II/ KIẾN NGHỊ
3. Đối với Đoàn cấp trên
Là đơn vị trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động nên Đoàn cấp trên cần có sự tìm hiểu sát sao để nắm bắt hoạt động cụ thể của từng địa phương để đưa ra những chính sách phù hợp với yêu cầu và thực tiễn của từng đơn vị và có phương hướng chỉ đạo kịp thời.
Đoàn cấp trên phải là ngừoi trực tiếp tham mưu với cấp ủy Đảng,chính quyền,tạo điều kiện tốt nhất cho các hoạt động mà Đoàn tổ chức nhằm đóng góp cho sự phát triển của nông thôn.
Cần tổ chức nhiều hơn nữa các lớp học tập về lí luận chính trị,bồi dưỡng kĩ năng nghiệp vụ,nâng cao hơn nữa đạo đức và uy tín cho cán bộ Đoàn các cấp,để hoạt động Đoàn từ cấp cơ sở trở lên phát triển đồng đều và bền vững.
Hiện nay các tỉnh Đoàn đã có chính sách đưa những cán bộ và thanh niên có nhiệt huyết với Đoàn đi học tập tại ngôi trường đào tạo cán bộ Đoàn chuyên nghiệp là Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam.Tuy nhiên chưa nhiều nơi đưa ra những chính sách thu hút và tận dụng dẫn đến thực trạng nhiều “Thủ lĩnh thanh niên” được học hành chính quy ra trường vẫn thất nghiệp hoặc làm không đúng chuyên môn đào đã được đào tạo gây nên sự lãng phí.Vì vậy rất cần những chính sách thiết thực và cụ thể để sử dụng những người đã được đào tạo đúng chuyên ngành,có tâm huyết với Đoàn có môi trường để thể hiện tài năng,sở trường của mình,góp phần nâng cao chất lượng tổ chức Đoàn tại địa phương.
PHẦN BA:KẾT LUẬN
Sinh thời,chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm tới vấ đề công nghiệp hóa,hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.Người cho đó là một con đường tất yếu để xây dựng đất nước giàu mạnh.Trong bài “Con đường phía trước” đăng trên báo Nhân dân số 2143 ngày 20/1/1969 chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Đời sống nhân dân chỉ có thể thay đổi khi chúng ta dùng máy móc để sản xuất một cách rộng rãi,dùng máy móc cả trong công
nghiệp và nông nghiệp;máy sẽ chắp thêm tay cho người,làm cho sức người tăng lên gấp trăm,nghìn lần,đó là con đường phải đi của chúng ta”.
Thấm nhuồn tư tưởng của Người về công nghiệp hóa,hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn,Đảng ta đã vận dụng sáng tạo vào thực tiễn và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn.Ngay từ Đại hội III (9/1960) Đảng ta đã quyết tâm: “Xây dựng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa cân đối và hiện đại kết hợp với nông nghiệp,ưu tiên phát triển công nghiệp một cách hợp lí nhằm biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp và nông nghiệp hiện đại”.
Hiện nay trong quá trình đổi mới đất nước một cách toàn diện,vấn đề công nghiệp hóa,hiện đại hóa được đặt lên hàng đầu.Trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX thanh niên đã được đặt lên làm chủ thể của sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quan tâm của Nhà nước cùng các cấp các ngành và của toàn xã hội.Qua đó thanh niên được tham gia đóng góp,cống hiến nhiều hơn,thể hiện được tốt vai trò xung kích đi đầu trong sự nghiệp chung của toàn dân tộc.Chính vì vậy,Đảng và Nhà nước,các ban ngành đoàn thể và toàn xã hội cần quan tâm và tạo điều kiện tốt hơn nữa để có thể khai thác nhiều hơn nữa khả năng của thanh niên và phát huy vài trò xung kích,sáng tạo của thanh niên trong việc phát triển kinh tế,xã hội.
Trong những năm qua,Đoàn thanh niên thành phố Hòa Bình đã thực hiện các chủ trương,nghị quyết của Đảng,chính sách của Nhà nước,có nhiều đóng góp trong sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa của địa phương và đã gặt hái được nhiều thành quả đáng khích lệ.Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại cần giải quyết như việc thu hút thanh niên tích cực tham gia vào sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa chưa thực sự mạnh mẽ,một số cấp ủy Đảng chính quyền chưa quan tâm thỏa đáng đến công tác thanh niên,một bộ phận cán bộ Đoàn và thanh niên còn trông chờ ỉ lại,thiếu nhiệt tình khi tham gia hoạt động nên chất lượng hoạt động Đoàn chưa cao…Vì vậy tổ chức Đoàn thành phố cần có thêm những hoạt động cụ thể,thiết thực để nâng cao hơn nữa chất lượng của hoạt động Đoàn,để Đoàn thực sự là cánh tay phải đắc lực của Đảng và là tổ chức thực sự của thanh niên.
