Những nội dung cần phải làm để phát triển nhanh DNPM

Một phần của tài liệu Sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp phần mềm Việt Nam.DOC (Trang 69 - 72)

Các nội dung Nhà nước phải làm để giữ vai trò chủ đạo

 Nhanh chóng xây dựng, thông qua và công bố rộng rãi quy hoạch, kế hoạch ứng dụng CNTT tại các cơ quan quản lý nhà nước cấp thành phố và các quận huyện.

 Hỗ trợ đào tạo, nâng cao nhận thức và kỹ năng CNTT cho các cấp lãnh đạo và công chức trong bộ máy chính quyền thành phố.

 Triển khai nhanh các dự án kết nối thông tin và phát triển thị trường trên mạng (liên kết thông tin – thư viện, các trường, viện, thị trường công nghệ, địa ốc, lao động, thương mại điện tử).

 Tăng cường công tác quản lý thu thập và cung cấp thông tin chuyên ngành về thị trường ứng dụng CNTT trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp tại thành phố.

 Nâng cấp hoạt động của Chợ Phần mềm (SoftMart)

 Hỗ trợ DNPM đào tạo nhân lực, đào tạo ngoại ngữ, đào tạo quản trị doanh nghiệp và quản trị dự án.

 Hỗ trợ DNPM đạt chuẩn quản lý chất lượng ISO/CMMI  Hỗ trợ DNPM xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư.  Có chính sách ưu đãi đặc biệt cho các DNPM hàng đầu.

 Thành lập Ban Tư vấn về ứng dụng CNTT cho lãnh đạo thành phố.

Các nội dung Doanh nghiệp/Hiệp hội doanh nghiệp phải làm

 Công viên phần mềm Quang Trung phải trở thành điểm đến với thị trường Nhật Bản

 Phải triển khai nhanh dự án Vườn ươm DNPM, khai thác tốt các quỹ đầu tư mạo hiểm, các quỹ hỗ trợ tài chính khác.

 Thành lập Trung tâm Cầu nối Phần mềm (“Software Bridge”)  Thành lập các công ty chuyên tư vấn về ứng dụng CNTT trong quản lý nhà nước, ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp.

 Để phát triển được nguồn nhân lực, các doanh nghiệp cần lên kế hoạch tuyển dụng lâu dài hơn trong đó cần xác định rõ về yêu cầu nhân lực, và kết hợp với cơ sở đào tạo để thực hiện đào tạo hoặc đào tạo lại nhằm nâng cao khả năng của ứng viên. Thậm chí nên có những văn bản ghi nhớ giữa các trường học và doanh nghiệp (một hoặc liên kết nhiều doanh nghiệp) để có sự điều hoà giữa đào tạo và tuyển dụng. Ngoài ra các doanh nghiệp có thể đầu tư vào cơ sở đào tạo như mô hình ở Viện BCIT, tại đây hãng IBM, Oracle đã đầu tư trang thiết bị, quy trình giảng dạy, giảng viên để huấn luyện nhân viên theo yêu cầu của hãng. Về điểm này hiện cũng đã có khá nhiều doanh nghiệp đang tìm lối đi riêng cho mình như Công ty Khai Trí, Công ty Lạc Việt và rất nhiều công ty khác.

Các nội dung các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, tổ chức xã hội phải làm

 Thành lập Viện Nghiên cứu Phát triển CNTT với định hướng phục vụ DNPM

 Đào tạo tối thiểu 1000 lãnh đạo CNTT cho các doanh nghiệp (CIO)

 Đào tạo tối thiểu 1000 chủ doanh nghiệp phần mềm  Đào tạo tối thiểu 1000 trưởng dự án phần mềm

 Phổ cập Internet sạch cho cộng đồng (“Internet hỗ trợ bạn sống, làm việc, học tập và giải trí”)

 Tăng cường khả năng ngoại ngữ cho người học, sử dụng tiếng Anh để giảng dạy một số chuyên đề về công nghệ, tạo cơ hội cho các sinh viên được học tập trong môi trường gắn liền với thực tiễn sản xuất CNPM.  Tăng cường sử dụng các công nghệ mới như công nghệ đào tạo trực tuyến vào quá trình đào tạo, đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho nhân viên. Đây là loại hình đang được sử dụng tại nhiều công ty tin học hàng đầu thế giới, giúp cho những người đã tốt nghiệp các ngành nghề CNTT sớm được cập nhật kiến thức mà không phải rời bỏ nơi làm việc của mình.

 Tổ chức các cuộc thi tìm giải pháp CNTT như cuộc thi BITCup với mục đích bình chọn giải pháp CNTT ứng dụng cho tổ chức/doanh nghiệp và trao tặng BITCup. Đây nên là những hoạt động thường xuyên và rất cần thiết để tạo một sân chơi cho sinh viên và là môi trường giao lưu giữa trường học và doanh nghiệp nhằm thúc đẩy thị trường CNPM trong nước, trong đó rất cần sự phối hợp giữa những người đặt hàng (các doanh nghiệp) và người cung ứng (các trường học).

 Mở rộng hơn nữa loại hình đào tạo văn bằng hai: theo nhận xét của nhiều chuyên gia, vấn đề tồn tại của CNTT Việt Nam nói chung và CNPM nói riêng là thiếu nhân lực cầu nối giữa CNTT với các lĩnh vực khác: thiếu một đội ngũ giỏi chuyên môn và am hiểu sâu sắc CNTT. Cần coi đào tạo văn bằng hai là một trong những giải pháp bù đắp sự thiếu hụt đó, để có cách nhìn đúng đắn và phát triển loại hình đào tạo mà từ khi ra đời (1991) đến nay, dường như chưa có ai đứng ra tổng kết về những gì nó đã đạt được cũng như tồn tại với văn bằng 2 nói chung và văn bằng 2 cho CNTT nói riêng.

Một phần của tài liệu Sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp phần mềm Việt Nam.DOC (Trang 69 - 72)