Cơ cấu tiền gửi phân theo kỳ hạn.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Đông Sài Gòn.doc (Trang 49 - 56)

HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT

2.3.3. Cơ cấu tiền gửi phân theo kỳ hạn.

Tiền gửi từ dân cư:

Tiền gửi tiết kiệm dân cư là khoản tiền gửi của mổi cá nhân chưa sử dụng đến được gửi vào ngân hàng, nhằm hưởng lãi suất theo quy định. Đây thực sự là nguồn tiềm năng dồi dào cho ngân hàng khi chuyển sang cơ chế hoạch toán kinh doanh.

+ Tiền gửi không kỳ hạn: là loại tiền gửi mà khách hàng có thể gửi nhiều lần và rút ra bất cứ lúc nào. Khách hàng có thể yêu cầu ngân hàng trích tiền từ tài khoản này để chi trả cho nguời thụ hưởngvề tiền hàng hóa, cung ứng lao vụ. Mục đích chính của nguời gửi tiền là nhằm đảm bảo an toàn về tài sản và thực hiện các khoản thanh toán qua ngân hàngvà do vậy nó thường được gọi là tài khoản tiền gửi thanh toán.

+ Tiền gửi có kỳ hạn: là loại tiền gửi mà khách hàng được rút ra sau một thời gian nhất định từ một vài tháng đến một vài năm. Mục đích của người gửi tiền là lấy laĩ và ngân hàng có thể chủ động kế hoạch hóa việc sử dụng nguồn vốn này vì tính thời hạn nguồn vốn.

Bảng 2.4: KẾT CẤU TIỀN GỬI DÂN CƯ.

ĐVT: Tỷ đồng Chỉ Tiêu Năm So Sánh 2008 % 2009 % 2010 % 2009/2008 2010/2009 Số Tiền % (+/-) Số Tiền % (+/-) Tiền gửi Dân Cư 1,591 100 1,509 100 2,016 100 -82 -5.1 507 33.5 Tiền gửi không kỳ hạn 79 4.9 24 1.5 12 0.5 -55 -30.3 -12 -8.3 Tiền gửi có kỳ hạn 1,512 95.0 1,485 98.4 2,004 99.4 -27 -1.7 519 34.9

(Nguồn: Báo cáo số liệu lịch sử về hoạt động kinh doanh - Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Sài Gòn)

0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 2008 2009 2010 Năm

Tiền gửi Dân cư Tiền gửi không kỳ hạn Tiền gửi có kỳ hạn

Như vậy qua 3 năm: 2008, 2009, 2010, nguồn tiền gửi dân cư thì tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nguồn tiền gửi dân cư. Tiền gửi không kỳ hạn có hướng giảm qua các năm. Cụ thể: năm 2008 là 79 tỷ đồng khoảng 4.9% trong tổng tiền gửi dân cư (1,591 tỷ) và năm 2009 là 24 tỷ (chiếm 1.5% trong tiền gửi dân cư) và giảm 55 tỷ đồng so với năm 2008 (tương ứng giảm 30.3%). Đến năm 2010, tiền gửi không kỳ hạn là 12 tỷ chiếm 0.5% trong tổng tiền gửi dân cư và giảm 12 tỷ đồng (tương ứng 8.3%) so với năm 2009.

Tiền gửi có kỳ hạn được người dân ưa chuộng hơn, qua bảng 2.4 cho thấy tiền gửi có kỳ hạn qua các năm luôn chiếm tỷ trọng lớn, năm 2008 là 1,512 tỷ đồng chiếm 95% trong tổng tiền gửi dân cư, đến năm 2009 lại giảm 27 tỷ (tương ứng 1.7%), năm 2009 tiền gửi có kỳ hạn là 1,485 tỷ đồng chiếm 98.4% trong tổng tiền gửi, năm 2010 tiền gửi này tăng lên 2,004 tỷ chiếm 99.4% trong tổng tiền gửi dân cư tương ứng tăng 519 tỷ đồng so với năm 2009 (tăng 34.9%), tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn thể

hiện sự tin tưởng của nhân dân với ngân hàng và mục đích gửi tiền để hưởng lợi nhuận, phản ánh chính sách khách hàng đúng đắn đi đôi với hoạt động quảng bá các sản phẩm tiện ích cao hơn hẳn so với các Ngân Hàng Thương Mại khác.

Trong nguồn tiền gửi của dân cư nguồn tiền gửi có kỳ hạn chiếm phần lớn, đây là nguồn vốn quan trọng, có tính ổn định cao tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong quá trình sử dụng vốn. Ngân hàng cần duy trì tỷ trọng cao của nguồn vốn này và không ngừng phát triển nguồn vốn này về số tuyệt đối.

Nguồn huy động từ dân cư tăng vì: huy động nguồn vốn từ dân cư để đầu tư vào nền kinh tế luôn được Ngân Hàng coi là mục tiêu chiến lược trong hoạt động kinh doanh của mình. Từ đó, cùng với việc đưa ra mức lãi suất hợp lý Ngân Hàng còn thực hiện các biện pháp, chính sách khách hàng để khai thác tối đa từ nguồn vốn này như: Ngân hàng không ngừng đưa ra các sản phẩm huy động vốn đa dạng, tiện ích phù hợp với nhu cầu của dân cư và tổ chức, với mục đích đảm bảo khả năng cạnh tranh và chia sẽ lợi nhuận với công chúng, hệ thống mạng lưới chi nhánh mở rộng qua các năm nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu gửi tiền của dân cư. Mặt khác, ngân hàng chú trọng khâu quảng cáo về hoạt động của ngân hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng nên đã thu hút được nhiều tầng lớp dân cư.

