Người phụ nữ bình thường đến mấy cũng có điểm khiến người khác rung động, chỉ là Đổng Tri Vy quá giống một hạt ô liu, luôn che giấu vị ngọt ngào dưới lớp vỏ cứng rắn, nếu không cắn vỡ nói thì chẳng ai cảm nhận được
Viên Cảnh Thụy Chương 3.1:
Lúc khởi động xe, hai người không nói gì.
Đổng Tri Vy cố khống chế bản thân không nhìn Hà Vĩ Văn đang đứng ở vỉa hè qua gương chiếu hậu, nhưng khi xe chạy ra ngoài phố cô vẫn không kiềm chế được. Trong gương chỉ nhìn thấy một bóng người nghiêng nghiêng đổ dài dưới ánh điện, khiến cô thực sự cảm thấy không đành lòng. Nhưng không thể không né tránh, không thể đáp lại cậu cũng khiến cô cảm thấy bứt rứt trong lòng.
“Sao thế?”.
“Không sao, không sao”.
Mặc dù trong lòng cô vô cùng cảm kích sự tốt bụng bất ngờ của Viên Cảnh Thụy nhưng bị sếp mình bắt gặp cảnh ấy khiến Tri Vy cảm thấy rất xấu hổ. Lần đầu tiên ngồi xe do Viên Cảnh Thụy tự lái khiến cô cảm thấy không quen, nhất thời có phần ấp úng.
Viên Cảnh Thụy cũng không truy hỏi nữa, hôm nay anh lái một chiếc xe Jeep, lúc nổ máy phát ra những tiếng động giống như tiếng gầm gừ nho nhỏ, lúc rẽ quẹo, đổi đường vô cùng mạnh mẽ, không giống với bề ngoài nho nhã của anh chút nào.
“Tôi nhiều chuyện rồi?”
Cuối cùng chiếc xe cũng ra khỏi con phố nhỏ gập ghềnh, lúc xe rẽ vào đường lớn đông người qua lại, anh chợt lên tiếng, hai mắt vẫn nhìn thẳng về phí trước khiến Tri Vy sững lại một lúc mới phát hiện ra anh đang nói
chuyện với mình.
“Không, anh ấy chỉ tiện đường đưa tôi ra bến tàu điện ngầm thôi, anh hiểu nhầm rồi”.
Cô lắc đầu: “Tôi sẽ không phá vỡ quy tắc của công ty”.
Viên Cảnh Thụy kéo dài từ “ừ” rồi tiếp lời: “Công y vô tình vô lý đến thế sao?”.
Đổng Tri Vy nín nhịn không nói lời nào.
Thành Phương cũng giống như những công ty lớn khác, không cổ vũ quan hệ yêu đương giữa các nhân viên, nhưng cũng không viết rõ trong điều lệ công ty, coi như một quy định bất thành văn. Mặc dù sau lưng cũng có
những người than trách nói bản thân sếp không phải cũng có quan hệ với sếp cũ nên mới có ngày hôm nay sao, nhưng trên thực tế công ty dưới sự quản lý của Viên Cảnh Thụy thì luật bất thành văn hoặc thành văn đều được chấp hành rất nghiêm chỉnh.
“Cảm ơn tổng giám đốc Viên, có điều tôi thực sự không cần”.
Giọng nói của cô đã trở lại trạng thái bình thường, nhưng chỉ có cô mới biết gương mặt mình đã ửng đỏ, khiến cô không thể không nép mình trong bong tối.
Ngay cả bản thân cô cũng không hiểu tại sao trong tình huống ngại ngùng lúc trước mình không quá luống cuống nhưng chỉ hai câu nói bình thường của Viên Cảnh Thụy lại khiến cô đỏ mặt.
