Đặc điểm ngành nghề và thị trường lao động

Một phần của tài liệu Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP Phương Đông Chi nhánh Trung Việt.doc (Trang 25 - 26)

Đặc điểm ngành nghề

Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế, hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, nó cung cấp một số dịch vụ cho khách hàng và ngược lại nó nhạn tiền gửi của khách hàng với các hình thức khác nhau. Nghiệp vụ kinh doanh của Ngân hàng thương mại rất phong phú và đa dạng cùng với sự phát triển của khách hàng, khoa học kỹ thuật, kinh tế và xã hội. Hoạt động của ngân hàng thương mại cũng có nhiều phương pháp mới nhưng các nghiệp vụ kinh doanh về cơ bản không thay đổi là nhận tiền gửi và hoạt động cho vay, đầu tư. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của ngân hàng luôn gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế và đời sống xã hội. Trong cơ chế thị trường, các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng cũng là các doanh nghiệp nhưng chúng là những doanh nghiệp đặc biệt vì tài sản trong quá trình kinh doanh của các ngân hàng đều phụ thuộc vào khách hàng.

Mặt khác, hàng hoá mà các ngân hàng kinh doanh là một loại hàng hoá đặc biệt, nó rất nhạy cảm với sự biến đổi của thị trường và tình hình kinh tế xã hội. Ngân hàng là một ngành chứa nhiều rủi ro. Một biến động bất lợi của môi truờng kinh tế đều có ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống ngân hàng

Ngân hàng bán lẻ, dịch vụ tiện ích, ngân hàng hàng đầu… là danh xưng và cũng là mục đích của rất nhiều ngân hàng của Việt Nam đang hướng tới. Tuy nhiên,

việc định vị một thương hiệu ngân hàng có uy tín trong lòng khách hàng lại không đơn giản chỉ là dịch vụ mà còn là yếu tố con người, hệ thống mạng lưới, chiến lược trong hoạt động...

Thị trường lao động

Trong 1 năm trở lại đây, nền kinh tế miền Trung chứng kiến sự phát triển ồ ạt của mạng lưới dịch vụ tài chính ngân hàng. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TP. Đà Nẵng thì toàn TP hiện có 33 chi nhánh ngân hàng cấp 1 được thành lập. Các chi nhánh này quản lý hàng trăm chi nhánh dưới cấp, phòng và điểm giao dịch trong vùng.

Xuất phát từ việc nhiều Ngân hàng TMCP cần hoàn thiện đội ngũ, nhân sự trong thời gian ngắn, nhằm phục vụ cho việc mở thêm phòng giao dịch và công ty trực thuộc ngân hàng như công ty chứng khoán, công ty cho thuê tài chính, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản... Các nhà tuyển dụng bắt buộc phải chấp nhận việc chạy đua nóng nhằm chiêu mộ nhân tài. Nhiều NHTMCP đã có tốc độ phát triển nhân lực khá cao từ 30 - 70%, thậm chí có nơi đến 150%. cuộc cạnh tranh khốc liệt tranh giành nhân lực chất lượng cao đã diễn ra và nguồn nhân lực trong lĩnh vực này đang thực sự nóng. Trên địa bàn TP. Đà Nẵng cũng như các tỉnh trong khu vực miền Trung hiện nay, các trường đại học, cao đẳng cung cấp một lượng sinh viên khá lớn và phong phú về ngành nghề và đảm bảo đào tạo có chất lượng. Điều đó tạo nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung và Ngân hàng Phương Đông nói riêng trong việc lựa chọn nhân viên khi tuyển dụng.Việc tuyển lao động có chất lượng sẽ góp phần rất lớn trong việc giảm chi phí đào tạo nhân viên sau này cho Ngân hàng. Vì vậy việc lựa chọn cũng ảnh hưởng không ít đến công tác đào tạo và phát triển của Ngân hàng sau này.

Mặt khác, Ngân hàng Phương Đông có thể hướng đến việc thu hút các nhân viên đang làm việc tại các doanh nghiệp đối thủ, các nhân viên từ nguồn này sẽ đáp ứng yêu cầu về trình độ và kinh nghiệm công tác.

Một phần của tài liệu Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP Phương Đông Chi nhánh Trung Việt.doc (Trang 25 - 26)