Thi đấu từng môn thể thao.

Một phần của tài liệu Giáo trình môn giáo dục thể chất (Trang 52 - 54)

III. Đánh giá sức bền cơ.

2. Thi đấu từng môn thể thao.

Lấy việc tiến hành từng môn thể thao để làm nội dung thi đấu, thông thường có thể phân thành một số kiểu.

Được tiến hành tổ chức thi đấu với mục đích kiểm tra tổng kết tình hình khai triển và kinh nghiệm huấn luyện giảng dạy môn thể thao thi đấu, xác định vô địch và thứ hạng, thúc đẩy sự phát triển không ngừng môn thể thao được tổ chức thi đấu.

VD: Như giải thi đấu thế giới môn thể thao nào đó, Giải thi đấu bơi lội học sinh, sinh viên toàn quốc…Cũng có khi gọi là giải vô địch môn thể thao nào đó.

VD: giải vô địch bóng đá thế giới, giải vô địch điền kinh toàn quốc… b. Thi đấu giao hữu.

Do một hoặc nhiều đơn vị, trường học hoặc quốc gia mời đơn vị, trường học hoặc quốc gia khác tham gia thi đấu với mục đích tăng thêm tính đoàn kết và hữu nghị, học tập lẫn nhau. Cùng nhau nâng cao trình độ môn thể thao nào đó. Các loại phỏng vấn thi đấu thông thường đều thuộc về thi đấu hữu nghị, giao hữu.

c. Thi đấu đối kháng.

Do tối thiểu hai đơn vị hoặc quốc gia có thực lực tương đương nhau cùng tổ chức, mục đích là giao lưu kinh nghiệm, cùng học hỏi nhau về kỹ nghệ, lấy dài nuôi ngắn, cùng nhau phát triển.

VD: thi đấu đối kháng bóng đá Việt- Lào, Căm pu chia… d. Thi đấu đẳng cấp.

Là thi đấu được tổ chức tiến hành nhằm phân biệt trình độ kỹ thuật khác nhau của vận động viên.

VD thi đấu đẳng cấp môn bơi lội, điền kinh, thể dục…

Mục đích của loại hình thi đấu này động viên khích lệ, thúc tiến vận động viên nâng cao trình độ thể thao, giành được những đẳng cấp cao hơn.

e. Thi đấu kiểm tra.

Được tổ chức vì muốn đạt được tiêu chuẩn nhất định hoặc muốn hiểu rõ tình hình nâng cao thành tích của vận động viên,

VD: Như thi đấu kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể…

Thông thường trong các cuộc thi đấu này không có xếp hạng nhưng cũng nên ghi lại những kỷ lục kiểm tra.

f. Thi đấu tuyển chọn.

Là thi đấu được tiến hành nhằm phát hiện và tuyển chọn vận động viên, tổ chức và bổ sung đội tuyển, chuẩn bị cho việc tham gia thi đấu ở trình độ cao hơn.

g. Thi đấu đạt tiêu chuẩn.

Thông thường là cuộc thi đấu có số lượng người tham gia tương đối đông, có thể ảnh hưởng đến việc tiến hành thi đấu chính thức. Thông thường, đầu tiên tiến hành thi đấu đạt tiêu chuẩn, những người đạt được những tiêu chuẩn dự định mới được phép tham gia cuộc thi đấu chính thức. Mục đích của thi đấu đạt tiêu chuẩn là sàng lọc, đào thải một số lượng nhất định người tham gia.

VD: Thi đấu đạt tiêu chuẩn môn nhảy cao… h. Thi đấu biểu diễn.

Được tổ chức để tuyên truyền, khuyếch đại sự ảnh hưởng của thể dục thể thao, chú trọng phát huy đầy đủ kỹ- chiến thuật, thông thường không xếp thứ hạng. Đây là một hình thức thi đấu có tính chất thị phạm, giải trí.

i. Thi đấu thông tin.

Dùng phương thức thông tin để tổ chức thi đấu, với hình thức thi đấu này nên sử dụng các môn thể thao có thể lượng hoá (như bơi, điền kinh, cử tạ…).

VD: Thi đấu thông tin điền kinh của NCS toàn quốc.

Ưu điểm của thi đấu thông tin là đơn giản, thuận tiện trong công tác tổ chức, tiết kiệm kinh phí và thời gian; nhược điểm là vận động viên không có cơ hội học tập lẫn nhau ngay trong sân thi đấu, điều kiện thi đấu không thật giống nhau.

Ở các trường đại học và cao đẳng, ngoài các hình thức tổ chức thi đấu chính quy như đã nêu ở trên còn có thể khai triển một số hình thức thi đấu phi chính quy có độ khó kỹ thuật không lớn, luật đơn giản, hình thức linh hoạt, yêu cầu sân bãi dụng cụ không cao, dễ tổ chức và có thể tổ chức thường xuyên nhằm làm cho số lượng người thường xuyên tham gia tập luyện thể dục thể thao tăng lên.

VD: Như thi đấu kéo co, thi đấu chạy dài vào mùa đông…

Một phần của tài liệu Giáo trình môn giáo dục thể chất (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w