Về giao thông: Các tuyến đường
liên kết các tỉnh của ba nước trong khu vực Tam giác Phát triển được ưu tiên phát triển.
Ở VN, Quốc lộ 40 nối đường Hồ Chí Minh đến cửa khẩu Bờ Y (Kom Tum). Đối với Lào, đường 18B nối thông với Khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y (VN).
Đối với Campuchia, Việt Nam cho Campuchia vay ưu đãi xây dựng đường 78 từ Banlung đi Ou Ya Dav.
Về hợp tác trên các lĩnh vực cụ thể
Về năng lượng: Việt Nam đã đưa vào vận hành thủy điện Ialy (720MW) và chuẩn bị khởi công thủy điện Buôn Kướp (280MW) cùng hệ thống lưới truyền tải 220kV,
110kV. Lào đã cấp giấy phép cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư xây dựng thủy điện Sekaman 3 (250 MW) và hòa lưới điện quốc gia Lào vào cuối năm 2012, và nhiều dự án thủy điện khác đang được đưa vào sử dụng cũng như nghiên cứu xây dựng.
Về hợp tác trên các lĩnh vực cụ thể
Về thương mại, đầu tư: Các doanh nghiệp Việt Nam đang tích cực đầu tư vào các tỉnh của Lào và Campuchia trong khu vực Tam giác xây dựng cơ sở chế biến với phương châm “vốn, kỹ thuật và thị trường của Việt Nam, lao động và tiềm năng đất đai của Lào và Campuchia".
Việt Nam cơ bản hoàn thành hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại, dịch vụ như các khu kinh tế cửa khẩu Bờ Y (Kon Tum); trạm liên kiểm cửa khẩu Phu Cưa (Lào); trạm liên kiểm tại Khu kinh tế cửa khẩu Lệ Thanh (Gia Lai). Việt Nam hỗ trợ Campuchia xây dựng chợ biên giới Ou Ya Dav, thông qua viện trợ không hoàn lại.
Về hợp tác trên các lĩnh vực cụ thể
Về đào tạo: Việt Nam tiếp nhận khoảng 50 cán bộ, học sinh của Lào mỗi năm sang học và đang đầu tư xây dựng mới khu ký túc xá học sinh Lào, Campuchia tại
trường Đại học Tây Nguyên. Việt Nam cũng hỗ trợ Lào xây dựng trường dân tộc nội trú tại tỉnh Sêkông, hỗ trợ Campuchia xây dựng trường phổ thông nội trú với quy mô 150 học sinh tại Ban Lung tỉnh Ratanakiri bằng viện trợ
không hoàn lại (gần 1 triệu USD/ trường).
Về hợp tác trên các lĩnh vực cụ thể
Về cơ chế phối hợp: Bên cạnh các cuộc Hội nghị cấp cao, ba Thủ tướng đã nhất trí thành lập Uỷ ban điều phối chung khu vực Tam giác Phát
triển, gồm 4 tiểu ban: kinh tế, xã hội - môi trường, địa phương, an ninh - đối ngoại. Mỗi nước cử một Bộ trưởng làm đồng Chủ tịch Uỷ ban và uỷ viên Uỷ ban điều phối gồm đại diện các Bộ, ngành liên quan và các tỉnh trong khu vực Tam giác Phát triển.
Kết Luận
Đảng ta coi chủ nghĩa Mác-Lênin là nền tảng tư tưởng và kim
chỉ nan cho mọi hành động để từ đó xử lý thành công những vấn đề đang đặt ra cho đất nước nói chung và trong đối ngoại nói riêng.
Đảng ta đã vận dụng linh hoạt tư tưởng Hồ Chí Minh trong
ứng xử ngoại giao với Trung Quốc về vấn đề biển Đông: vừa mềm dẻo, vừa kiên quyết.
Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh là di sản tinh thần to lớn và
kho báo vô giá đối với tất cả những người làm công tác ngoại giao trong thời đại mới – thời đại Hồ Chí Minh