Các loại khoáng sản chỉn hở Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý tài nguyên và môi trường luận văn, đồ án, đề tài tốt nghiệp (Trang 28 - 33)

Một số loại khoáng sản chính của Việt Nam:

• Quặng sắt: trữ lượng gần 1800 triệu tấn, phân bố rải rác từ Bắc Bộ đến Nam Trung Bộ. Mỏ sắt lớn nhất ở Việt Nam là mỏ Thạch Khê (Hà Tĩnh), trữ lượng ước tính trên 500 triệu tấn

• Quặng đồng: trữ lượng trên 1 triệu tấn. Các mỏ lớn ở Việt Nam là mỏ đồng Sinh Quyền (Lào Cai) và mỏ Tạ Khoa (Sơn La)

• Quặng nhôm (Quặng bauxit): chủ yếu ở Tây Nguyên, ước tính trữ lượng tới 4 tỷ tấn. Ngoài ra còn có ở Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

• Quặng crôm: Trữ lượng 10 triệu tấn, lớn nhất là mỏ crôm cổ Định (Thanh Hoá) • Quặng titan: Phân bố chủ yếu ở ven biển miền Trung Việt Nam

• Các quặng kim loại khác như: vàng, chì, kẽm, mangan, niken, đất hiếm, phân bố rải rác nhiều nơi như: mỏ chì kẽm Chợ Đồn, chợ Điền Việt Bắc; mỏ mangan Cao Bằng; mỏ niken ở Sơn La; mỏ vàng ở Bồng Miêu (Quảng Nam); mỏ vàng ở Bắc Lạng (Bắc Cạn) và các mỏ có trữ lượng hàng chục đến hàng trăm tấn ở Trung Bộ

• Quặng apatit (làm phân bón): trữ lượng trên 1 tỷ tấn, mỏ lớn nhất là

mỏ ở Cau Đường (Lào Cai), mỏ Quỳ Châu (nghệ An)

• Đá vôi: Trữ lượng rất lớn, các dãy núi đá vôi phân bốnhiều ởBắc,

Trung Bộ và Kiên Giang. Trữ lượng được đánh giá trên 10 tỷ tấn

• Đá quý: mỏ rubi ở Quỳ Hợp (Nghệ An) và mỏ rabi, saphia Lục Yên (Yên Bái) • Dầu mỏ, khí đốt: Trữ lượng dầu mỏ được thăm dò tới hàng trăm triệu tấn, chủ

yếu ở phần thềm lục địa phía Nam Việt Nam như các mỏ Bạch Hổ, Đại Hùng, Rồng, Nam Côn Sơn, bể Cửu Long ... Ngoài ra còn có nhiều mỏ khí đốt ở đồng bằng Bắc Bộ

• Than đá: Trữ lượng 3,5 tỷ tấn tập trung ở vùng Quảng Ninh

• Than nâu: Trữ lượng hàng trăm tỷ tấn tập trung ở vùng đồng bằng Bắc • Nước ngầm dưới đất: Trữ lượng 130 triệu mét khối nước/ngày

Nguồn lợi từ khai thác và chế biến tài nguyên khoáng sản

Bảng 9. Giá trị sản xuất công nghiệp khoáng sản

1 Khai thác than 1677,2 1929,8 2229,1 2209,8

2 Khai thác dâu khí 10844,6 12466,9 14238,6 17641,6

3 Quặng kim loại 236,1 282,5 172,3 110,7

4 Đá và các mỏ khác 1161,8 1288,4 1673,7 1696,4

5 Than côc, dâu mỏ 343,2 208,7 83,5 86,0

6 Sản phẩm khoáng sản phi kim

loại

9200 10120 12222,8 13934,0

7 Sản xuât sản phâm kim loại 3428,0 4085,9 3999,8 4239,8

8 m /V?

