Sinh sản và phục hồi bằng những phần không chuyên hoá

Một phần của tài liệu Các phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật (Trang 38 - 42)

4.1.l.1. Sinh sản và phục hồi thực vật không tách rời khỏi thể mẹ và bằng những phần không chuyên hoá

a) Sự sinh sản bằng việc tách các bụi

Trong điều kiện tự nhiên, không có sự can thiệp của con người, khả năng sinh sản này làm tăng số lượng cá thể đồng thời xâm chiếm thêm khoảng không, do đó nó cũng có nghĩa là thực hiện sự phân bố của thực vật. Khi tách những phần của một cây, tức khi tách bụi, những phần như vậy thường vẫn ở tại chỗ và sự hình thành này không dẫn tới xâm chiếm diện tích mới.

Có thể nghiên cứu khả năng sinh sản sinh dưỡng một cách rõ hơn ở họ hoà thảo mọc thành búi và họ cói ở hai họ này do một yếu tố tác động nào đó (côn trùng, giun đất, động vật…) làm tách ra từng phần và có thể tồn tại độc lập, tạo thành búi mới.

Bản chất của vấn đề trên là ở nhóm hoà thảo và sa thảo mọc thành búi dày bên trong của búi có phần già đã chết, phần này sẽ nối với các phần còn sống, khi bị tác động sẽ tách ra hình thành búi mới.

Khi nghiên cứu kiểu này cần làm rõ những vấn đề sau:

1. Khả năng của cây mọc dạng búi tới việc sống độc lập khi bị tách ra. 2. Nguyên nhân dẫn tới sự tách từng phần của chúng.

3. Kích thước và tuổi của búi khi bị tách (đường kính của cả búi).

4. Kích thước và số lượng chồi có khả năng sống, khả năng kéo dài đời sống của nó.

Để trả lời các câu hỏi trên cần có sự nghiên cứu ngoài trời, trong. nhiều môi trường, quần xã khác nhau, đặc biệt là hình thức và xu hướng, mức độ tác động của con người.

b) Sự phục hồi bởi mắt mầm

Những chồi mắt ở cây gỗ và cây bụi được phân biệt thành hai kiểu. -

- Thứ nhất: là từ những chồi ngủ, đó là chồi rút ngắn bị che phủ, kích thước rất nhỏ, nó là chồi hình thành sớm và ở phần gốc của thân, khả năng của nó có thể duy trì như thế hàng chục năm. Chồi này chỉ nảy mầm khi phần trên nó bị mất đi (cả thân).

- Thứ hai: những chồi mầm có thể xuất hiện từ chồi bất định, nó xuất phát từ tầng phát sinh nơi bị cắt hoặc từ nơi bị tổn thương, loại này ít gặp hơn.

Sinh sản bằng mắt mầm có ý nghĩa lớn cho sự tồn tại của cây trồng, đặc biệt trong cạnh tranh giữa các loài.

Khả năng tạo thành mắt chồi phụ thuộc từ loài cây gỗ, tuổi và điều kiện nơi mọc của nó. Thông thường, khi rừng bị chặt hạ sẽ có nhiều loài có khả năng hình thành chồi từ mắt ngủ và cả chồi mầm.

Sinh sản bằng cành chiết hay chồi bò rất giống sinh sản bằng thân bò, nhưng ở đây cành của nó rất giống cành bình thường, trong tự nhiên có thể gặp ở cây thảo, cây bụi, cây gỗ.

Hình 14: Sinh sản sinh dưỡng bằng cành (theo Wehsarg, 1954)

Nó là hiện tượng bắt buộc hoặc không, ở một số cây thảo khi cành tiếp đất nó sẽ hình thành chồi sinh sản - hình thành rễ bất định từ đốt tiếp đất.

Khi nghiên cứu sinh sản bằng cành chiết hay chồi bò cần làm rõ: 1. Những loại thực vật nào có khả nàng này.

2. Hiện tượng này luôn luôn gặp hay chỉ gặp trong điều kiện đặc thù của từng loài.

3. Xác định chiều dài đường kính của phần gốc của chồi đó cấu tạo của nó, tuổi của chồi, tuổi của cây mẹ tại điểm nó sinh ra và điều kiện nơi mọc.

