Bộ lặp tín hiệu (Repeater)

Một phần của tài liệu thiết kế mạng lan cho một công ty vừa và nhỏ (Trang 29 - 34)

. Nó không thay đổi tín hiệu mà chỉ loại bỏ sự méo, nhiễu, khôi phục lại tín hiệu ban đầu

Cho phép tín hiệu được truyền đi xa

Nó chỉ hoạt đồng ở tầng 1 (Physical) của mô hình OSI nên chỉ cho phép kết nối 2 mạng có cùng topo và đặc tính truy cập mạng

Chỉ cho phép sử dụng tối đa 4 Repeater khi muốn truyền tín hiệu đi xa (tối đa 1000 m)

1.3.5.2 Bộ tập trung (Hub)

Hình 1-19: Bộ tập trung

Dùng để nối các mạng hình sao, nó đóng vai trò trung tâm

Nó nhận tín hiệu từ một cổng và phân truyền các cổng còn lại mà không thay đổi tín hiệu. Do đó nó hoạt động giống như một Repeater có nhiều cổng.

. Nó chỉ cho phép nối các mạng có cùng đặc tính Có hai loại Hub là Hub thụ động và Hub chủ động

1.3.5.3 Cầu (Bridge)

Hoạt động ở Tầng 2 (Datalink) của mô hình OSI

Bridge là một thiết bị có xử lý dùng để nối hai mạng giống nhau hoặc khác nhau, nó có thể được dùng với các mạng có các giao thức khác nhau. Cầu nối hoạt động trên tầng liên kết dữ liệu nên không như bộ tiếp sức phải phát lại tất cả những gì nó nhận được thì cầu nối đọc được các gói tin của tầng liên kết dữ liệu trong mô hình OSI và xử lý chúng trước khi quyết định có chuyển đi hay không. Khi nhận được các gói tin Bridge chọn lọc và chỉ chuyển những gói tin mà nó thấy cần thiết. Điều này làm cho Bridge trở nên có ích khi nối một vài mạng với nhau và cho phép nó hoạt động một cách mềm dẻo.

Nó có chứa một danh sách các địa chỉ MAC ở mỗi mạng nối vào cổng của chúng và sau đó phân biệt địa chỉ MAC của gói tin mà truyền gói tin đến đúng mạng có chứa máy đích

1.3.5.4 Bộ chuyển mạch (Switch)

Hình 1-21: Bộ lặp tín hiệu

Cũng giống như Bridge, nó hoạt động ở Tầng 2 (Datalink) của mô hình OSI nhưng có nhiều cồng hơn nên cho phép kết nối nhiếu mạng hay máy tính đến nó hơn

Có hai phương thức chuyển mạch là cut-through và store and forward

Thông thường thì Switch chỉ dùng để nối các mạng có cùng đặc tính, nhưng nếu nó là Switch biên dịch thì có thể nối các mạng khác đặc tính (nhưng thường thì dùng Router hay Switch tầng 3).

Hình 1-22: Bộ định tuyến

Router hoạt động ở tầng 3 (Network) của mô hình OSI, nó cho phép kết nối nhiều mạng LAN hay WAN.Các Router được nối với nhau cho phép định tuyến các bản tin nhận được qua mạng.Có thể dựa vào nhiều thuật toán định tuyến khác nhau như định tuyến tĩnh hay động. Các giao thức định tuyến động thường dùng là RIP, OSPF, IGRP, BGP

Có hai loại là Router phụ thuộc giao thức và Router không phụ thuộc giao thức

1.4.Hệ điều hành mạng

Một số hệ điều hành mạng phổ biến hiện nay:

1.4.1Hệ điều hành mạng UNIX

Đây là hệ điều hành do các nhà khoa học xây dựng và được dùng rất phổ biến trong giới khoa học, giáo dục. Hệ điều hành mạng UNIX là hệ điều hành đa nhiệm, đa người sử dụng, phục vụ cho truyền thông tốt. Nhược điểm của nó là hiện nay có nhiều Version khác nhau, không thống nhất gây khó khǎn cho người sử dụng. Ngoài ra hệ điều hành này khá phức tạp lại đòi hỏi cấu hình máy mạnh (trước đây chạy trên máy mini, gần đây có SCO UNIX chạy trên máy vi tính với cấu hình mạnh).

1.4.2Hệ điều hành mạng Windows NT

Đây là hệ điều hành của hãng Microsoft, cũng là hệ điều hành đa nhiệm, đa người sử dụng. Đặc điểm của nó là tương đối dễ sử dụng, hỗ trợ mạnh cho phần mềm WINDOWS. Do hãng Microsoft là hãng phần mềm lớn nhất thế giới hiện nay, hệ điều hành này có khả nǎng sẽ được ngày càng phổ biến rộng rãi. Ngoài ra, Windows NT có thể liên kết tốt với máy chủ Novell Netware. Tuy nhiên, để chạy có hiệu quả, Windows NT cũng đòi hỏi cấu hình máy tương đối mạnh.

1.4.3Hệ điều hành mạngWindows for Worrkgroup

Đây là hệ điều hành mạng ngang hàng nhỏ, cho phép một nhóm người làm việc (khoảng 3-4 người) dùng chung ổ đĩa trên máy của nhau, dùng chung máy in nhưng không cho phép chạy chung một ứng dụng. Hệ dễ dàng cài đặt và cũng khá phổ biến.

1.4.4Hệ điều hành mạng NetWare của Novell

Đây là hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay ở nước ta và trên thế giới trong thời gian cuối, nó có thể dùng cho các mạng nhỏ (khoảng từ 5-25 máy tính) và cũng có thể dùng cho các mạng lớn gồm hàng trǎm máy tính. Trong những nǎm qua, Novell đã cho ra nhiều phiên bản của Netware: Netware 2.2, 3.11. 4.0 và hiện có 4.1. Netware là một hệ điều hành mạng cục bộ dùng cho các máy vi tính theo chuẩn của IBM hay các máy tính Apple Macintosh, chạy hệ điều hành MS-DOS hoặc OS/2.

Hệ điều hành này tương đối gọn nhẹ, dễ cài đặt (máy chủ chỉ cần thậm chí AT386) do đó phù hợp với hoàn cảnh trang thiết bị hiện tại của nước ta. Ngoài ra, vì là một phần mềm phổ biến nên Novell Netware được các nhà sản xuất phần mềm khác hỗ trợ (theo nghĩa các phân mềm do các hãng phần mềm lớn trên thế giới làm đều có thể chạy tốt trên hệ điều hành mạng này).

CHƯƠNG II: QUY TRÌNH THIẾT KẾ LAN

Một phần của tài liệu thiết kế mạng lan cho một công ty vừa và nhỏ (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w