Giấc mơ Harvard

Một phần của tài liệu khang dinh chinh minh.pdf (Trang 61 - 63)

Con có biết hồi nhỏ trường đại học nào ở Mĩ mà ba được nghe nói đến đầu tiên không?

Đó là trường Havard! Lúc học đến trung học, ba đọc trong cuốn “bách khoa toàn thư” và

được biết trường Havard có lịch sử dài hơn chính lịch sử nước Mĩ. Tính đến đầu những năm 60, Havard đã đào tạo cho nước Mĩ 6 vị tổng thống. Những nhà văn nhà thơ mà ba sùng bái đều học trường Havard.

Có điều lúc đó ngay đến việc có thi đỗ vào những trường đại học trong nước hay không cũng còn chưa biết chắc nữa, chứ nói gì đến Havard. Cho mãi đến khi ba gặp con trai ngài đại sứ Mĩở Trung Quốc thì cái ý định thi vào trường Havard mới nhen lên trong ba. Chú ấy nói với ba: “Kết quả học tập hồi trung học của tôi cũng không phải thật xuất sắc, nhưng sau cuộc phỏng vấn tôi đã được nhận vào. Lúc ấy vị giám khảo đã nói: “Chúng tôi quan tâm đến việc anh sẽđạt được những gì trong tương lai, chứ không phải là những việc mà anh đã đạt được trong quá khứ”. Thế là ba nghĩ, biết đâu với một kết quả học tập không mấy xuất sắc như ba, nhưng lại có một ngày nào đó bản thân mình sẽđược vào trường Havard!

Sau này khi sang Mĩ, vừa đến nơi, ba đã thấy trên báo có bài đăng trường Havard cải cách chương trình học, mỗi một học sinh tốt nghiệp ra trường đều phải đạt tiêu chuẩn tinh thông viết lách, toán học và máy tính. Họ cho rằng đây là những bước đào tạo cơ bản cho một sinh viên đại học, nếu không biết linh hoạt sử dụng ba môn này thì khó lòng trở

Bài báo còn nói thêm, trường Havard cho rằng, giáo dục đại học không phải là đào tạo ra một loạt những con mọt sách làm việc máy móc, mà là chỉ dẫn cho sinh viên biết cách làm thế nào đểđi sâu nghiên cứu các lĩnh vực khác nhau.

Trường Havard cho rằng, họ cần những “Con nguời quốc tế”. Đó chính là những nguời có tầm nhìn mang tính quốc tế. Cho dù có giỏi những môn khoa học cơ bản thế nào đi chăng nữa mà thiếu đi thế giới quan hay sự tu dưỡng vềđạo đức thì cũng vẫn không đủ. Trường Havard càng ngày càng trở nên thú vị với ba. Thậm chí khi ba đã là phó giáo sư, ba vẫn muốn bỏ việc, chuyển đến Cambridge để làm “Một sinh viên Havard”.

Thật tiếc, những lo lắng của cuộc sống cộng với việc con đỗ vào trường Shyvesant đã khiến ba phải từ bỏ ý định này. Thêm nữa, năm ngoái đọc báo cáo thống kê thấy nói, thậm chí những học sinh có sốđiểm trung bình là 97,27 cũng bị trường Havard trả về, ba lại sợ rằng “có khi đến con trai mình cũng khó vào được Havard”. Nhưng con không nản lòng, con đến thư viện trường lần giở “Hồ sơ lưu trữ”. Đó là tập hồ sơ tập hợp những bài phát biểu cảm tưởng của những bậc tiền bối các khóa học ở các trường danh tiếng. Con nói với ba: “Havard quả là mái trường có sức hấp dẫn mê hồn với bao nhiêu nguời”. Mặc dù những nguời trong trường đều nói ởđó có những “đồăn” khó nhá nhất thiên hạ, nhưng con nói: “Cái hấp dẫn nguời ta nhất không phải là những vị giáo sư mà là chính những sinh viên, không phải cơ sở vật chất của trường học mà là không khí học. Ởđó, mỗi cá nhân đều khác nhau”. “Cái chúng ta cần chính là những cái không giống nhau đó, chứ không phải là cái giống nhau. Sản phẩm của sự giáo dục máy móc, chỉ là những thứ

giống hệt nhau, nhưng trường Havard để sinh viên tự mình phát triển trở thành chính mình”. Nhìn đôi mắt sáng ngời của con, ba lại nhớđến tuổi trẻ của mình, mơước được trở thành một sinh viên Havard.

Thế là đến năm cuối cấp 3, con đã bắt đầu làm hồ sơ thi tuyển: Viết đơn xin học, viết lí lịch bản thân, xin trường Havard đồng ý nhập học trước thời hạn. “Con có thể kể ra những việc con đã làm giúp ba” – Ba góp ý. “Cái đó không quan trọng, bởi vì nhà trường không tính điểm dựa theo thành tích đã đạt được của những nguời trong gia đình”. “Ba mẹ có thể nhờ thầy hiệu trưởng của trường con viết cho một lá thư giới thiệu” - Mẹ con nói. “Điều đó cũng chẳng quan trọng, ba mẹạ!”.

Ba mẹ cũng chẳng nói gì thêm nữa, thôi thì để tự con thực hiện giấc mơ của mình. Đến lúc con cầm bản lí lịch tự thuật của mình đưa ba xem, con đã làm ba ứa nước mắt. Con viết: “Là nguời di cưđến đây, tôi có cách đánh giá nền văn hóa Mĩ bằng một con mắt hoàn toàn mới. Tôi có thể dùng quan điểm của phương Tây để nhìn lại di sản nền văn hóa phương Đông. Dòng máu phương Đông chảy trong huyết quản, nếu có thể vào trường Havard, tôi hy vọng sẽ tìm thấy sự giao thoa giữa một bên là chủ nghĩa cá nhân phương Tây và tư tưởng Nho giáo phương Đông. Tôi sẽ dùng vốn văn hóa phương Đông khiêm tốn của mình bắc thành chiếc cầu nối giữa hai nền văn hóa hai dân tộc này…” Ba phát hiện ra rằng, lúc đến Mĩđịnh cư, khi ấy con mới 7 tuổi, ngày nào ba cũng bắt con học tiếng Hoa, vì điều này mà ba con mình tranh cãi không biết bao nhiêu lần và cũng hao tốn bao nhiêu tâm lực của ba, thế nhưng hôm nay ba đã thấy công sức của ba đã kết thành quả ngọt.

Hôm nay, trước đêm Noel, ba ngồi viết thư cho con từ một phía khác của quảđất, lòng tràn đầy xúc động, thầm cảm tạ cuộc đời và lòng biết ơn đối với trời cao đất dày. Cuối thư, ba muốn nói rằng:

Chúc con trở thành một sinh viên Havard! Ba mẹđặt niềm tin tự hào và vinh quang nơi con!

Những sản phẩm được giáo dục một cách máy móc chỉ là những thứ giống hệt nhau,

nhưng trường Havard để sinh viên tự do phát triển trở thành chính mình.

Chương 30

Một phần của tài liệu khang dinh chinh minh.pdf (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)