tích cụ thể dưới đây. Việc phân chia các hình thức trong qúa trình phân tích sẽ phụ thuộc vào phòng ban quản lý hình thức thanh toán đó.
Séc và ủy nhiệm chi
- Qua bảng cho thấy hình thức thanh toán bằng séc và uỷ nhiệm chi rất phổ biến, đặc biệt là trong thanh toán bằng VND. Thanh toán bằng VND luôn chiếm tỷ trọng cao, chiếm gần 75% năm 2007, chiếm 68% năm 2008, và chiếm hơn 85% năm 2009. Nó biến động với nhịp tăng giảm tương ứng với kết quả kinh doanh ngoại tệ, giảm vào năm 2008 và tăng lại vào năm 2009 như đã phân tích ở các phần trên.
- Séc và ủy nhiệm chi là các phương tiện thanh toán tương đối phổ biến, thủ tục đơn giản và dễ sử dụng, đặc biệt là trong thanh toán trong nước.
- Hình thức thanh toán bằng séc và uỷ nhiệm chi được sử dụng phổ biến cho việc thanh toán đối với tổ chức và cả cá nhân trong nước hơn là thanh toán của các tổ chức và cá nhân nước ngoài. Doanh số thanh toán của các tổ chức cũng cao hơn hẳn doanh số thanh toán của các cá nhân, có thể do các tổ chức có doanh số thanh toán lớn hơn, nên việc sử dụng các hình thức trên đảm bảo an toàn, nhanh chóng cho việc thanh toán của họ, họ sử dụng nhiều hơn các hình thức thanh toán qua ngân hàng, còn thanh toán của các cá nhân với doanh số thanh toán mỗi món thường nhỏ, nên họ có tâm lý thanh toán trao tay, do ngại tiếp xúc với những thủ tục của ngân hàng.
- Tổng doanh số thanh toán bằng séc và ủy nhiệm chi tăng liên tục qua các năm, tăng 27,92% năm 2008, và tăng 45,45% năm 2009. Mặc dù chịu những ảnh hưởng từ khủng hoảng hoảng kinh tế thế giới, nhưng doanh số thanh toán bằng séc và uỷ nhiệm chi vẫn tăng lên, điều đó chứng tỏ rằng các phương tiện TTKDTM, trong đó có séc và uỷ nhiệm chi được sử dụng ngày càng phổ biến hơn trong nền kinh tế. Đây là một tín hiệu khả quan. Như vậy, những lợi ích từ TTKDTM sẽ thực sự được phát huy.
- Tổng doanh số thanh toán bằng séc và uỷ nhiệm chi có dấu hiệu chùng lại đối với các đối tượng trong nước năm 2008 và tăng trưởng mạnh lại vào năm 2009. Tổng doanh số thanh toán cho các tổ chức luôn chiếm tỷ trọng lớn và tăng ổn định, trong khi đó, biên động biến động của doanh số thanh toán cho cá nhân lại khá lớn. Năm 2009, doanh số thanh toán cho đối tượng cá nhân tăng mạnh, có thể đó là do chính sách ngân hàng bán lẻ thực sự phát huy những hiệu quả tốt.