Có lẽ bởi vì đối với Viên Cảnh Thụy cô luôn có một nỗi sợ hãi âm thầm, quá khứ phức tạp và cấm kỵ, sự mâu thuẫn giữa nội tâm vè vẻ bề ngoài của anh, anh là mẫu đàn ông cười mà tức giận, chau mày mà vui vẻ, chưa bao giờ để người khác đoán được con người thật của mình. Kiểu người thế này luôn khiến người khác cảm thấy sợ hãi, không có ai ở công ty cảm nhận rõ điều này hơn cô.
Nói xong câu ấy Đổng Tri Vy bắt đầu lấy lại tinh thần, giữ vẻ mặt nghiêm túc và kiên định như thường ngày trước mặt Viên Cảnh Thụy. Viên Cảnh Thụy cũng không nói gì, hai người cùng giữ im lặng, cũng may có tiếng điện thoại rung phá tan bầu không khí im lặng này.
Viên Cảnh Thụy không chỉ có một chiếc điện thoại, điện thoại việc công, việc tư cộng lại cũng phải ba chiếc. Thình thoảng anh ra nước ngoài lại giao hai chiếc điện thoại cho Tri Vy toàn quyền nghe. Khi mới bắt đầu làm việc cô cũng gặp phải tình huống thế này, lúc đó thực sự căng thẳng, để đảm bảo mở máy 24/24 giờ chỉ hai ngày sau mắt cô đã thâm quầng như mắt gấu trúc. Lúc Viên Cảnh Thụy về, anh nhìn cô cười: “ Tối nào thư ký Đồng cũng rất bận sao?”.
Lúc trả lời Đổng Tri Vy còn âm thầm nghiến răng: “Tổng giám đốc Viên, tối qua cuộc điện thoại muộn nhất gọi tới tìm anh tôi nghe lúc mười một giờ năm mươi lăm phút, còn cuộc sớm nhất sáng nay gọi tới lúc hai giờ sáng”. Anh “ờ” một tiếng: “Ai mà vô ý thế, lại gọi điện thoại vào cái giờ đấy”. Cô rút một tờ giấy A4 đã in sẵn trong tập tài liệu ra, bên trên là những tin
nhắn mà người gọi để lại, ngoài những tin nhắn công việc ra không thiếu những lời âu yếm, ngọt ngào, còn trách móc anh để thư ký nghe điện thoại nữa.
Viên Cảnh Thụy cầm tờ giấy lên liếc một cái rồi nói: “ Lần sau không phải giờ làm việc thì cứ tắt hai cái điện thoại đó đi”. Thế là xong.
Đổng Tri Vy nghe xong trong lòng chỉ muốn phát điên.
Thật sự không thể hiểu nổi tại sao lại có nhiều cô gái trước sau nối bước để ý tới người đàn ông đã bước qua cả rừng hoa như Viên Cảnh Thụy chứ.
Chuông điện thoại lại tiếp tục rung, Viên Cảnh Thụy quay lại nhìn chiếc áo khoác ở hàng ghế sau, Đổng Tri Vy thấy vậy liền nói: “ Tôi lấy điện thoại cho anh nhé?”.
Anh gật đầu, Tri Vy cởi dây an toàn rồi nhoài người ra ghế sau. Trong xe bật điều hòa rất ấm, lúc lên xe cô đã cởi chiếc khăn dày ra, bên trong áo khoác là áo sơ mi trắng để mở cúc cổ, nhìn từ phía anh có thể thấy rõ chiếc cổ trắng ngần của cô.
Đột nhiên anh thấy người nóng bừng, anh tháo cúc cổ rồi hạ nhiệt độ điều hòa thấp thêm hai độ nữa.
Đổng Tri Vy tìm chiếc điện thoại đang rung trong túi áo khoác rồi đưa cho anh, trong lòng cảm thấy khá kỳ lạ.
Đây là chiếc điện thoại riêng tư nhất của Viên Cảnh Thụy, anh có tất cả ba chiếc điện thoại, trong đó có một chiếc chuyên dùng cho công việc, một chiếc khá riêng tư, còn một chiếc nữa ngay cả cô cũng không biết số, cũng không rõ anh dùng để liên lạc với ai.