4. Xác định khả năng có thể tạo chồi rút ngắn, xác định trên một cây có thể hình thành bao nhiêu chồi loại này.

5. Xác định độ bền về quan hệ với cây mẹ và điều kiện tách từ nó, từ đó có thể sống độc lập.

6. Xác định tốc độ phát tán của các loại khác nhau khi có sự trợ giúp của quá trình sinh sản sinh dưỡng.

d) Sinh sản bằng nảy chồi từ rễ

Cành được hình thành từ chồi, chồi đó được hình thành từ rễ gọi là chồi rễ. Trong nhiều trường hợp những chồi rễ như thế sẽ xuất hiện trên những rễ ăn nông và sẽ Diễn thành hệ rễ mới, nhờ hệ rễ mới nó có thể tách khỏi cày mẹ và tồn tại độc lập, loại này

Cũng có trường hợp những rễ nằm khá sâu nhưng do lí do nào đó lộ ra hoặc lớp đất phủ còn lại rất mỏng cũng có thể hình thành chồi rễ.

Ở một số cây (loài) chồi rễ có thể xuất hiện trên những rễ không hề bị tác động nào. Còn nhiều trường hợp chồi rễ xuất hiện do rễ bị tổn thương hay bị đứt, từ đó nó có giá trị kích thích hình thành chồi rễ. Vì vậy, người ta có thể phân ra cây hình thành chồi rễ bắt buộc và không bắt buộc. Với những cây có thể hình thành chồi rễ khi rễ bị đứt thì phần đứt ra nó có khi rất nhỏ vẫn có thể hình thành chồi rễ.

Nghiên cứu sinh sản bằng chồi rễ cần lưu ý những nội dung cơ bản sau: 1. Cần xác định sự tồn tại khả năng hình thành chồi rễ ỗ thực vật.

Vì vậy để xác định khả năng tạo chồi rễ, cần xem xét tỉ mỉ những rễ nhỏ nằm ở (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lớp đất mặt, những rễ bên và rễ bất định, qua đó mới phát hiện chồi và mầm rễ. Cần phải đào xuống để theo dõi một số cá thể của loài. Cũng có thể dùng phương pháp nào hào, hào nằm gần cá thể cần quan sát, bâu khoảng 1 - l,25m, trên thành của hào sẽ quan sát sự xuất hiện chồi rễ, rễ, độ sâu của nó, trên loại rễ nào.

2. Xác định sinh sản sinh dưỡng bằng chồi rễ thuộc loại bắt buộc hay không bắt buộc và điều kiện để nó xuất hiện. Để giải quyết nội dung này cần có sự quan sát bổ sung. Cần phải đào hào để quan sát phần dưới đất của nó. Đồng thời quan sát mức độ bị tổn thương, bị đứt của phần trên mặt đất trong nhiều trường hợp những tác động này làm tăng khả năng tạo chồi rễ. Những tác động khác nhau (đào rãnh, làm đường, đào kênh...) đã làm rễ cây tổn thương, từ đó tạo ra cơ hội hình thành chồi rễ. Đồng thời quan sát sự thay đổi độ ẩm, tác động của nước, bị phơi khô... trên thành của hào.

3. Xác định mức độ của quá trình tạo chồi rễ. Để giải quyết nội dung này cần làm lộ rõ phần phía trên của hệ.rễ của cây cần nghiên cứu, xác định số lượng chồi rễ hình thành, số lượng trên đơn vị chiều dài của rễ, số chồi và mầm được hình thành trên một rễ, khoảng cách trung bình giữa các chồi... số lượng 10 - 15 cây/loài.

mặt đất. Cần làm rõ khi mất phần trên mặt đất ở mức độ nào, điều kiện nào thì phần dưới đất có khả năng tạo chồi rễ. Trong điều kiện này phần nào, loại rễ nào có khả năng tạo chồi rễ.

4.1.1.2. Sinh sản sinh dưỡng của thực vật bằng những phần không chuyên hoá và bịtách rời cơ thể mẹ

Khả năng sinh sản bằng những phần không chuyên hoá của thân, lá, rễ và tách rời khỏi cơ thể mẹ được sử dụng rộng rãi trong cây trồng, đặc biệt là cây ăn quả và cây cảnh, cây bụi và một số cây rừng, nghề trồng hoa...

a) Sinh sản bằng lá

Sinh sản sinh dưỡng bằng lá ở cây dại rất ít gặp. Ở một số loài có khả năng lá tách rời khỏi cơ thể mẹ còn sống sẽ mọc ra rễ, sau đó mọc ra chồi và hình thành cơ thể mới. Hiện tượng này gặp nhiều hơn ở cây cảnh, cây trồng.

b) Sinh sản sinh dưỡng bằng cành (thuộc thân)

Sinh sản sinh dưỡng bằng cành có lá hoặc không có lá quan sát thấy trong thiên

nhiên chỉ trong điều kiện khi có lực tác động mạnh từ bên ngoài, thường là nguyên nhân cơ học làm tách cành ra. Thí dụ các loài trong giống Salix và Populus, khi cành bị gãy rơi xuống đất gặp ẩm sẽ mọc chồi và rễ. Loại hình này hay gặp ở cây mọc bờ sông, bờ suối. Trong rừng khi chặt cây với mục đích nào đó cũng có thể dẫn tới một số cây gỗ, bụi, thảo... có khả năng hình thành cây mới từ các cành bị chặt ngắn.

