C 6H12O6 + 2ATP 23 H4O3 + 4H+ 2AD P+ 2 P+ 4ATP
2. CƠ QUAN VÀ BÀO QUAN HÔ HẤP 1 Cơ quan hô hấp
2.1. Cơ quan hô hấp
Thực vật không có cơ quan chuyên trách về hô hấp như ở động vật. Hô hấp xãy ra ở tất cả
C6H12O6 + O2 CO2 + H2O –Q + 689 kcal/mol glucose ▲Q= - 689 kcal/mol glucose 2880 kJ/mol glucose
Màng trong Chất nền
ribosome
s ADN
Tấm răng lượt Màng ngoài
các cơ quan của ty thể, đặc biệt xãy ra mạnh ở các cơ quan đang sinh trưởng, sinh sản và ở rễ.
2.2. Bào quan hô hấp
Ty thể là bào quan đóng vai trò chính trong quá trình hô hấp và được xem là “trạm biến
thế năng lượng” của tế bào. Hình dạng, số lượng, kích thước của ty thểthay đổi rất nhiều phụ thuộc vào từng loài, từng cơ quan, loại tế bào khác nhau và mức độ trao đổi chất của chúng.
- Ty thể có dạng hình cầu trong các tế bào phôi sớm; kéo dài như sợi chỉ trong nguyên bào, ngoài ra còn có dạng hình que, hạt, bầu dục, dạng sợi dài…
- Kích thướcdao động từ 0.2-1 m
- Số lượng ty thể rất nhiều, dao động từ vài trăm đến vài nghìn ty thể trong một tế bào.
2.2.1. Cấu trúc bên trong của ty thể
Ti thể điển hình gồm màng ngoài, khoang ty thể và hệ thống màng trong của ty thể.
Hình 4.1. Sơ đồ cấu trúc điển hình ti thể của tế bào
Màng ngoài là lớp màng kép gồm hai màng cơ sở hợp thành, dày khoảng 5-7 nm, mặt ngoài và trong nó đều nhẵn. Màng ngoài của ty thể có tính thấm rất tốt với những chất có phân tử lượng nhỏ và các ion. Nó chứa enzyme của quá trình trao đổi axit béo và phospholipit. Chức năng chủ yếu của màng ngoài là bao bọc ty thể, ngăn cách nguyên sinh chất với không gian bên trong ty thể, đồng thời quyết định tính thấm đối với các chất đi ra, đi vào ty thể.
Màng trong dày xấp xỉ màng ngoài. Bề mặt của nó không nhẵn mà gồ ghề tạo nên nhiều nếp gấp kiểu mào răng lượt (mồng) ăn sâu vào trong khoang ty thể và vuông góc với bề mặt ty thể. Mặt trong của màng trong ty thể có nhiều hạt nhỏ có chân (thể hình nấm). Các hạt này chính là nơi xãy ra quá trình phosphoryl hóa oxy hóa và tổng hợp ATP và được gọi là oxisom (hạt cơ bản). Oxisom chứa nhiều enzyme của mạch chuyển điện tử. Qua mạch này điện tử được chuyển từ bản thể oxy hóa tới oxy của không khí để tạo thành nước (hình 4.2). Lớp màng trong chứa tất cả enyme của chuỗi vận chuyển điện tử và phosphoryl hóa oxy hóa. Chức năng chủ yếu của màng trong là thực hiện qúa trình chuyển
vận điện tử và phosphoryl hóa oxy hóa để tạo nên ATP.
Không gian giữa hai lớp màng chứa đầy chất dịch trong đó có nhiều enzyme như: adenylat kinaza, các enzyme phosphoryl hóa…Nó đảm bảo sự liên hệ giữa hai màng và khoảng đệm trung gian…
Khoang ty thể là khoảng không gian còn lại trong ty thể, chứa đầy chất nền cơ bản gọi là cơ chất. Thành phần hóa học chủ yếu gồm 50% protein mà chủ yếu là các enzyme của chu trình Krebs, ARN và vài phân tử ADN vòng sợi kép. Chức năng của khoang ty thể là thực hiện quá trình oxihóa chất hữu cơ triệt để thông qua chu trình Krebs.
2.2.2. Chức năng của ty thể
Chức năng cơ bản của ti thể là oxihóa các chất hữu cơ để giải phóng năng lượng tích lũy trong các phân tử ATP. Ty thể chứa hệ thống di truyền hoàn chỉnh ADN, bộ máy tạo ARN, protein riêng và các enzyme cần cho quá trình tự nhân đôi ADN trong giai đoạn phiên mã, giải mã, vì thế nó có thể tự tái tạo khi cần thiết bằng cơ chế nhân đôi và phân chia như một số bào quan khác trong tế bào. Khả năng này giúp ty thể thực hiện di truyền tế bào chất, một số tính trạng không di truyền qua nhân mà di truyền qua ty thể.