Quy trình quản lý rủi ro Tín dụng.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro Tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đông Sài Gòn.doc (Trang 48 - 52)

- Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của Chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã

2.4.1. Quy trình quản lý rủi ro Tín dụng.

Hiện nay tại mô hình quản lý Tín dụng tại hệ thống NHNo&PTNT là mô hình một cửa, các cán bộ Tín dụng phải thực hiện tất cả các khâu của quá trình Tín dụng, cho nên quy trình quản lý rủi ro cũng gắn liền với quy

Quy trình quản lý rủi ro Tín dụng tại NHNo&PTNN có bốn giai đoạn cơ bản: khởi đầu và giải ngân; giám sát và quản lý; thu hồi và xử lý nợ; thẩm định lại rủi ro Tín dụng. Xây dựng và thực hiện tốt quy trình có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hạn chế sai sót, rủi ro, nâng cao chất lượng Tín dụng.

Khởi đầu và giải ngân:

Đây là giai đoạn đầu tiên trong quy trình. Tiến hành cụ thể như việc thu thập thông tin, thẩm định khách hàng,...

So sánh kết quả xếp hạng khách hàng nội bộ với xếp hạng của các cơ quan xếp hạng bên ngoài (hiện tại là CIC)

Phân tích cơ cấu nợ, mục đích là để xác định những tác động của cơ cấu nợ đối với nguy cơ vỡ nợ của khách hàng. Nếu cơ cấu nợ không hợp lý và hiệu quả thì người trả nợ sẽ bị hạ thấp loại xếp hạng.

Hai khâu này cần phải được tiến hành phối hợp cùng với nhau mới phát huy được tối đa hiệu quả. Sau khi phân tích, đánh giá, thẩm định khách hàng, hồ sơ được duyệt, các Ngân hàng tiến hành soạn thảo hồ sơ Tín dụng mang tính ràng buộc chặt chẽ về mặt pháp lý và giải ngân.

Giám sát và quản lý:

Trong thời hạn khoản vay, cán bộ Tín dụng tiến hành theo dõi việc sử dụng vốn vay của khách hàng, việc thực thi các phương án, kế hoạch trả nợ, rà soát bổ sung hồ sơ đảm bảo và đầy đủ. Mục đích nhằm giúp phát hiện kịp thời nhanh chóng những dấu hiệu cảnh báo sớm, những nguy cơ rủi ro tiềm ẩn để có biện pháp ngăn chặn, khắc phục, phòng ngừa.

Việc giám sát và quản lý sau cho vay luôn được quan tâm sát sao, giúp các Ngân hàng gần gũi với khách hàng hơn, nắm bắt kịp thời nhu cầu cũng như những khó khăn để tư vấn và cùng nhau giải quyết. Ðịnh kỳ thăm hỏi khách hàng, giám sát tình hình tài chính, đánh giá lại tiềm lực,

hình biến động của thị trường, ngành nghề kinh doanh, những thay đổi dù nhỏ của khách hàng.

Việc theo dõi và giám sát hoạt động kinh doanh của khách hàng sau khi cho vay nhằm hướng dẫn, đôn đốc người vay sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả số tiền vay để nhằm kiểm soát việc hoàn trả nợ gốc, lãi cho vay đúng hạn, kịp thời phản ánh những dấu hiệu rủi ro đến từ phía khách để có các biện pháp thích hợp nếu người vay không thực hiện đầy đủ, đúng hạn những cam kết.

Việc kiểm tra và giám sát được NHNo&PTNT VN quy định tiến hành định kỳ, đột xuất với 100% khoản vay, một hay nhiều lần tùy theo độ an toàn của khoản vay.

Quá trình kiểm tra giám sát khoản vay tại hệ thống NHNo&PTNT được tiến hành như sau:

- Mở sổ sách theo dõi: thông tin của các khoản vay được mở sổ theo dõi theo hợp đồng Tín dụng và theo dõi trên phần mềm điện toán IPCAS.

- Kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, vật tư đảm bảo nợ vay.

+ Kiểm tra qua hồ sơ chứng từ: kiểm tra trước, trong và sau khi giải ngân. Có thể kiểm tra định kỳ tháng, quý, hoặc kiểm tra đột xuất.