Điều kiện. để có thể xảy ra là có cành bị chặt rơi xuống đất và có phần gốc chạm đất ẩm mọc ra rễ và chồi.

Khi nghiên cứu sinh sản sinh dưỡng của cây dại cần lưu ý những vấn đề sau:

+ Khả năng dễ dàng tách của những phần thân để hình thành chồi dưới tác động

bên ngoài: gió, nước, động vật...

+ Khả năng chống chịu của các chồi này trong một thời gian khá dài khi chưa được ổn định như bị ngập, bị phơi khô trên đất khô... trong các điều kiện khác nhau của khí hậu và nước, mức độ thoáng khí...

+ Khả năng chống chịu của các chồi (cành) đến cố định lại ở các điều kiện khác

nhau của nhiệt độ, độ ẩm, không khí, ánh sáng... số lượng có thể ổn định được; số có thể cho chồi rễ.

+ Tốc độ mọc, kích thước, trạng thái và khả năng sống của nó so với các kiểu sinh sản khác.

+ Điều kiện bên ngoài thuận lợi cho các chồi tách ra theo kiểu này, sự phân bố và

sự cố định nó, thời gian điều kiện khí hậu, các điều kiện địa lí khác. Để nghiên cứu vấn đề này ngoài thiên nhiên cần lập các ô định vị và theo dõi theo khung thời gian xác định, từ đó tổng kết lại.

c) Sinh sản sinh dưỡng bằng cành rễ

sinh sản nữa bằng những chồi tách ra khỏi rễ cây thì có nhiều khâu đoạn hơn so với vẫn có quan hệ với cơ thể mẹ.

Sự hình thành chồi rễ trong tự nhiên được nghiên cứu còn ít. Chỉ dưới ảnh hưởng ngẫu nhiên của các nguyên nhân bên ngoài. Thí dụ như do côn trùng hay động vật đất làm rễ bị đứt đoạn hay bị bệnh bởi nấm, vi sinh vật cũng làm rễ bị đứt đoạn...

Ngoài ra, nó có thể bị tác động của con người, thường là không có mục đích trừ trường hợp muốn tạo sinh sản sinh dưỡng chủ động. Thường có nhất là với cỏ dại khi bị người ta vứt bỏ phần trên mặt đất, phần dưới mặt đất còn lại sẽ nảy chồi mọc cây mới. Hiện tượng sinh sản bằng chồi rễ cũng được người ta áp dụng nhân giống cây ăn quả, cây cảnh...

Vì vậy việc tách chồi rễ cũng là hiện tượng phổ biến chủ yếu do tác động của con người. Tuy nhiên, không phải tất cả những mẩu rễ đều có thể hình thành chồi và tạo ra hệ rễ. Nó thường chỉ có ở nhóm thực vật có khả năng tạo chồi từ rễ.

Trong qui trình quan sát cần tập trung chú ý có mặt sau:

+ Điều kiện cần thiết cho sự sinh sản bằng chồi rễ: độ ẩm, độ tơi xốp của đất, điều kiện thời tiết, thời gian cày bừa đất, bón phân như thế nào...

+ Khả năng chịu đựng của chồi rễ, tức khả năng sống của nó được bao lâu cho

đến khi vùi xuống đất và đến khi hình thành chồi rễ, trong các điều kiện khác nhau: độ sâu, độ ẩm, nhiệt độ, độ xốp của đất... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Khả năng chồi rễ trong các điều kiện khác nhau về môi trường và khoảng cách

của nó với bề mặt đất, kích thước, tuổi, vật hậu...

+ Tốc độ mọc, kích thước, trạng thái và tính kéo dài của chồi được hình thành trên rễ so với các loại khác. Nghiên cứu sinh sản bằng rễ có ý nghĩa lớn với loại cỏ dại, cây gỗ, loại có hệ rễ ăn nông (trong các vườn, cây trồng khác...).

Nghiên cứu vấn đề này có thể tiến hành quan sát ngoài thiên nhiên hay bằng thực nghiệm. Người ta có thể lấy rễ các loài khác nhau, từ các phần khác nhau dài ngắt khác nhau, rồi vùi xuống các loại đất khác nhau, độ sâu khác nhau, thời điểm khác nhau... theo dõi và tổng hợp số liệu sau nghiên cứu và rút ra kết luận.

Một phần của tài liệu Các phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật (Trang 38 - 42)