Bảng 3.7: Doanh số thanh toán bằng VND và ngoại tê bằng séc và ủy nhiệm chi
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008
Số tiền % Số tiền % Số tiền % +/- % +/- %
TT séc và UNC bằng VND 15.833.305 74,6 18.585.86 6 68,4 33.818.245 85,6 2.752.561 17,4 15.232.379 82,0 + Tổ chức trong nước 12.958.494 81,8 15.570.65 8 83,8 25.966.665 76,8 2.612.164 20,2 10.396.007 66,8 + Cá nhân trong nước 2.847.673 18,0 2.811.491 15,1 7.407.861 21,9 -36.182 -1,3 4.596.370 163,5 + Tổ chức nước ngoài 26.646 0,2 201.777 1,1 439.493 1,3 175.131 657,3 237.716 117,8
+ Cá nhân nước ngoài 492 0,0 1.940 0,0 4.226 0,0 1.448 294,3 2.286 117,8
TT séc và UNC bằng ngoại tệ quy VND 5.400.233 25,4 8.575.961 31,6 5.688.388 14,4 3.175.728 58,8 -2.887.573 -33,7 Tổng thanh toán bằng Séc và UNC 21.233.538 100 27161827 100 39506633 100 5.928.289 27,9 12.344.806 45,5
a) Uỷ nhiệm thu và L/C
Uỷ nhiệm thu và L/C do phòng dịch vụ và thanh toán quốc tế quản lý, thuộc riêng về mảng thanh toán quốc tế. Như vậy L/C và ủy nhiệm thu chỉ dùng chủ yếu trong thanh toán quốc tế. Uỷ nhiệm thu trong nước chỉ dùng trong các dịch vụ thu hộ giữa đối tượng cung cấp hàng hoá, dịch vụ đối với đối tượng tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ đó (và được phản ánh trên hợp đồng thoả thuận trước giữa người cung cấp và người tiêu dùng). Thể thức này hết sức phức tạp, và rườm rà, không phù hợp với hoạt động của ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, chỉ phù hợp với kho bạc nhà nước hoặc là thủ tục áp dụng trong việc mua bán với nước ngoài, do đó, tại nhi nhánh không ứng dụng uỷ nhiệm thu trong thanh toán trong nước. Tương tự, hình thức thanh toán L/C tại nhi nhánh không được sử dụng để thanh toán trong nước. Sở dĩ như vậy là vì thủ tục mở và thanh toán hết sức phức tạp. Hơn nữa, để mở thư tín dụng khách hàng phải lưu ký vào một tài khoản riêng và không được hưởng lãi. Mặt khác, mỗi L/C chi trả dùng để chi trả cho một người thụ hưởng và như vậy nếu muốn thanh toán với nhiều bạn hàng phải mở nhiều thư tín dụng khác nhau. Như vậy người mua bị mất quá nhiều thời gian cho thủ tục, do đó khi thanh toán trong nước khách hàng không ưa thích dùng thức thanh toán này. Chính vì vậy, hai hình thức này chỉ ứng dụng trong thanh toán quốc tế. Do đó, để thuận lợi trong công tác theo dõi và thống kê, Chi nhánh quy USD các ngoại tệ. Vì vậy, chúng ta sẽ phân tích dựa theo doanh số bằng USD:
Bảng 3.8: Cơ cấu thanh toán xuất nhập khẩu bằng L/C và nhờ thu
Đơn vị tính: Nghìn USD
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 08/07 So sánh 09/08
DS % DS % DS % +/- % +/- %
Doanh số TT xuất khẩu 40.428 100 245.990 100 213.767 100 205.562 508,5 -32.223 -13,1
+ Nhờ thu 702 1,7 3.391 1,4 3.945 1,9 2.689 383,0 554 16,3
+ L/C 39.726 98,3 242.599 98,6 209.822 98,2 202.873 510,7 -32.777 -13,5
Doanh số TT nhập khẩu 18.450 100 51.452 100 21.535 100 33.002 178,9 -29.917 -58,1
+ Nhờ thu 1.275 6,9 957 1,9 223 1,03 -318 -24,9 -734 -76,7
+ L/C 17.175 93,1 50.495 98,1 21.312 99 33.320 194,0 -29.183 -57,8
Đơn vị tính: Nghìn USD
Sơ đồ 3.3: Cơ cấu thanh toán của L/C và nhờ thu trong TT xuất nhập khẩu
Ngoại tệ được sử đụng phổ biến trong thanh toán xuất nhập khẩu phổ biến là USD và EUR. Ngoài ra, Chi nhánh còn thanh toán các đồng tiền JPY (Nhật), GBP (Anh), CHF (Thụy Sỹ), THB (Thái Lan). Nhìn vào bảng cho thấy trong thanh toán xuất nhập khẩu, L/C được dung rất phổ biến, luôn chiếm khoảng 90% tỷ trọng thanh toán xuất nhập khẩu, nhờ thu chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Điều này là do thanh toán thông qua L/C có tính an toàn cao hơn hẳn, vì khi mở L/C, khách hàng thường phải ký quỹ, thường là 80 - 100% giá trị hợp đồng và có bảo lãnh của ngân hàng, quy trình thanh toán diễn ra chặt chẽ…Đối với người xuất khẩu, ngân hàng sẽ thực hiện thanh toán đúng như quy định trong thư tín dụng bất kể việc người mua có muốn trả tiền hay không, chậm trễ trong việc chuyển chứng từ được hạn chế tối đa, khi chứng từ được chuyển đến ngân hàng phát hành, việc thanh toán được tiến hành ngay hoặc vào một ngày xác định (nếu là L/C trả chậm), khách hàng có thể đề nghị chiết khấu L/C để có trước tiền sử dụng cho việc chuẩn bị thực hiện hợp đồng. Đối với người nhập khẩu, sử dụng L/C đảm bảo cho họ chỉ khi hàng hóa thực sự được giao thì người nhập khẩu mới phải trả tiền. Người nhập khẩu có thể yên tâm là người xuất khẩu sẽ phải làm tất cả những gì theo qui định trong L/C để đảm bảo việc người xuất khẩu sẽ được thanh toán tiền (nếu không người xuất khẩu sẽ mất tiền). So với L/C, nhờ thu có chi phí
thấp hơn, thủ tục ít rườm rà hơn, nhưng lại không đảm bảo bằng, đặc biệt trong thanh toán quốc tế, khi mà các đối tác cách xa về mặt địa lý.