+ Kiểm tra tại hiện trường: thị sát tiến độ thực hiện, thị sát vật chất. + Lập biên bản kiểm tra: Được thực hiện sau khi cán bộ Tín dụng

đã tiến hành kiểm tra mục đích sử dụng vốn và vật tư đảm bảo nợ vay Ngân hàng. Nếu có dấu hiệu rủi ro phát sinh ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng thì cán bộ Tín dụng phải có báo cáo kịp thời lên cấp trên để có hướng giải quyết đúng đắn.

hàng.

+ Trước khi nhận được báo cáo: đánh giá tiến độ thực hiện dự án, đánh giá, phân tích hiệu quá tình hình tài chính

+ Khi nhận được báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch của khách hàng: tiến hành theo dõi, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, phân tích tình hình tài chính, phân tích bảo đảm Tín dụng

- Kiểm tra các tài sản đảm bảo tiền vay: kiểm tra trên hồ sơ đảm bảo tiền vay, kiểm tra tài sản tại hiện trường để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh như mất mát, hư hỏng, giảm giá trị…Nếu trường hợp đảm bảo là bảo lãnh bên thứ ba thì phải thường xuyên kiểm tra và theo dõi năng lực tài chính của người bảo lãnh thứ ba để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của bên thứ ba khi có yêu cầu.

- Thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng xử lý rủi ro cho các khoản nợ

Thu hồi và xử lý nợ:

Bên cạnh việc rà soát lại hồ sơ, cán bộ Tín dụng thường xuyên theo dõi việc trả nợ của khách hàng. Tiến độ trả nợ một phần đánh giá nên tiềm lực của khách hàng, cũng như thái độ cộng tác, nguy cơ rủi ro trong tương lai.

- Nếu việc trả nợ đang tốt, bỗng dưng chậm lại một vài kỳ, nhưng vẫn thanh toán đủ, cán bộ Tín dụng tiến hành tìm hiểu nguyên nhân, để tìm biện pháp khắc phục, thậm chí có thể giúp ích được cho khách hàng bằng cách trao đổi với đối tác khách hàng khi cần thiết, tư vấn cho khách hàng những phương án mới giúp nhanh thu hồi được vốn...

- Nếu việc trả nợ thường xuyên chậm và để quá hạn nhiều kỳ, ngoài việc theo dõi, tìm hiểu nguyên nhân, đôn đốc khách hàng trả nợ, cán bộ

qua xử lý nợ.

- Sau khi rà soát thẩm định lại khoản vay, khả năng trả nợ của khách hàng, nếu khoản vay vẫn còn có khả năng thu hồi, tổ Tín dụng hoạch định kế hoạch và biện pháp thu hồi, nếu các khoản vay có nguy cơ mất khả nãng thu hồi nợ, tổ Tín dụng sẽ chuẩn bị phương án xử lý nội bộ, sau đó chuyển hồ sơ sang các cơ quan hữu quan có thẩm quyền thụ lý.

Thẩm định lại rủi ro Tín dụng:

Bên cạnh các giai đoạn trên, việc thẩm định lại rủi ro Tín dụng nhằm giúp cho các Ngân hàng xác định được mức độ tổn thất khi vỡ nợ có thể xảy ra để ngăn ngừa hoặc dùng quỹ dự phòng trích lập, xử lý trước. Ðối với những khoản vay không có bảo đảm, việc đánh giá mức độ tổn thất khi vỡ nợ phụ thuộc vào giá trị hiệu quả ròng trong bảng cân đối kế toán của khách hàng, tỷ trọng của Tín dụng không bảo đảm/tổng giá trị Tín dụng.

Việc thẩm định lại rủi ro Tín dụng, xác định mức độ thiệt hại khi vỡ nợ xảy ra, hoặc là hậu quả của việc không trả được nợ để xác định mức độ tổn thất ước tính là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến mức dự phòng rủi ro mà các Ngân hàng đặt ra. Hoạt động của Ngân hàng là phân bổ nguồn vốn kinh tế dựa trên mức độ tổn thất ước tính nhưng cần chú ý tính toán các khoản vay sao cho có thể bù đắp được những tổn thất dự kiến và các tổn thất ngoài dự kiến, tức là cần phải tính đến cả các yếu tố như khả năng vỡ nợ, mức độ tổn thất thực tế khi vỡ nợ và tổn thất thông thường khi vỡ nợ.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro Tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đông Sài Gòn.doc (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w