Thời gian tâm nhĩ thu là 0,1 giây Sau khi tâm nhĩ thu nó trở về trạng thái trương (giãn)

Một phần của tài liệu chương 3 giải phẩu- sinh lý hệ tuần hoàn (p1) (Trang 28 - 34)

2.2.1. Kỳ tâm thu (tt)

+ Tâm thất thu: Tâm thất thu qua 2 giai đoạn: - Giai đoạn tăng áp: Tâm thất co, sợi cơ không rút ngắn làm tăng trương lực cơ dẫn tới tăng áp lực trong buồng tim. Máu dội ngược trở lại tâm nhĩ làm van nhĩ thất đóng lại, làm phát sinh tiếng tim thứ nhất ở ngay đầu kỳ tâm thu (pùm). Lúc này van tổ chim vẫn chưa mở do áp lực ở tâm thất vẫn còn thấp hơn áp lực ở động mạch. Lúc này áp lực trong tâm thất tăng cao.

vovantoan@qnu.edu.vn

- Giai đoạn tống máu:

Tâm thất tiếp tục co làm cho áp lực tăng lên vượt quá áp lực trong động mạch làm mở van tổ chim về phía động mạch. Cơ tim tiếp tục co, sợi cơ ngắn lại đã làm áp lực trong tâm thất tăng cao đã tống máu vào động mạch. Lúc này áp lực máu ở tâm thất và động mạch đều cao.

vovantoan@qnu.edu.vn 2.2. Chu kỳ tim (tt)

2.2.1. Kỳ tâm trương

+ Tâm thất bắt đầu giãn, áp lực trong tâm thất giảm xuống đến khi thấp hơn áp suất động mạch nên máu đi vào động mạch dội ngược trở lại làm đóng van tổ chim, lúc này phát sinh tiếng tim thứ hai (pụp) ở ngay đầu kỳ tâm trương. Lúc này cơ tim giãn áp lực từ 80mmHg xuống tới 0mmHg.

+ Khi áp lực hạ xuống, máu ở tâm nhĩ sẽ đẩy van nhĩ thất mở ra, máu chảy xuống tâm thất, mở ra giai đoạn tâm nhĩ thu ở kỳ tiếp theo.

vovantoan@qnu.edu.vn

Quá trình co bóp của tim phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

Một phần của tài liệu chương 3 giải phẩu- sinh lý hệ tuần hoàn (p1) (Trang 28 - 34)