Viên Cảnh Thụy đưa tay nhận điện thoại, mới nghe được hai câu sắc mặt đã sầm lại, chỉ hỏi: “Bây giờ đang ở đâu?”.
Xe vẫn lao vút đi trong đêm ở tốc độ cao, anh nghe đầu dây bên kia tra lời xong liền đột ngột đổi hướng rồi chui qua trạm thu phí, đầu xe lắc lư mạnh khiến Đổng Tri Vy hít sâu theo bản năng, tay nắm chặt nắm cửa xe, đằng sau vang lên vô số tiếng còi xe inh ỏi, đèn xe chiếu nhấp nháy, người bị kinh động đâu chỉ có mình cô.
Xe dừng lại ở giao lộ đầu tiên trên đường cao tốc, Viên Cảnh Thụy quay sang nói: “Tôi có việc gấp phải đến bệnh viện, cô về trước nhé”.
Hơi thở gấp gáp của Đổng Tri Vy còn chưa trở về trạng thái bình thường, nghe thấy câu này cô buột miệng hỏi: “Bệnh viện? Ai bị sao thế?”.
Viên Cảnh Thụy nhìn cô, đáp: “Là mẹ tôi”. Đổng Tri Vy rùng mình.
Cô chưa nghe sếp mình nhắc tới các thành viên trong gia đình anh bao giờ, bố mẹ, người vợ cũ đã mất giống như những điều cấm kỵ trong công ty, cũng không có ai to gan dám công khai bàn luận chuyện này cả.
cô giật một cái mà cửa vẫn không mở. Anh vươn người đưa tay qua định mở hộ cô, động tác quá nhanh khiến cô không kịp rút tay về, tay anh vô tình chạm phảimu bàn tay cô
Mu bàn tay cô lạnh toát, một giây sau đó cô mới hiểu đó là nhiệt độ được truyền từ ngón tay anh khi chạm vào tay cô.
Đổng Tri Vy không dám tin, cô quay sang nhìn anh, anh chìm trong bóng tối khiến cô không nhìn rõ cảm xúc trên gương mặt anh bây giờ như thế nào. Cô ngập ngừng trong giây lát rồi nói: “Hay là tôi đi cùng anh, nhỡ đâu anh cần người giúp đỡ thì tôi có thể giúp được”.
Anh không đáp lại mà chỉ ra hiệu cho cô đóng cửa xe lại, nổ máy, một lần nữa chiếc xe lại lao vào dòng xe đang cuồn cuộn trên đường.
Chương 3.2:
Bệnh viện cách trạm thu phí không xa lắm, qua hau ngã tư nữa là tới. Đây là một trong những bệnh viện tốt nhất ở Thượng Hải, là một tòa nhà cao tầng nằm ở trung tâm thành phố, bất cứ lúc nào cũng sáng chưng.
Viên Cảnh Thụy vội vã đỗ xe, vừa mở của xe là chạy ngay vào trong, sau lưng vang lên tiếng gọi của nhân viên trông xe, Đổng Tri Vy phải quay lại trả mười tệ phí đỗ xe cho nhân viên.
Anh ta vừa thu tiền vừa lẩm bẩm: “Đến thăm bệnh nhân cấp cứu à, nhìn chồng cô vội vã thế”.
Câu nói của nhân viên trông xe khiến Tri Vy đỏ bừng mặt, cô vội giải thích: “Không, không, anh nhầm rồi, anh ấy không phải chồng tôi”.
Trả xong tiền ngẩng lên cô không nhìn thấy bóng Viên Cảnh Thụy đâu nữa. Chưa vào tới phòng bệnh Viên Cảnh Thụy đã nhìn thấy hai viên cảnh sát mặc sắc phục đứng ở hành lang, hai người đang cầm sổ sách cúi đầu trao đổi, nghe thấy bước chân liền ngẩng đầu lên.
“Anh là người nhà của người bị hại?”.
Anh gật đầu rồi hỏi: “Rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì?”.
