- Đối tượng chỉ huy: loại đối tượng này chỉ huy sự tương tác giữa các nhóm đố
1- LỚP, ĐỐI TƯỢNG VÀ QUAN HỆ – CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA MÔ HÌNH
1.4- Biểu đồ lớp (Class diagram):
Một biểu đồ lớp là một dạng mô hình tĩnh. Một biểu đồ lớp miêu tả hướng nhìn tĩnh của một hệ thống bằng các khái niệm lớp và mối quan hệ giữa chúng với nhau. Mặc dù nó cũng có những nét tương tự với một mô hình dữ liệu, nhưng nên nhớ rằng các lớp không phải chỉ thể hiện cấu trúc thông tin mà còn miêu tả cả hình vi. Một trong các mục đích của biểu đồ lớp là tạo nền tảng cho các biểu đồ khác, thể hiện các khía cạnh khác của hệ thống (ví dụ như trạng thái của đối tượng hay cộng tác động giữa các đối tượng, được chỉ ra trong các biểu đồ động). Một lớp trong một biểu đồ lớp có thể được thực thi trực tiếp trong một ngôn ngữ hướng đối tượng có hỗ trợ trực tiếp khái niệm lớp. Một biểu đồ lớp chỉ chỉ ra các lớp, nhưng bên cạnh đó còn có một biến tấu hơi khác đi một chút chỉ ra các đối tượng thật sự là các thực thể của các lớp này (biểu đồ đối tượng).
Hình 5.2-Mô hình lớp trong UML
Hình 5.3- Một lớp cụ thể với các thuộc tính
Để tạo một biểu đồ lớp, đầu tiên ta phải nhận diện và miêu tả các lớp. Một khi đã có một số lượng các lớp, ta sẽ xét đến quan hệ giữa các lớp đó với nhau.
2- TÌM LỚP:
Hầu như không có một công thức chung cho việc phát hiện ra các lớp. Đi tìm các lớp là một công việc đòi hỏi trí sáng tạo và cần phải được thực thi với sự trợ giúp của chuyên gia ứng dụng. Vì qui trình phân tích và thiết kế mang tính vòng lặp, nên danh sách các lớp sẽ thay đổi theo thời gian. Tập hợp ban đầu của các lớp tìm ra chưa chắc đã là tập hợp cuối cùng của các lớp sau này sẽ được thực thi và biến đổi thành code. Vì thế, thường người ta hay sử dụng đến khái niệm các lớp ứng cử viên (Candidate Class) để miêu tả tập hợp những lớp đầu tiên được tìm ra cho hệ thống.
Như đã nói trong phần 2.10 (Thực hiện Trường hợp sử dụng), trường hợp sử dụng là những lời miêu tả chức năng của hệ thống, còn trách nhiệm thực thi thuộc về các đối tượng cộng tác thực thi chức năng đó. Nói một cách khác, chúng ta đi tìm các lớp là để tiến tới tìm giải pháp cung cấp những ứng xử hướng ngoại đã được xác định trong các trường hợp sử dụng.
Có nhiều phương pháp khác nhau để thực hiện công việc đó. Có phương pháp đề nghị tiến hành phân tích phạm vi bài toán, chỉ ra tất cả các lớp thực thể (thuộc phạm vi bài toán) với mối quan hệ của chúng với nhau. Sau đó nhà phát triển sẽ phân tích từng trường hợp sử dụng và phân bổ trách nhiệm cho các lớp trong mô hình phân tích (analysis model), nhiều khi sẽ thay đổi chúng hoặc bổ sung thêm các lớp mới. Có phương pháp đề nghị nên lấy các trường hợp sử dụng làm nền tảng để tìm các lớp, làm sao trong quá trình phân bổ trách nhiệm thì mô hình phân tích của phạm vi bài toán sẽ từng bước từng bước được thiết lập.