Giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu công tác tiếp dân, tiếp nhận và xử lý đơn, thư của ubnd quận 3 (Trang 25 - 28)

- Tranh chấp

3.Giải pháp cụ thể

- Có cơ chế tăng cường trách nhiệm của Thủ trường cơ quan hành chính nhà nước trong hoạt động tiếp dân:

Xử lý đối với cán bộ, tập thể không thực hiện đúng các quy định về tiếp công dân, giải quyết tranh chấp khiếu nại hoặc có thái độ xa dân như sách nhiễu, quan liêu, thiếu tinh thần trách nhiệm…

Xử lý đối với cán bộ đã được đôn đốc nhiều lần nhưng vẫn để tình trạng công dân tập trung khiếu kiện đông người, kéo dài thời gian giải quyết.

Người đứng đầu cơ quan cần nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác tiếp dân, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo: Người lãnh đạo thực hiện tốt việc tiếp công dân: Lãnh đạo cơ quan hành chính nhà nước cấp trên phải trực tiếp thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh và tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan

Hành Chính Nhà nước trong công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, để xử lý cán bộ thiếu trách nhiệm.

- Áp dụng các phương pháp mới, khoa học trong công tác tiếp dân, theo phương châm công khai, minh bạch, dân chủ, đúng thực chất đến nơi đến chốn.

- Huy động sự tham gia tích cực của mặt trận đoàn thể và cơ quan báo chí vào công tác tiếp dân, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo.

Mặt trận tổ quốc, công dân, Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội nông dân…Hội nhà báo căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ cần xây dựng cho mình chương trình kế hoạch tham gia rộng rãi vào việc tiếp công dân, hòa giải, tuyên truyền, vận động quần chúng tuân thủ chủ trương,đường lối và quy định của Đảng, Nhà nước.

- Cần ban hành các văn bản pháp luật, quy chế, quy định về tiếp công dân, xây dựng quy trình riêng đối với cơ quan. Thành lập tổ chuyên môn để thực hiện công tác tiếp dân một cách có hiệu quả nhất, tăng cường nhân sự có kinh nghiệm, trình độ…để nâng cao hiệu quả của công tác này.

- Cần xây dựng trụ sở cơ quan, nơi tiếp dân khang trang, sạch đẹp theo đúng quy định của pháp luật, trang bị những phương tiện hiện đại cần thiết hỗ trợ cho công tác này như : máy tính, máy in, điện thoại liên lạc…và các phương tiện để lưu trữ tài liệu, hồ sơ.

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tiếp công dân. Cán bộ tiếp dân phải hiểu được trách nhiệm của mình cũng như phải nắm vững những đường lối, chính sách pháp luật của nhà nước để có thể hướng dẫn, thuyết phục người dân.

- Trực tiếp tiếp công dân và tổ chức thực hiện việc tiếp công dân theo quy định của pháp luật.

- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các qui định của pháp luật về tiếp công dân. - Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân.

- Tổng hợp tình hình, kết quả tiếp công dân và thực hiện chế độ báo cáo về công tác tiếp dân theo quy định. Lập báo cáo, thống kê về tình hình tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn theo từng giai đoạn, theo dõi tiến độ giải quyết đơn, thư của các đơn vị có liên quan để báo cáo và trả lời người dân.

- Hàng tuần, tháng, quý, năm phải tiến hành báo cáo: tình tình tiếp nhận và xử lý đơn thư, những vụ việc đã giải quyết xong, những vụ việc còn tồn đọng. Thăm dò ý kiến của người dân về việc giải quyết của các cơ quan chức năng, từ đó đề ra những giải pháp để thực hiện tốt hơn công tác này. Tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác tiếp dân, nhìn nhận những mặt tích cực cũng như hạn chế để nâng cao hiệu quả công việc.

KẾT LUẬN:

Chất lượng của việc tiếp công dân, của công tác tiếp dân phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau. Trong đó, một phần lớn có liên quan đến vấn đề quản lý Nhà nước đối với công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Bởi vì, thực tiễn đã chứng minh việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo là nhân tố quan trọng, then chốt trong việc thúc đẩy sự hoàn thiện của công tác tiếp dân, góp phần phát huy quyền dân chủ của công dân, củng cố mối quan hệ giữa công dân với Đảng và Nhà nước.

Để thực nâng cao hiệu quả của việc thực hiện công tác này đòi hỏi phải có sự nhìn nhận đúng đắn tầm quan trọng của công này, từ đó đề ra những biện pháp quản lý có hiệu quả, đồng thời với việc xây dựng những phương án, mục tiêu để thực hiện tốt công tác này.

Trong điều kiện đất nước ta đang đổi mới và đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân đồng thời xây dựng hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện, phù hợp với tình hình phát triển đất nước nói riêng và tình hình thế giới nói chung. Trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản luật tạo hành lang pháp lý cho các thành phần kinh tế phát triển và tạo công cụ pháp lý cho quản lý nhà nước. Song hệ thống pháp luật nước ta chưa hoàn thiện và thiếu đồng bộ, một số chính sách chưa nhất quán, mâu thuẫn với nhau, thường thay đổi tạo ra kẽ hở trong quản lý dẫn đến cách hiểu không thống nhất trong quá trình thực thi pháp luật, làm phát sinh khiếu kiện, dẫn đến sự thiếu tin tưởng của người dân đối với các cơ quan nhà nước..

Mong rằng trong thời gian tới Nhà nước quan tâm hơn đến công tác này, vì đây chính là công tác đầu tiên thể hiện được mối liên hệ giữa nhà nước với nhân dân, nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân; để nhân dân ngày càng tham gia vào công việc của Nhà nước; củng cố lòng tin vào Đảng và Nhà nước. Từ đó thể hiện sự xứng đáng là Nhà nước dân chủ, của dân, do dân, vì dân; phục vụ công cuộc phát triển kinh tế xã hội, hoàn thành kế hoạch phấn đấu là một nước công nghiệp hóa hiện đại hóa; không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật khiếu nại, tố cáo 1998 đã sửa đổi bổ sung năm 2004 và 2005.

2. Nghị định số 53/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 04 năm 2005 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại, tố cáo.

3. Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ 4. Luật tổ chức HĐND & UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003

5. Nghị định 89/NĐ- CP ngày 7 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ ban hành về quy chế tổ chức tiếp dân.

6. Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo

7. Quyết định số 95/2007/QĐ-UBND ngày 23 tháng 7 năm 2007 của UBND Thành phố về quy trình phối hợp phòng ngừa và xử lý những trường hợp Khiếu nại, tố cáo đông người,vi phạm trật tự công cộng.

8. Quyết định 132/2006/QĐ- UBND ngày 5 tháng 9 năm 2006 của UBND Thành phố:

9. Quyết định số 3141/QĐ- UBND ngày 22 tháng 7 năm 2008 của chủ tịch UBND Thành phố về công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo trên địa bàn TPHCM.

10. Báo cáo công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của Ủy ban nhân dân quận 3 các năm 2008, 2009, quý I năm 2010./

Một phần của tài liệu công tác tiếp dân, tiếp nhận và xử lý đơn, thư của ubnd quận 3 (Trang 25 - 28)