“Bác gái nằm một mình cạnh công xưởng xử lý và vận chuyển rác thải, có người uy hiếp rồi vứt bà lại đó, người qua đường thấy vậy liền báo cảnh sát, người của chúng tôi đã đưa bà vào bệnh viện”.
Không đợi cảnh sát nói xong Viên Cảnh Thụy liền đẩy cửa phòng bệnh nhưng anh không vào mà chỉ đứng ngoài cửa nhìn vào. Mẹ anh vẫn chưa tỉnh, bà nằm trên chiếc giường bệnh màu xanh nhạt, trên người đắp một chiếc chăn màu trắng, đang được truyền nước. Trong chớp mắt trong người anh bỗng có một cảm giác điên cuồng tàn bạo, mà cảm giác ấy buộc anh phải đứng im một lúc để khống chế bản thân không được có bất cứ phản ứng đáng sợ nào.
Anh cứ lặng lẽ đứng ngoài cửa một lúc như thế sau đó nhẹ nhàng đóng cửa lại. Lúc quay đầu lại sắc mặt anh khiến hai vị cảnh sát đang định đặt câu hỏi
phải khựng lại, đứng nguyên tại chỗ.
Viên Cảnh Thụy lên tiếng trước: “Bác sĩ nói thế nào?”.
Hai nhân viên cảnh sát đã định thần lại, viên cảnh sát trẻ hơn nghiêm mặt lại nhưng vẫn trả lời anh: “Bác sĩ đã kiểm tra rồi, vấn đề không đáng lo ngại lắm”.
“Tôi phải gặp bác sĩ để nói chuyện cho rõ”.
Viên cảnh sát khó chịu, đáp: “Đã nói là không sao cả, ban đầu bà ấy còn tỉnh táo, mọi chuyện bà ấy cũng thuật lại rồi, bác sĩ kê thuốc an thần nên bây giờ bà ấy mới ngủ”.
“Mẹ tôi đã nói những gì?”.
Viên Cảnh Thụy nhìn chằm chằm vào mắt viên cảnh sát, bốn mắt nhìn nhau, viên cảnh sát trẻ như bị chặn ngang họng, viên cảnh sát đứng bên có vẻ lớn tuổi hơn trừng mắt nhìn viên cảnh sát trẻ rồi quay sang nói sơ lược vụ việc cho anh nghe.
Hôm nay bà Viên vẫn dậy sớm như thường ngày, người già thưởng ngủ ít, trời vừa tờ mờ sáng đã không nằm yên được, bà xuống giường tắm rửa rồi ra ngoài ăn sáng sau đó tụ tập với mấy bà bạn chơi mạt chược.
Nhiều năm nay bà vẫn giữ nếp sống như thế, không vì con trai giàu có mà thay đổi. Bên ngoài cửa sổ từ sáng sớm đã vang lên những âm thanh quen thuộc trong ngõ nhỏ, tiếng nói chuyện buổi sớm của những người hàng xóm, tiếng xe đạp ra vào ngõ, thậm chí cả tiếng tắm giặt, tất cả mọi âm thanh đều vọng vào cửa sổ rất rõ ràng.
Về lý mà nói, con trai thành công thì mẹ cũng sẽ được hưởng phúc, đã từ lâu Viên Cảnh Thụy muốn mẹ chuyển tới biệt thự sống cùng anh. Ở bên sườn núi anh có nhà, không chỉ rộng rãi, thoải mái mà cũng tiện cho anh chăm sóc mẹ. Nhưng bà chuyển tới được một tuần lại âm thầm thu dọn đồ đạc quay về nhà cũ, khi Viên Cảnh Thụy tìm về nhà cũ đã thấy căn nhà được thu dọn sạch sẽ xong xuôi, bà đang vui vẻ ngồi trên ghế tre cùng mấy bà hàng xóm ở ngoài đầu ngõ, hóng gió mát và chơi mạt chược ngoài trời.
