MỞ RỘNG
46
CSTT mở rộng làm tăng mức cung tiền, lãi suất giảm, đầu tư tăng, tổng cầu tăng, sản lượng cân bằng tăng, thất nghiệp giảm.
4.5.3. Cơ chế tác động của chính sách tiền tệ (tiếp)
• Khi nền kinh tế tăng trưởng “quá nóng”, lạm phát tăng.
• Trong trường hợp này, Chính phủ sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt: giảm cung tiền hoặc tăng lãi suất trong nền kinh tế, bằng việc sử dụng các công cụ ngược lại với trường hợp trước.
4.5.4. Chính sách tiền tệ ở Việt Nam hiện nay
• Giao cho NHNN nhiều quyền hạn hơn trong hoạch định và thực thi CSTT là một vấn đề rất quan trọng.
• Để nâng cao hiệu quả hoạt động của CSTT quốc gia thì việc quản lý và kiểm soát hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng là điều cần thiết.
• NHNN phải xây dựng cơ chế điều hành lãi suất trên thị trường tiền tệ được linh hoạt và mềm dẻo hơn.
• Về điều kiện nâng cao hiệu quả CSTT: thông tin kinh tế và công nghệ cao.
4.5.4. Chính sách tiền tệ ở Việt Nam hiện nay
• Hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất
• Cần có các giải pháp để vận hành thị trường mở tốt hơn
• Tổ chức tốt các giải pháp để phát triển thị trường chứng khoán nhằm tăng thêm kênh huy động vốn của các
doanh nghiệp, các nhà đầu tư.
• Cần nghiên cứu và phối hợp giữa lãi suất ngân hàng với lãi suất trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Đô thị để có một cơ chế lãi suất hợp lý.
• Ngân hàng Nhà nước cần linh hoạt trong điều hành chính sách tỷ giá hối đoái và quản lý ngoại hối