Khởi nghĩa phải đưa vào cao trào cách mạng của toàn dân Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, khởi nghĩa là công việc chung của toàn

Một phần của tài liệu tiến trình nhận thức và phát triển đường lối cách mạng việt nam của đảng thời kì 1930 - 1945 (Trang 28 - 31)

III- KINH NGHIỆM LÃNH ĐẠO KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN

2. Khởi nghĩa phải đưa vào cao trào cách mạng của toàn dân Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, khởi nghĩa là công việc chung của toàn

Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, khởi nghĩa là công việc chung của toàn dân, không phải riêng của Mặt trận Việt Minh hay của Đảng. Việc cứu nước, giải phóng dân tộc là việc chung của toàn dân, ai là người Việt Nam đều phải kề vai gánh vác một phần trách nhiệm, người có tiền góp tiền, người có của góp của, người có sức góp sức, ngươi có tài nǎng góp tài nǎng. Chỉ có như vậy mới tạo ra được sức mạnh tổng hợp to lớn của toàn dân tộc, đập tan bộ máy nhà nước của giai cấp thống trị, giành chính quyền về tay nhân dân. Đó là những quan điểm chỉ đạo đúng đắn của Đảng và Chủ tịch Hô Chí Minh về khởi nghĩa vũ trang. Dựa vào cao trào cách mạng phát động toàn dân nổi dậy, nổi dậy bằng tất cả các lực lượng, bằng tất cả các hình thức đấu tranh của nhân dân để đánh đổ chính quyền đế quốc, phong kiến. Lực lượng vũ trang là rất quan trọng không thể thiếu trong cuộc khởi nghĩa, nhưng thắng lợi của khởi nghĩa

phải là kết quả nổi dậy của toàn dân kết hợp với lực lượng vũ trang cách mạng. Quan điểm khởi nghĩa toàn dân của Đảng được thể hiện tập trung trong cuộc Cách mạng tháng Tám. Nhưng thực tế đã được quán triệt trong quá trình chuẩn bị. Đảng ta đã ra sức tuyên truyền, giáo dục và tổ chức quần chúng, lãnh đạo quần chúng đấu tranh từ thấp đến cao, tập dượt cho quần chúng mạnh dạn tiến

lên tổng khởi nghĩa.

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là thắng lợi của phương thức tiến hành khởi nghĩa toàn dân của Đảng. Nó càng làm sáng tỏ thêm nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin về điều kiện thắng lợi của khởi nghĩa vũ trang. Muốn thắng lợi, khởi nghĩa vũ trang không được dựa vào một âm mưu, một chính đảng mà phải dựa vào giai cấp tiên phong, dựa vào cao trào cách mạng của nhân dân, vào bước ngoặt quyết định trong lịch sử của cuộc cách mạng.

3- Khởi nghĩa từng phần giành chính quyền địa phương tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền toàn quốc nghĩa giành chính quyền toàn quốc

Từ nhận định, sau cuộc đảo chính Nhật - Pháp, phátxít Nhật là kẻ thù chính và cụ thể trước mắt của nhân dân Đông Dương, Đảng quyết định phát động một cao trào kháng Nhật, cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa. Phương thức đấu tranh của thời kỳ này là: khởi nghĩa từng phần, chiến tranh du kích cục bộ, mở rộng cǎn cứ địa, thành lập chính quyền cách mạng ở những nơi có điều kiện, đẩy mạnh phong trào quần chúng, đặc biệt là phong trào phá kho thóc chống đói. Phong trào đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị và khởi nghĩa từng phần diễn ra sôi nổi ở vùng thượng du, trung du Bắc Bộ. Ở Việt Bắc, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân đã phối

hợp với nhân dân nổi dậy giải phóng hàng loạt châu, huyện, xã thuộc các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang.

ở Bắc Giang, nhân dân nổi dậy thành lập Uỷ ban dân tộc giải phóng và đội du kích Bắc Giang.

ở Quảng Ngãi, được tin Nhật đảo chính, một số đảng viên đang bị giam trong các trại ở Ba Tơ đã họp chi bộ quyết định khởi nghĩa, chiếm đồn Ba Tơ, thành lập đội du kích Ba Tơ.

Trên thực tế, nhiều nơi lúc đó đã hình thành hai chính quyền song song tồn tại: chính quyền phản động tay sai của phát xít Nhật và chính quyền của nhân dân ở khu giải phóng và ở các địa phương đã nổi dậy.

Khởi nghĩa từng phần đã xuất hiện trong lịch sử đấu tranh giai cấp và dân tộc từ xưa đến nay. Điều khó khǎn là làm thế nào giữ vững và phát huy thắng lợi của khởi nghĩa từng phần để tiến lên tổng khởi nghĩa. Đảng gắn liền khởi nghĩa từng phần với tổng khởi nghĩa, có nghĩa là trong điều kiện cả nước đang tích cực chuẩn bị tổng khởi nghĩa mà tiến hành khởi nghĩa từng phần. Ngược lại, tổng khởi nghĩa chỉ có thể giành được thắng lợi trên cơ sở một cao trào cách mạng của nhân dân, cao trào đó được phát động bởi nhiều yếu tố, trong đó có ảnh hưởng của các cuộc khởi nghĩa từng phần.

Sáng tạo của Đảng ta là đã vận dụng những nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin để giải quyết thành công vấn đề thời cơ khởi nghĩa từng phần ở nông thôn và thời cơ tổng khởi nghĩa ở cả thành thị và nông thôn. Trong tình hình rất phức tạp, Đảng ta đánh giá đúng lực lượng so sánh địch - ta trong từng địa phương cũng như trong cả nước, đánh giá đúng xu thế phát triển của tình hình và trên cơ sở phát huy cao độ sự cố gắng chủ quan, đã ra sức lợi dụng những điều kiện khác quan thuận lợi, sáng tạo thời cơ và mau lẹ chớp thời cơ để lãnh đạo quần chúng vùng lên đưa cuộc Cách mạng tháng Tám thành công nhanh chóng.

Một phần của tài liệu tiến trình nhận thức và phát triển đường lối cách mạng việt nam của đảng thời kì 1930 - 1945 (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w