Bà kiên quyết đòi giữ lại căn nhà cũ trong ngõ nhỏ, bà nói đây là đất tổ tiên, có đi đến đâu cũng không đề mất được, không ngờ sau đó không thể mất mà ngay cả đi cũng không chịu đi, nhất định ở lại đây.
Viên Cảnh Thụy dở khóc dở cười khuyên bà: “Mẹ, ở đây nhỏ quá”.
Bà lườm anh: “Nhỏ cái gì mà nhỏ? Con được sinh ra ở đây chứ đâu, sống ở đây hơn mười năm rồi sao lúc ấy không thấy con kêu nhỏ”.
“Nhưng đó là ngày xưa rồi”.
“Bây giờ có gì khác chứ? Trong nhà không phải vẫn chỉ có hai mẹ con ta sao? Mẹ không đến căn nhà lớn đó sống với con đâu, cả ngày im phăng phắc, hàng xóm thì không có, nói một lời còn nghe thấy âm thanh vọng lại,
con lại đi suốt cả ngày, đâu có vui vẻ như ở đây chứ”. Bà đáp lời con trai một tràng dài như pháo liên thanh.
Viên Cảnh Thụy cảm thấy không đỡ nổi mẹ, liền gượng cười buông tay: “Trong nhà còn có cô giúp việc nữa”.
Không nhắc tới cô giúp việc còn đỡ, nhắc tới bà Viên liền tức giận hơn: “Đừng nhắc tới bà giúp việc theo giờ ấy nữa, làm việc còn không nhanh nhẹn bằng mẹ, nhìn thấy bà ấy chân tay lóng ngóng là mẹ lại tức”. Bà nói xong liền lườm anh: “Con lấy vợ đi, lấy vợ rồi sinh đứa con, mẹ qua đó bế cháu cho con ngay”.
Anh ngập ngừng một hồi rồi đáp: “Mẹ, con đã từng kết hôn rồi”.
Bà Viên khựng lại, chưa bao giờ bà thích Trình Tuệ Mai – người phụ nữ hơn con bà chục tuổi đầu, lúc hai người quyết định kết hôn bà còn kịch liệt phản đối, những bây giờ người ta đa qua đời, bà cũng không nói ra thành lời được, nhưng trong lòng vẫn phải nín nhịn, nghe thấy là không thoải mái chút nào. Bà luôn cho rằng, con bà tài giỏi như vậy cho dù không có người phụ nữ ấy anh vẫn sống rất tốt. Tay trắng lập nghiệp đi đến đâu cũng nhận được sự kính trọng của người khác vẫn tốt hơn, chứ không như bây giờ đâu đâu cũng đầy những lời nói xấu sau lưng.
Dù vậy bà cũng không muốn sống trong căn nhà rộng lớn ấy, chỉ có mấy ngày bà đã cảm thấy cô đơn, cuối cùng bà sinh bệnh vì nhớ nhung những âm thanh quen thuộc vang lên trong ngõ hẻm.
Bên bàn mạt chược, mấy chị em già vừa nói chuyện vừa bốc bài nhắc tới con trai bà ai cũng nói bà có phúc, sau đó còn cười bà có nhà to không ở mà cứ sống chết đòi về ngõ nhỏ.
Bà trợn mắt lườm mấy bà bạn già, nói làm gì có nơi nào tốt hơn chốn mình thân thuộc chứ? Nhắm mắt bà cũng có thể đi hết một vòng quanh ngõ, xung quanh đều la người quen, không cần ra ngoài cũng có thể tìm được bạn chơi mạt chược. Ở nhà to á? Trừ khi con trai bà sinh cho bà một bầy cháu trai cháu gái.
Nói tới cháu trai cháu gái thì mấy bà bạn già của bà đều đã đề huề, chủ đề này khiến các bà vô cùng hứng khởi, ai ai cũng mang chuyện mấy đứa cháu nhà mình ra kể một hồi, bà nghe mà trong lòng ghen tỵ tới mức xót xa. Bà thở dài, con trai bà điểm nào cũng tốt, chỉ có điều không để tâm tới chuyện lấy vợ, sinh con.