Sau một thời gian thực tập nghiên cứu tại địa phương tuy thời gian chưa dài nhưng cũng đủ để em vận dụng được những tri thức được học tại trường vào thực tiễn,có cơ hội cọ xát với thực tế và trên hết em đã có được rất nhiều kinh nghiệm,bào học bổ ích cho quá trình công tác sau này.Mặc dù đã rất nỗ lực cố gắng nhưng do trình độ còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót,hạn chế.Vì thế em rất mong có được sự chỉ bảo,góp ý và giúp đỡ của thầy cô và bạn bè đồng nghiệp.Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Minh Tâm đã trực tiếp hướng dẫn em trong quá trình viết chuyên đề,xin cảm ơn Nhà thiếu nhi tỉnh Hòa
Bình và thành đoàn Hòa Bình đã giúp đỡ,cung cấp tài liệu và tạo điều kiện cho em trong suốt thời gian thực tập tại cơ sở.Em rất hi vọng nhận được nhiều lời góp ý và nhận xét để bài chuyên đề này hoàn thiện hơn,có thể ứng dụng vào thực tiễn trong quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo trình kinh tế nông nghiệp
2. Sách về thực trạng công nghiệp hóa,hiện đại hóa nông nghiệp,nông thôn Việt Nam “Nhà xuất bản thống kê Hà Nội – 2006”
3. Công nghiệp hóa,hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn “Nhà xuất bản chính trị quốc gia”
4. Báo cáo công tác Đoàn và phong trào TTN năm 2008 và 6 tháng đầu năm 2009
5. Các tạp chí: Báo Hòa Bình,Báo Thanh niên
6. Nghị quyết Đại hội Đảng khóa X và hành động của tuổi trẻ - Ban tư tưởng-văn hóa TW Đoàn – NXB Thanh niên 2007
CHÚ THÍCH
CNH,HĐH Công nghiệp hóa,hiện đại hóa
TW Trung Ương BCH Ban chấp hành TNCS Thanh niên cộng sản KHCN Khoa học công nghệ KHKT Khoa học kĩ thuật XHCN Xã hội chủ nghĩa CLB Câu lạc bộ
ĐVTN Đoàn viên thanh niên
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
SKSS Sức khỏe sanh sản
VTN/TN Vị thành niên/ Thanh niên
MỤC LỤC
PHẦN MỘT:NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG...1
I/ Lý do chọn chuyên đề...1
II/Mục đích của chuyên đề...2
III/Nhiệm vụ của chuyên đề...2
V/Đối tượng khoa học của chuyên dề...3
VI/Khách thể nghiên cứu...3
VII/Phương pháp nghiên cứu...3
PHẦN HAI:NỘI DUNG CƠ BẢN...4
Chương một : ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH VỚI SỰ NGHIỆP CNH,HĐH NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN...4
I/CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN...4
1.Khái niệm...4
2. Tính tất yếu khách quan phải thực hiện công nghiệp hóa,hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn...5
3. Quan điểm,mục tiêu,bước đi,nội dung và kết quả đạt được của quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn...5
4. Những thuận lợi,khó khăn của quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ...8
II/ ĐOÀN THANH NIÊN VỚI SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA,HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN...9
1.Vai trò,vị trí của tổ chức Đoàn...9
2.Những hoạt động của tổ chức Đoàn trong sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn...11
Chương hai: ĐOÀN THANH NIÊN THÀNH PHỐ HÒA BÌNH VỚI SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA,HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN ...13
I/ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN,VỊ TRÍ ĐỊA LÍ,KINH TẾ CHÍNH TRỊ CỦA THÀNH PHỐ HÒA BÌNH – TỈNH HÒA BÌNH ...13
1. Tỉnh Hòa Bình...13
II/ TỔ CHỨC ĐOÀN THÀNH PHỐ HÒA BÌNH TỈNH HÒA BÌNH VỚI SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA,HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN...17
1.Tình hình tổ chức Đoàn,Hội,Đội của thành phố Hòa Bình...17
2. Hoạt động của tổ chức Đoàn thành phố Hòa Bình tỉnh Hòa Bình tham gia vào sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn...20
III/ KẾT QUẢ - HẠN CHẾ - NGUYÊN NHÂN...32
1.Kết quả...32
2.Hạn chế...33
3.Nguyên nhân...34
Chương ba: GIẢI PHÁP – KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT...35
I/ GIẢI PHÁP...35
II/ KIẾN NGHỊ...38
1.Đối với Đảng...38
2.Đối với chính quyền...39
3. Đối với Đoàn cấp trên...39
PHẦN BA:KẾT LUẬN...40
...40
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực tập viết chuyên đề tại thành phố Hoà Bình, em đã được tạo mọi điều kiện giúp đỡ để hoàn thành nhiệm vụ: "Học đi đôi với hành; lý luận gắn liền với thực tiễn" thể hiện ở kết quả chuyên đề tốt nghiệp của em đã hoàn thành như mong đợi.
Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi của các đồng chí trong Đảng uỷ, UBND thành phố và các đồng chí trong các ban ngành đoàn thể khác của thành phố trong việc tìm tài liệu, thu thập tư liệu, giúp em vận dụng những kiến thức mà nhà trường đã trang bị vào thực tế.
Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Đảng uỷ, Ban giám đốc Học viện, Ban chấp hành Đoàn Học viện, các thầy cô giáo đã giảng dạy cho em những kiến thức sâu rộng, những bài học kỹ năng, bài học kinh nghiệm quý giá trong thời gian học tập tại Học viện, và giúp ích cho em rất nhiều trong thời gian thực tập tại địa phương.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn giảng viên Nguyễn Thị Minh Tâm đã hướng dẫn chỉ bảo tận tình trong thời gian em thực tập và viết chuyên đề.
Do thời gian nghiên cứu không được nhiều, năng lực còn hạn chế, phạm vi nghiên cứu rộng nên chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các thầy cô, các đồng chí để chuyên đề được đầy đủ và hoàn thiện hơn.