Nhìn vào bảng, cho thấy doanh thu thanh toán xuất khẩu cao hơn hẳn doanh thu thanh toán hàng nhập khẩu. Sỡ dĩ như vậy là do đặc điểm của địa bàn ĐăkLăk có thế mạnh về sản xuất và xuất khẩu nông sản như cà phê, cao su, tiêu, điều…
e) Thẻ
Vietcombank là ngân hàng dẫn đầu trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Việt nam. Là thành viên chính thức đầu tiên của tổ chức thẻ quốc tế MasterCard International, Visa International và thành viên độc quyền của American Express tại thị trường Việt nam, Vietcombank là ngân hàng duy nhất thanh toán cho sáu thương hiệu thẻ nổi tiếng trên thế giới: MasterCard, Visa Card, American Express, JCB, Diners Club và China Union Pay.
Cho đến nay, VCB đã phát triển được trên 10.000 điểm chấp nhận thẻ và hơn 1.100 máy ATM bao phủ rộng rãi trên toàn quốc, thống lĩnh thị trường thanh toán thẻ Việt nam trong nhiều năm liền với gần 60% thị phần thanh toán thẻ. Bên cạnh đó, VCB cũng là ngân hàng dẫn đầu trong lĩnh vực phát hành thẻ với hơn 3 triệu thẻ nội địa và quốc tế.
Từ những thành tựu mà VCB đã đạt được, Chi nhánh VCB ĐăkLăk cũng đã rất nỗ lực trong nghiệp vụ thanh toán thẻ, và đã đạt được những kết quả khả quan trong việc phát hành và thanh toán qua thẻ. Hướng đến đối tượng khách hàng mục tiêu là cán bộ công nhân viên, các tổ chức kinh tế trên địa bàn nên trong thời gian qua, chi nhánh đã có những chính sách khuyến khích mở rộng quy mô phát hành thẻ như mở phí phát hành thẻ, liên kết với các tổ chức kinh tế, các cơ quan nhà nước phát hành thẻ và thanh toán lương qua thẻ cho cán bộ công nhân viên. Đồng thời chi nhánh cũng tăng cường việc liên kết với các đối tác chấp nhận thanh toán thẻ. Hiện nay chi nhánh đã liên kết được với 29 địa điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng. Các sản phẩm thẻ hiện nay của chi nhánh:
- Thẻ ghi nợ nội địa, bao gồm: + Thẻ Vietcombank Connect24 + Thẻ Vietcombank SG24 - Thẻ ghi nợ quốc tế, bao gồm:
+ Thẻ Vietcombank Mastercard Debit - Phong Cách + Thẻ Vietcombank Connect24 Visa
- Thẻ tín dụng quốc tế, bao gồm: + Thẻ Vietcombank Visa
+ Thẻ Vietcombank MasterCard + Thẻ Vietcombank American Express
+ Thẻ Vietcombank VietnamAirlines American Express (Bông Sen Vàng)
Sự nổi bật lớn nhất về sản phẩm thẻ của VCB là sự kết nối vào hệ thống thanh toán smartlink với các ngân hàng lớn như: Techcombank, Eximbank, ABBank, VIB, ngân hàng Quân Đội, ACB… Hiện tại Smartlink đang vận hành một hệ thống xử lý thông tin với 28 ngân hàng thành viên tham gia, trong đó 21 ngân hàng đã triển khai kết nối thành công và hoạt động ổn định với số lượng xử lý trung bình của hệ thống đạt 400.000 giao dịch/ ngày, số lượng thẻ phát hành đạt gần 4 triệu thẻ và được chấp nhận thanh toán tại 2.500 ATM và hơn 15.000 đơn vị chấp nhận thẻ trên toàn Việt Nam. Đây cũng là yếu tố góp phần làm gia tăng sức hấp dẫn của thị trường thẻ của VCB.
