1992 1993 1994 1995 1996 Tổng sản lượng lương thực

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn địa lí (Trang 40 - 43)

(triệu tấn)

+ trong đó lúa (triệu tấn)

- Lương thực bình quân (kg/người)

- Gạo xuất khẩu (triệu tấn)

- Giá gạo xuất khẩu (USD/tấn)

- Tổng đàn lợn (triệu con) 21.9 19.6 324.9 1.0 187 12.1 24.2 21.5 348.9 1.9 200 13.8 25.5 22.8 359.0 1.7 250 14.8 26.1 23.5 360.9 1.9 280 15.5 27.1 24.9 372.5 2.1 320 16.3 29.0 26.3 386.6 3.0 330 16.8

BT4:Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo khu vực kinh tế cả nước và Đông Nam Bộ. ĐV: tỷ đồng 1995 2002 Cả nước Tổng số 103.374 261.092 - CN quốc doanh 51.990 105.119 - CN ngoài quốc doanh 25.451 63.474 - K/v có vốn đầu tư nước ngoài 25.933 92.499

Đông Nam Bộ

Tổng số 50.508 125.684 - CN quốc doanh 19.607 35.616 - CN ngoài quốc doanh 9.942 27.816 - K/v có vốn đầu tư nước ngoài 20.959 62.252

a. Tính cơ cấu giá trị SX công nghiệp phân theo khu vực kinh tế của cả nước và ĐNB năm 1995, 2002.

b.Tính tỷ trọng của vùng ĐNB trong công nghiệp cả nước và trong từng khu vực kinh tế năm 1995, 2002.

c.Nhận xét vị trí của ĐNB trong CN cả nước và đặc điểm cơ cấu CN trong vùng. Bài tập 5: Tỷ trọng GDP phân theo các ngành kinh tế ở nước ta . Đơn vị: %

Ngành 1986 1991 1996 2000 2002 - Nông nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ 38,06 28,88 33,06 40,49 23,79 35,72 27,76 29,73 42,51 24,53 36,73 38,64 22,99 38,55 38,46 Hãy nhận xét tỷ trọng GDP phân theo các ngành kinh tế ở nước ta từ năm 1986 đến 2002.

Đề thi và bài giải Môn Địa lí TN 2009

PHẦN A. ĐỀ THI

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (8,0 điểm) Câu I (3,0 điểm)

1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày những đặc điểm chính của địa hình vùng núi Tây Bắc. Những đặc điểm đó ảnh hưởng đến sự phân hóa khí hậu vùng này như thế nào? 2. Cho bảng số liệu : Diện tích và dân số một số vùng nước ta năm 2006

Vùng Đồng bằng sông Hồng Tây Nguyên Đông Nam Bộ Dân số (nghìn người) 18208 4869 12068 Diện tích (km2) 14863 54660 23608 a) Hãy tính mật độ dân số của từng vùng theo bảng số liệu trên.

b) Tại sao Tây Nguyên có mật độ dân số thấp? Câu II (2,0 điểm) Cho bảng số liệu

Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta phân theo nhóm ngành (đơn vị : %)

Nhóm ngành Năm Chế biến Khai thác

Sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước

Tổng

2000 79,0 13,7 7,3 100,0

2005 84,8 9,2 6,0 100,0

1. Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta theo bảng số liệu trên. 2. Dựa vào bảng số liệu, hãy nhận xét sự thay đổi cơ cấu giá trị SX công nghiệp nước ta năm 2000- 2005.

Câu III (3,0 điểm)

1. Phân tích những thuận lợi, khó khăn về tài nguyên thiên nhiên đối với việc phát triển nông nghiệp của

Trung du và miền núi Bắc Bộ.

2. Trình bày thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng.

II. PHẦN RIÊNG (2,0 điểm)

Thí sinh học chương trình nào chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó(câu IV.a or câu IV.b) Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm)

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

1. Kể tên các vùng nông nghiệp có cà phê là sản phẩm chuyên môn hóa của vùng. 2. Giải thích tại sao cây cà phê lại được trồng nhiều ở các vùng đó.

Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm)

1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy kể tên các trung tâm công nghiệp nhỏ ở Đồng bằng sông Cửu Long.

PHẦN B. BÀI GIẢI

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8 điểm) Câu I (3 điểm)

Câu I.1 (Lưu ý: khi sử dụng Atlat yêu cầu các thí sinh phải nêu rõ tên BĐ và trang Atlat sử dụng để phân

tích)

a. Đặc điểm chính của địa hình vùng núi Tây Bắc:

- Vùng núi Tây Bắc nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

- Địa hình cao nhất nước ta với độ cao trung bình trên 1000m. - Địa hình chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam:

+ Phía đông là dãy núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn có đỉnh Phanxipăng 3143 m.

+ Phía tây là địa hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc theo biên giới Việt – Lào. + Ở giữa là các dãy núi, các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi.

+ Giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng (sông Đà, sông Mã, sông Chu). - Địa hình bị chia cắt mạnh

b. Những đặc điểm của địa hình ảnh hưởng đến sự phân hóa khí hậu của vùng Tây Bắc:

- Hướng núi Tây bắc – đông nam của Hoàng Liên Sơn làm giảm ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

- Đây là miền địa hình duy nhất ở nước ta có đủ 3 đai cao, khí hậu phân hóa theo độ cao thuận lợi để phát

triển chăn nuôi đại gia súc, cây công nghiệp, cây dược liệu.

- Là vùng thiếu nước vào mùa đông.

Câu I.2:

a. Bảng xử lý số liệu: Mật độ dân số của một số vùng nước ta năm 2006

(Đơn vị :người/km2) Vùng Mật độ dân số Đồng bằng sông Hồng 1225 Tây Nguyên 89 Đông Nam Bộ 511 b. Giải thích mật độ dân số của Tây Nguyên.

Trong 3 vùng mật độ dân số Tây Nguyên thấp nhất (89 người/km2) do nhiều nguyên nhân: - Diện tích lớn nhất trong cả 3 vùng nhưng qui mô lại nhỏ nhất trong 3 vùng.

- Nguyên nhân dân cư tập trung ít: trình độ phát triển kinh tế còn thấp, quá trình đô thị hóa diễn ra còn rất

chậm, địa hình cao, giao thông kém phát triển. Câu II (2 điểm)

1. Vẽ biểu đồ:

- Vẽ hai vòng tròn, vòng tròn năm 2005 có diện tích lớn hơn vòng tròn năm 2000. Ghi năm dưới 2 vòng tròn, tên biểu đồ, chú thích.

2. Nhận xét:

- Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp có sự chuyển dịch qua 2 năm:

+ Công nghiệp chế biến tăng từ 79% lên 84,8%: tăng 5,8%

+ CN khai thác giảm từ 13,7% xuống 9,2%: giảm 4,5%

+ CN sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước giảm từ 7,3% xuống 6%: giảm 1,3%

- Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp: do tốc độ tăng không đều giữa các

ngành. Trong 3 ngành, CN chế biến có quy mô giá trị sản lượng lớn nhất và tăng nhanh nhất. Câu III (3 điểm)

Câu III.1. Những thuận lợi, khó khăn về tài nguyên thiên nhiên đối với việc phát triển nông nghiệp của

Trung du và miền núi Bắc Bộ.

a. Thuận lợi:

- Đất đai: đất feralit vùng núi cao bao gồm nhiều loại (trên nền đá vôi, đá phiến, các loại đá mẹ khác) và

vùng trung du có đất phù sa cổ phù hợp với các loại cây công nghiệp lâu năm và ngắn ngày. Dọc theo thung

lũng của các con sông của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình thích hợp cho các loại cây LT- TP. - Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa và có mùa đông lạnh nhất nước ta rất thuận lợi để phát triển một nền nông

nghiệp với cây trồng vật nuôi phong phú và đa dạng với nhiều loài có nguồn gốc cận nhiệt đới và ôn đới.

- Nguồn nước: Với mạng lưới sông lớn và dày đặc tạo nguồn nước tưới dồi dào và diện tích mặt nước lớn

phục vụ cho nuôi trồng thủy sản.