Tiền gửi từ Doanh nghiệp và các Tổ chức kinh tế:

Tiền gửi của các tổ chức kinh tế là khoản tiền các tổ chức kinh tế gửi vào ngân hàng để thực hiện thanh toán, chi trả nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ vốn tạm thời nhàn rổi trong quá trình sản xuất kinh doanh. Các tổ chức kinh tế gửi tiền vào ngân hàng với mục đích là an toàn và hưởng dịch vụ và ngân hàng cung ứng (Xem bảng bên).

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ Tiêu

Năm So Sánh

2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009

Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền

% Số Tiền % (+/-) Số Tiền % (+/-) Tiền gửi các tổ chức kinh tế 1,305 100 1,666 100 1,717 100 361 27.7 51 3.6 Tiền gửi có kỳ hạn 530 40.6 364 21.8 512 29.8 -166 -31.3 148 40.6 Tiền gửi không kỳ hạn 775 59.3 1,302 78.1 1,205 70.1 527 68 -97 -7.4

(Nguồn: Báo cáo số liệu lịch sử về hoạt động kinh doanh - Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Sài Gòn)

0 200 400 600 800 1,000 1,200 1,400 1,600 1,800 G T rị 2008 2009 2010 Năm

Tiền gửi Doanh Nghiệp và các Tổ chức kinh tế

Tiền gửi có kỳ hạn Tiền gửi không kỳ hạn

Qua bảng 2.5, tiền gửi của doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế đa phần là tiền gửi không kỳ hạn. Năm 2008 tiền gửi không kỳ hạn chiếm 59.3%, tiền gửi có kỳ hạn chiếm 40.6%, năm 2009 tiền giửi không kỳ hạn 78.1%, có kỳ hạn 21.8%, năm 2010 tiền gửi không kỳ hạn giảm còn 70.1%, có kỳ hạn chiếm 29.8% trong tổng tiền gửi. Tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp có xu hướng giảm qua các năm: năm 2008 là 530 tỷ đồng đến năm 2009 còn 364 tỷ, giảm 166 tỷ đồng (tương ứng 27.7%) so với năm 2008. Nhưng đến năm 2010 tăng lên 512 tỷ đồng, tăng 148 tỷ so với năm 2009( tương ứng tăng 40.6%). Tiền gửi không kỳ hạn của các doanh nghiệp là 775 tỷ đồng đến năm 2009 là 1.302 tỷ, tăng 527 tỷ đồng (khoảng 68%) so với năm 2008. Năm 2010, con số này là 1.209 tỷ đồng giảm 97 tỷ đồng so với năm 2009 (tương ứng giảm 7.4%).

Tiền gửi của tổ chức kinh tế chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn. Đối với các Ngân Hàng Thương Mại do thời gian và các khoản thanh toán không giống nhau là do luôn có các những khoản tiền vào và ra ngân hàng

nên luôn tồn tại một khoản tiền ổn định và ngân hàng có thể sử dụng cho các doanh nghiệp thiếu vốn vay trong ngắn hạn. Như vậy các ngân hàng có thể bù đắp được các chi phí bỏ ra khi thực hiện quản lý các tài khoản của khách hàng. Và việc nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế giúp ngân hàng mở rộng quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế.

Những năm gần đây, nguồn vốn tiền gửi của các tổ chức kinh tế luôn tăng. Điều đó cho thấy ngân hàng ngày càng nhiều các mối quan hệ với các tổ chức kinh tế, mở ra cho ngân hàng nguồn huy động vốn dồi dào trong tương lai.

Trong tất cả các loại nguồn vốn mà ngân hàng có khả năng huy động thì đây là nguồn vốn có chi phí huy động thấp nhất, tính ổn định thấp nhất vì ngân hàng luôn phải đáp ứng nhu cầu thanh toán thường xuyên của khách hàng. Do vậy ngân hàng cần có những biện pháp tăng cường khả năng thanh khoản của ngân hàng vì tiền gửi của các tổ chức kinh tế biến động mạnh, khi nguy cơ mất khả năng thanh khoản của loại nguồn vốn huy động này là rất cao.

Mặt khác, ta thấy tỷ trọng của nguồn tiền gửi không kỳ hạn là lớn hơn so với có kỳ hạn. Nguồn tiền này hình thành chủ yếu từ nguồn tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp. Đây là nguồn vốn đang được khai thác nhất vì đối với các đơn vị, nguồn tiền này luôn biến động.Tiền gửi không kỳ hạn được chú trọng vì bộ phận này có tính chất đảm bảo cho số vốn mà các đơn vị vay của ngân hàng.

Hơn nữa, các đơn vị có tiền gửi này sẽ sử dụng các dịch vụ thanh toán: Séc, UNC, UNT, chuyển tiền…Bên cạnh đó, ngân hàng phải chi trả cho nguồn vốn này thấp so với nguồn vốn huy động từ dân cư. Vì vậy, Ngân hàng đã có những biện pháp nhằm thu hút lượng tiền gửi này như: đơn giản hóa các thủ tục, áp dụng chính sách đãi với doanh nghiệp có số dư tiền gửi lớn.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Đông Sài Gòn.doc (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w