Tông 26890,9 30382,2 34619,8 39918,3

9 Các ngành công nghiệp trong cả

nước 103374,' 118096, 6 134419, 7 150684,6 10 Tỷ lệ ngành khoáng sản/công nghiệp, % 26,00 26,00 26,00 26,00

Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú với gần 5.000 mỏ và điểm quặng của khoảng 60 loại khoáng sản khác nhau, nhưng phần lớn là mỏ nhỏ, phân tán nên khó khăn trong quản lí khai thác.

Làm cơ sở cho sự phát triển công nghiệp hiện nay bao gồm một số kim loại chủ yếu như sắt, đồng, nhôm, chì, kẽm,... Ở nhiều quốc gia có nền công nghiệp phát triển thì nhu cầu về các kim loại này chiếm tỉ lệ 80% - 90% tổng lượng kim loại sử dụng trên thế giới. Ngoài ra nhu cầu về khoáng sản phi kim loại cũng tăng lên, chủ yếu được sử dụng để làm phân bón, sử dụng trong xây dựng và dùng làm nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp.

Sau đây chỉ đề cập đến một số khoáng sản kim loại chủ yếu được khai thác sử dụng:

2.5.3.1. Quặng sắt

Đây là loại khoáng sản thường gặp và khá phổ biến trong vỏ trái đất, gồm bốn loại quặng có tầm quan trọng trong thương mại là: Fe304 (magnetit), Fe203

(Hematit), FeƠ2 (limonit) và FeCƠ3 (Siderit). Các loại quặng này có chứa khá nhiều tạp chất nên tỷ lệ kim loại trong quặng giảm.

Vùng Siberia (Liên Xô cũ) là vùng có trữ lượng sắt được xem như lớn nhất thế giới. Công nghiệp sản xuất thép trên thế giới ngày càng tăng theo sự phát triển của nền công nghiệp, năm 1965 sản xuất trên toàn thế giới là 370 triệu tấn đến năm 1980 sản xuất được gần 1 tỉ tấn.

2.5.3.2. Quặng đồng

Mặc dù trữ lượng đồng trên thế giới ít hơn nhưng nhu cầu sử dụng cũng gia tăng. Năm 1965 sản xuất đồng trên toàn thế giới là 6,6 triệu tấn và với nhịp điệu gia tăng hàng năm từ 3,4% - 5,8%. Dự kiến nhu cầu về đồng đến năm 2000 khoảng từ 16,8 triệu St đến mức tối đa là 34,9 triệu St (St=Shortton=

907,2 kg), như vậy so với năm 1965 ở mức thấp thì tăng gấp 2,6 lần.

Vấn đề đặt ra hiện nay trong công nghiệp đồng là nhu cầu về đồng càng tăng trong khi đó phẩm chất của quặng lại giảm nên giá thành của sản xuất đồng càng ngày càng tăng lên. Vì thế những công cụ truyền thống vốn làm bằng đồng dần dần được thay thế bằng nhôm hoặc bằng chất dẻo.

2.5.3.3. Quặng nhôm

Nhôm không được gặp ở trạng thái đơn chất trong tự nhiên mặc dù nó chiếm đến 8,13% trọng lượng vỏ trái đất. Bauxit chứa hydroxyd nhôm là quặng chính thường được khai thác để lấy nhôm.

Năm 1948 sản xuất nhôm toàn thế giới chỉ đạt 0,5 triệu tấn, đến năm 1968

Võ Văn Thiĩhp - Chuyên ngành động vật - KI8 31

đã lên tới 8 triệu tấn và nhu cầu về nhôm càng ngày càng cao hơn rất nhiều. Hiện nay, hai ngành xây dựng và giao thông vận tải sử dụng nhôm nhiều nhất. Hơn nữa do tính chất bền và chắc của hợp kim nhôm nên ngành kỹ thuật hàng không và hàng không vũ trụ ngày càng tiêu thụ nhiều nhôm hơn.