- Địa hình: Trên độ cao 600 – 700 m có đồng cỏ xanh tươi quanh năm, thuận lợi cho chăn nuôi gia súc lớn.

- Phía đông của vùng giáp vịnh Bắc Bộ, là điều kiện thuận lợi cho đánh bắt và nuôi trồng hải sản.

- Là vùng địa hình cao nhất nước ta nhưng độ che phủ của rừng chưa tương xứng (khoảng 20%), tình trạng

xói mòn, rửa trôi còn diễn ra phổ biến.

- Là vùng có khí hậu diễn biến phức tạp do tác động của gió mùa Đông Bắc (tính thất thường, sương muối, sương giá, rét hại, rét đậm…), đặc biệt là hiện tượng thiếu nước về mùa đông làm cho khả năng mở rộng

diện tích và nâng cao năng suất cây trồng còn gặp nhiều khó khăn.

- Phần lớn đồng cỏ là cỏ tạp, hiệu quả không cao cho chăn nuôi gia súc lớn.

- Tình trạng lũ quét diễn ra thường xuyên do hệ thống sông ở địa hình cao và dốc.

Câu III.2.Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng:

a. Đặc điểm chung về sự chuyển dịch:

Cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng có sự chuyển biến theo hướng tích cực.

- Cơ cấu giá trị khu vực 1 có xu hướng giảm

- Cơ cấu giá trị khu vực 2, khu vực 3 có xu hướng tăng.

b. Sự chuyển dịch trong nội bộ của từng khu vực.

- Trong khu vực 1: giảm tỉ trọng trồng trọt, tăng tỉ trọng chăn nuôi và thủy sản. Trong ngành trồng trọt xu hướng mở rộng cây thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp.

- Trong khu vực 2: giảm tỉ trọng các ngành công nghiệp khai thác. Tỉ trọng có xu hướng tăng ở các ngành công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm, ngành dệt và giày da, ngành sản xuất vật liệu xây dựng, ngành cơ khí – kỹ thuật điện – điện tử.

- Trong khu vực 3: các ngành dịch vụ gắn liền với quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và hiện đại hóa của đồng bằng sông Hồng, tỉ trọng có xu hướng tăng, đặc biệt là ngành du lịch.

II. Phần riêng (2 điểm)

Câu IV a. Theo chương trình chuẩn: (2 điểm)

1. Các vùng nông nghiệp có cà phê là sản phẩm chuyên môn hóa của vùng: - Tây nguyên là vùng chuyên canh cà phê lớn nhất cả nước.

- Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cà phê đứng thứ hai trong cả nước.

2. Giải thích cây cà phê được trồng nhiều

- Cây cà phê là loại cây nhiệt đới thích hợp với điều kiện khí hậu ở Tây nguyên và Đông Nam Bộ.

- Cây cà phê thích hợp trên nền đất đỏ bazan. Tây nguyên và Đông Nam Bộ là hai vùng có diện tích đất đỏ

bazan dẫn đầu cả nước.

- Cây cà phê ưa sống trên những vùng có độ cao lớn. Tây Nguyên và Đông Nam bộ có độ cao trung bình khoảng 500m.

Câu IV b. Theo chương trình nâng cao: (2 điểm)

1. Các trung tâm công nghiệp nhỏ ở Đồng bằng sông Cửu Long:

Tân An, Mỹ Tho, Sóc Trăng, Cần Thơ, Long Xuyên, Hà Tiên, Kiên Giang, Cà Mau, trong đó Cần Thơ là

trung tâm công nghiệp quan trọng nhất. (dựa vào atlat năm 2006).

2. Tình hình tăng trưởng sản phẩm GDP của nước ta từ năm 1990 đến nay:

- Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam tăng liên tục đều từ 1990 đến nay. Tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta từ năm 1987 – 2004 tăng 6,9% chỉ đứng sau Singapore (7%).

- Tốc độ tăng trưởng GDP không đều do bị tác động bởi cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997 và năm 2008.

- Tốc độ tăng trưởng GDP là kết quả của công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và hội nhập

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi tốt nghiệp môn địa lí (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)