Bảng 3.9: Tình hình phát hành thẻ tại VCB Đăklăk Chỉ tiêu ĐVT 2007 % 2008 % 2009 % 2008/2007 2008/2007 +/- % +/- % Số lượng phát hành ATM 24h Thẻ 9.770 84,7 10.080 93,8 10.279 88, 8 310 3,2 199 2,0
Thẻ ghi nợ quốc tế Thẻ 1.545 13,4 481 4,5 950 8,2 -1.064 -68,9 469 97,5
Thẻ tín dụng Thẻ 225 1,9 186 1,7 346 3,0 -39 -17,3 160 86,0
Doanh thu từ việc phát hành thẻ Triệu đồng 213.176
216.22
9 289.481 3.053 1,4 73.252 33,9
Doanh thu từ việc TT qua thẻ. Triệu đồng 75.296 53.216 156.216 -22.080 -29,3 103.000 193,6
Qua bảng cho thấy, số lượng thẻ ghi nợ nội địa phát hành tăng liên tục qua các năm, năm 2008 tăng 310 thẻ, tương ứng 3,2%; năm 2009 tăng 199 thẻ, tương ứng 2%. Sỡ dĩ số lượng thẻ ghi nợ nội địa luôn chiếm tỷ trọng cao và tăng qua các năm là do đây là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất, hướng đến mọi đối tượng, đồng thời là do những chính sách khuyến khích của chi nhánh như mở thẻ miễn phí, kết hợp với các công ty để mở tài khoản và trả lương thông qua tài khoản… Tuy nhiên, số lượng thẻ phát hành ra tăng không đáng kể là do sự cạnh tranh, chia chỏ thị phần từ các chi nhánh khác và một bộ phận lớn dân cư chưa thấy được lợi ích thiết thực từ việc sử dụng thẻ ngân hàng. Số lượng phát hành thẻ tín dụng quốc tế và thẻ ghi nợ quốc tế còn hạn chế, chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng doanh số phát hành thẻ.
Việc tăng số lượng phát hành thẻ giúp tăng doanh thu cho chi nhánh từ việc phát hành thẻ qua các năm, tuy nhiên doanh thu từ việc thanh toán qua thẻ của khách hàng lại có nhiều biến động, giảm 22 triệu đồng năm 2008, tương ứng 29,3%, và tăng mạnh lại vào năm 2009, tăng 103 triệu đồng, tương ứng 193,6%. Doanh thu từ việc phát hành thẻ tăng 1,4% năm 2008 và tăng 33,9% năm 2009, doanh thu thanh toán qua thẻ giảm 29,32 % năm 2008 nhưng lại tăng mạnh lên đến 193% năm 2009, tăng 103 triệu đồng, tương uwngs,55%. Tuy nhiên, doanh thu từ việc phát hành thẻ và doanh thu từ việc thanh toán qua thẻ là không đáng kể, đóng góp một phần hết sức nhỏ trong tổng thu nhập của chi nhánh vì chi nhánh luôn xác định, phát hành thẻ là việc hướng đến mục tiêu lâu dài, và hướng đến những lợi ích thực sự từ việc mở rộng quy mô phát hành thẻ đó là tăng cường công tác huy động được vốn từ số dư trên tài khoản khách hàng, tăng sự tiếp xúc của khách hàng với các dịch vụ của chi nhánh, mở rộng thị phần khách hàng, và phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ về sau.
Trên địa bàn và thành phố Buôn Ma Thuột, VCB chiếm ưu thế về thị phần thanh toán thẻ, luôn chiếm trên 50% thị phần thanh toán. Thẻ và những tiện ích của