- Quặng thiếc: trữ lượng thiếc rất hạn chế và tập trung ở một số nước Đông Nam Á như Thái Lan, Mã Lai, Indonesia, Trung Quốc và một số quốc gia khác ở Châu Phi như Nigeria, Congo...Thiếc mềm và dễ dát mong nên được sử dụng để làm thùng và hộp chứa thực phẩm khô (60%), trong kỹ nghệ hàn (20%) và một số các công việc khác. Do tính chất dễ bị han gỉ của thiếc nên ngày nay nhôm và chất dẻo dần dần thay thế vị trí của thiếc trong việc sản suất các thùng chứa thực phẩm.

- Nikel (kền): chủ yếu khai thác ở Canada (chiếm 80% toàn thế giới) ngoài ra còn có ở Liên Xô cũ, Cuba...

- Chì: chì thì mềm, nóng chảy ở nhiệt độ tương đối thấp, không bị han gỉ và nặng hơn cả trong số các kim loại thông thường. Trong thời gian qua thì nhu cầu chì ngày càng tăng nhất là Liên Xô và một số nước ở Châu Á, một phần do phát triển sản xuất ô tô ở khu vực này.

- Phân bón: Nông nghiệp ngày càng phát triển nên nhiều nước sử dụng càng nhiều phân hóa học để tăng thu hoạch mùa màng. Công nghiệp phân hóa học càng phát triển, kỹ thuật chế tạo phân bón không phức tạp nó đòi hỏi số nguyên liệu để cố định đạm và xử lý phosphat. Nguyên liệu chủ yếu để sản xuất phân bón là P2O5, K20 và N2 dồi dào trong lớp vỏ quả đất nên giá thành trở nên hạ.

2.5.4. Bảo vệ tài nguyên khoáng sản

Bảo vệ tài nguyên khoáng sản bao gồm hai nội dung quan trọng: bảo vệ môi trường hoạt động khai thác khoáng sản và sử dụng họp lý tài nguyên khoáng sản.

2.5.4A.Các biện pháp bảo vệ môi tnưòng trong khai thác và chế biến khoảng sản

Các biện pháp bảo vệ môi trường trong khai thác và chế biến khoáng sản bao gồm: lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) các dự án khai thác và chế biến khoáng sản, kiểm toán và thanh tra thường kỳ

hoạt động khai thác tại cơ sở khai thác và chế biến, thực hiện các công trình giảm thiểu nguồn ô nhiễm tại nguồn, sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường, quan trắc thường xuyên tác động môi trường của hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản.

Lập và thẩm định báo cáo ĐTM là biện pháp bảo vệ môi trường cơ bản và quan trọng đối với hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản. Các phương pháp được sử dụng trong báo cáo ĐTM của các dự án khai thác và chế biến khoáng sản có thể bao gồm danh mục điều kiện môi trường, ma trận môi trường, phân tích lợi ích và chi phí mở rộng, mô hình lan truyền chất ô nhiễm,...

Kiểm toán môi trường (kiểm toán các chất thải) các cơ sở đang hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản có mục đích xác định số lượng chất thải mà cơ sở đang tạo ra, các tác động đến môi trường xung quanh của nó và những biện pháp hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường. Thanh tra môi trường các cơ sở đang hoạt động nhằm kiểm tra sự tuân thủ về mặt pháp lý và kỹ thuật công nghệ các quy định luật pháp của nhà nước về bảo vệ môi trường.

2.5.4.2. Sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản

Sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản là một vấn đề phức tạp, được giải quyết theo các phương hướng địa chất, kỹ thuật mỏ, công nghệ, kinh tế và tổ chức.

Phương hướng địa chất bao gồm các công việc: hoàn chỉnh các phương pháp thăm dò, tính toán và lập bản đồ địa chất; đổi mới công nghệ thiết kế khai thác các mỏ khoáng sản.

Một phần của tài liệu Quản lý tài nguyên và môi trường luận văn, đồ án, đề tài tốt nghiệp (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w