Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật quy định rõ ràng quyền, nghĩa vụ cũng như cơ cấu nhiệm vụ của các phòng, ban của người quản lý, người bị quản lý.

Một phần của tài liệu tìm hiểu công tác quản lý văn bản đi, văn bản đến của văn phòng bộ - bộ lao động - thương binh và xã hội (Trang 30 - 34)

cũng như cơ cấu nhiệm vụ của các phòng, ban của người quản lý, người bị quản lý.

- Trong những năm tới Bộ cần phải tích cực triển khai công tác cải cách hành chính theo cơ chế một cửa nhằm đảm bảo hiệu quả công việc về thời gian cũng như chất lượng công việc.

- Bằng những biện pháp cụ thể nhằm phát huy cao độ sự năng động nhiệt tình của đội ngũ cán bộ trẻ mới vào công tác tại Bộ.

- Mở thêm các khóa đào tạo bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công chức trong đơn vị.

- Giải quyết nhanh gọn hơn, trong thời gian ngắn nhất các văn bản được gửi đến Bộ xử lý.

- Đảm bảo về mặt số lượng cũng như chất lượng cán bộ công chức tránh tình trạng thiếu ở bộ phận này nhưng lại dư thừa ở bộ phận kia.

- Thống nhất hoạt động từ trên xuống dưới tạo thành một thể thống nhất, đảm bảo liên tục sự trao đổi thông tin giữa các cấp nhưng bên cạnh đó cũng phát huy được tinh thần chủ động sáng tạo trong công việc.

Trên đây là một số những kiên nghị, giải pháp và phương hướng nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động trong công tác văn thư, hy vọng với một vài ý kiến đóng góp trên đây sẽ góp phần nhỏ vào việc đảm bảo cho công việc của đơn vị được suôn sẻ, tạo thành một hệ thống xuyên suốt đồng bộ và thực sự có những biến chuyển trong hiệu quả trong những năm tới.

B¸o c¸o thùc tËp Häc viÖn Hµnh chÝnh

C. KẾT LUẬN

Công tác văn thư quản lý văn bản đi, văn bản đến tại Văn phòng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là công tác quản lý rất cần thiết và tương đối phức tạp, do đặc điểm tình hình của Bộ là một cơ quan lớn nên khối lượng công tác hành chính cần giải quyết là rất lớn. Chất lượng và hiệu quả làm việc của Văn phòng Bộ có ảnh hưởng lớn và mang tính quyết định tới các khâu khác trong quy trình quản lý hành chính nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Trong quá trình thực tập tại Văn phòng Bộ, được quan sát khối lượng công việc của Phòng thực hiện, cũng như được trực tiếp tham gia giải quyết công việc của phòng. Những kiến thức thu được từ thực tế là rất lớn và bổ ích cho công tác sau này của em. Quan trọng nhất là bản thân mình lần đầu tiên được trải nghiệm đối với một vị trí mới, được trực tiếp tham gia vào một khâu trong guồng máy hành chính của Bộ.

Đối với để tài báo cáo của bản thân em, đây là khoảng thời gian bổ ích để em so sánh, đối chiếu giữa kiến thức lý luận và thực tiễn. Đi sâu vào tìm hiểu về đề tài này kết hợp với việc quan sát thực tiễn hoạt động chuyển giao văn bản đến và văn bản đi của Bộ em đã được vận dụng những kiến thức cũng như các kỹ năng mà bản thân được tiếp thu khi còn ngồi trên giảng đường và qua đó cũng thấy giữa thực tế và lý luận có những điểm khác biệt nhất định, tuy vậy nhưng vẫn phải đảm bảo dựa trên những cơ sở lý luận nhất định.

Đối với quá trình thực tập, thời gian 2 tháng thực sự là rất cần thiết nhưng chưa phải là đủ để em có thể chiêm nghiệm hết những kiến thức mà mình đã được học, bên cạnh đó là sự phân công sắp xếp đoàn sinh viên thực tập tại Bộ vào cùng một phòng Văn thư lưu trữ cũng chưa thực sự là một điều kiện đủ để chúng em có thể quan sát cũng như tham gia công việc thực tế. Vì cùng thực tập trong một phòng nên thực sự là thiếu những cơ hội để chúng em có thể tiếp cận được với nội dung công việc do đó mà vẫn tồn tại những khoảng thời gian trống thời gian thực tập. Qua đây, em thực sự thấy khâu chuẩn bị cho đợt thực tập là rất cần thiết và em thực sự mong muốn có được sự phối hợp chặt chẽ cũng như sự quan tâm hơn nữa giữa ban lãnh đạo Học viện cũng như cơ quan thực tập để khoảng thời gian thực tập trở nên thật ý nghĩa, đạt hiệu quả thực sự như tính chất vốn có của nó.

Tuy vậy, nhưng khoảng thời gian thực tập tại Văn phòng thật sự là khoảng thời gian rất có ý nghĩa với bản thân em nói riêng cũng như sinh viên cuối khóa nói chung. Em xin chân thành cảm ơn Văn phòng Bộ Lao đông – Thương binh và Xã

B¸o c¸o thùc tËp Häc viÖn Hµnh chÝnh

hội, các anh chị đã tiếp nhận và nhiệt tình hướng dẫn giúp đỡ em trong quá trình thực tập, em xin cảm ơn các thầy cô trong đoàn thực tập đã tận tình chỉ bảo và dõi theo em trong cả quá trình hoàn thành bản báo cáo thực tập này. Em xin hứa với sự hướng dẫn chỉ dạy tận tình của thầy cô sẽ luôn cố gắng và nỗ lực trở thành một công chức gương mẫu trong tương lai.

Hà nội, ngày 14 tháng 4 năm 2009 SINH VIÊN

B¸o c¸o thùc tËp Häc viÖn Hµnh chÝnh

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nghị định số 178/NĐ-CP ngày 3/12/2007 của Chính phủ.

2. Nghị định 110/2004/NĐ-CP về công tác văn thư do Chính phủ ban hành. 3. Nghị định số 171/2004/NĐ-CP ngày 29/9/2004 của Chính phủ.

4. Giao trình Hành chinh Văn phòng – Học viện Hành chính – 2005.

5. Báo cáo kết quả công tác văn thư, lưu trữ thực hiện công tác số 678/VTLTNN- TTr ngày o5 tháng 8 năm 2008 của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước về thanh tra thương xuyên công tác văn thư, lưu trữ tại BLĐTBVXH.

6. Công văn số 425/VTLTNN-NVTW ngày 18/7/2005 của Cục văn thư và Lưu trữ nhà nước.

B¸o c¸o thùc tËp Häc viÖn Hµnh chÝnh

Một phần của tài liệu tìm hiểu công tác quản lý văn bản đi, văn bản đến của văn phòng bộ - bộ lao động - thương binh và xã hội (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w