ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC NHU CẦU CƠ BẢN CỦA CON

Một phần của tài liệu Khoa hoc giao tiep.pdf (Trang 58 - 60)

CON NGƯỜI

Các nhu cầu cơ bản của con người có những đặc điểm như sau:

• Nhu cầu là nguyên nhân hoạt động của con người. Con người dồn mọi nỗ lực đểđược thỏa mãn các nhu cầu cơ bản.

• Bất cứ nhu cầu nào cũng có mục đích . Nhu cầu và mục

đích luôn luôn thay đổi. Cùng một nhu cầu, nhưng mỗi người hướng đến mục đích không giống nhau và ngược lại. Ba người tham gia Câu lạc bộ Điện ảnh: một người là để tìm hiểu về điện

ảnh, một người để vui chơi giải trí, còn người kia thì để tìm bạn. • Các nhu cầu không bao giờ được thỏa mãn hoàn toàn. Một nhu cầu mỗi khi được thỏa mãn thì nhu cầu khác tiềm ẩn lại nổi lên và tác động lên mối quan tâm và hành động của con người.

• Nhu cầu sinh lý là nhu cầu gây “căng thẳng” mạnh nhất ở

con người.

• Ngoài ra, đặc điểm tâm lý chung của con người bình thường là tìm kiếm sự thỏa mãn các nhu cầu của mình, tìm cách xa lánh đau đớn, tránh xa cảm giác bất an, cần sự đồng cảm, ghê sợ trạng thái vô danh, sự buồn chán. Các hành vi của con người bị chi phối bởi cái muốn và cái sợ: hành động đểđạt được những gì mình muốn và hành động để tránh những gì con người sợ.

MUỐN Sống lâu No ấm, sung sướng Nhàn nhã Giàu có Hiểu biết Danh vọng Công bằng Cái đẹp vv……… SỢ Chết Đói khổ Vất vả Nghèo nàn Dốt nát Thấp hèn Bất công Cái xấu vv…………

Tóm lại, để đạt được cái muốn và tránh cái sợ, chính là

ĐỘNG LỰC thúc đẩy con người hành động.

4. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý, GHI NHỚ KHI HỌC VÀ SAU KHI HỌC:

Sau khi học bài 3 bạn cần ghi nhớ các điểm sau đây:

- Các nhu cầu cơ bản là nguyên nhân, động lực thúc đẩy con người có hành vi trong cuộc sống

- Ở từng thời điểm của cuộc sống, mỗi cá nhân đều có năm nhu cầu cơ bản cùng lúc, tuy nhiên có một loại nhu cầu cơ bản

được thể hiện mạnh nhất thu hút sự quan tâm của cá nhân đó và họ hành động vì nhu cầu đó.

- Trong công tác xã hội, nhân viên xã hội cần quan tâm đến nhu cầu của người được giúp đỡ để có thể hiểu họ và tìm giải

pháp hỗ trợ phù hợp

- Con người nếu liên tiếp trong một thời gian dài không

được đáp ứng các nhu cầu cơ bản thì họ có thể có những phản

ứng tiêu cực do bịức chế.

5. CÁC TÀI LIỆU CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM:

1. Nguyễn Ngọc Lâm, Khoa học giao tiếp, Ban XB

ĐHMBC Tp. HCM, 1998.

2. Nguyễn Thị Oanh, Tâm Lý Truyền Thông và Giao Tiếp, Khoa Phụ Nữ Học, Đại Học Mở Bán Công TP.HCM, 1993.

3. Nguyễn Thành Tống, Truyền Thông - Kỹ năng và phương tiện, Nhà xuất bản Trẻ, TP.HCM, 1996.

4. R. Martin Chazin và Shela Berger Chazin, Hành vi con

người và Môi trường xã hội, Nội dung tập huấn của ĐH Fordham, Khoa PNH., 1997.

5. Tài liệu tập huấn, Kỹ năng giao tiếp, Shatec, Singapore,

2000.

6. Đặng Phương Kiệt và Nguyễn Khắc Viện, Tâm Lý học

Đời sống, NXB KHXH, Hà Nội, 1994.

7. Erhard Thiel, Hành vi giao tiếp, Nhà XB Trẻ, 1996.

Một phần của tài liệu Khoa hoc giao tiep.pdf (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)