NHẤT VÀ KẾT NỐI CƠ SỞ DỮ LIỆU THEO KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN
Các khoanh vẽ của một diện tích được bao phủ bởi một kế hoạch sử dụng đất
đai có thể được làm trên cơ sở ranh giới hành chính của Tỉnh, Huyện, Thành phố,.... hay theo ranh giới đơn vị đất đai tự nhiên trong một khu vực lưu vực sông, đơn vị địa mạo, những bán lưu vực, hay những đơn vị sinh thái sinh cảnh,... hay trên cơ sở kết hợp các phần trên.
Dữ liệu được phối hợp vào trong cơ sở dữ liệu thì có khả năng trình bày dưới dạng bản đồ, thống kê và biểu bảng, do đó, nó được biên soạn ở các dạng và tỉ lệ khác nhau. Những mâu thuẩn nhau về mặt không gian sẽ gây nhiều khó khăn và tốn thời gian để có được tính tổng hợp cho tiến trình xây dựng các quyết định việc quản lý nguồn tài nguyên, đặc biệt là các đơn vị sinh thái sinh cảnh không phải là những điểm khởi đầu cơ bản.
Với sự phát triển liên tục của các phần cứng và mềm máy tính, cũng như giá cả
phù hợp sẽ hổ trợ nhiều cho các chương trình quy hoạch cấp quốc gia, tỉnh cũng như
các thành phố, những điều kiện này đang được cải thiên một cách sâu sắc. Đặc biệt, việc phát triển các phần mềm về Hệ thống thông tin đất đai (LIS, Meyerinck và ctv., 1988), và Hệ thống thông tin địa lý (GIS) đã giúp cho việc định vị các cơ sở dữ liệu
địa lý tạo thuận lợi trong việc tạo nhiều lớp thông tin dưới dạng số hóa. Mỗi lớp thông tin là một bản đồ đơn tính và có thể chồng lấp hay tách lớp ra một cách độc lập ở bất kỳ tỉ lệ nào hay theo không gian nào.
Sự thiết lập các cơ sở dữ liệu của GIS/LIS được trình bày trong hình 5.2. Đội quy hoạch tài nguyên thiên nhiên đa ngành đòi hỏi phải sử dụng hệ thống GIS/LIS như
là một phương tiện hiệu quả trong việc hỗ trợ cho quy hoạch sử dụng đất đai. Nó bao gồm các nhà địa lý tự nhiên, nhà nông học, nhà mô hình khí hậu-đất-cây trồng, nhà trắc đạc, nhà tin học, nhà kinh tế, khoa học gia xã hội học, và cũng bao gồm luôn các nhà phát triển dữ liệu để đảm bảo rằng hệ thống và sản phẩm của nó được truyền đi thông suốt đến những người sử dụng như các nhà xây dựng chính sách và các chủ thể ở các cấp độ khác nhau.
Hiện nay, vẫn còn nhiều hạn chế về mặt kỹ thuật và tổ chức trong việc hữu dụng hóa kỹ thuật GIS, đặc biệt là ở các nước kém và đang phát triển (Sombroek va2 Antoine, 1994). Bốn hạn chế quan trọng là :
(i) Phân tích không đầy đủ các vấn đề thật cụ thể như nó đang xảy ra trong việc quản lý đất đai phức tạp và vấn đề bền vững ở cấp độ nông hộ, và cũng như nó bao gồm trong việc tổng hợp những vấn đề liên quan đến sinh học, kinh tế xã hội và chính trị trong một thể chung toàn diện
(ii) Những giới hạn trong khả năng hữu dụng của số liệu và chất lượng số
liệu ở tất cả các tỉ lệ, đặc biệt là các số liệu này cần phải có sự khảo sát thực tế mặt đất
(iii) Thiếu sự trao đổi thường xuyên các số liệu, định dạng và các phần chính của hệ thống
(iv) Những phương tiện thông tin không đầy đủ giữa các hệ thống máy tính, bộ phận cung cấp số liệu và người sử dụng thí dụ như các vùng có mạng lưới điện thoại còn nghèo nào chưa thông suốt .
Nhìn chung, tình trạng hiện tại là các kỹ thuật thông tin số đang phát triển ở
mức độ ngày càng nhanh để tạo ra các thông tin cho các ngành về tài nguyên thiên nghiên của các quốc gia đang phát triển. Đây là triển vọng phát triển chung cho hệ
133 Cơ sở dữ liệu xả hội chính trị, và kinh tế Cơ sở dữ liệu tài nguyên thiên nhiên Bản đồ nền Đất/dạng hình đất đai Nguồn tài nguyên nước
Thực vật/che phủđất đai Hiện trạng sử dụng đất đai
Cơ sở hạ tầng (thành phố, ....
Hình 5.2 : Hệ thống thông tin địa lý GIS số hóa