Cấu trúc và tính chất lý hoá

Một phần của tài liệu chong doc.pdf (Trang 53 - 54)

VII. Ôxy cao áp trong ngộ độc CO 1 Cơ sở của điều trị

1. Cấu trúc và tính chất lý hoá

- Barbiturat được dùng để chỉ các dẫn xuất của acid barbituric và ure vòng của acid malonic. NH - H HO - C - C -2H2O NH - CO H O = C CH2 O=C C

NH - H HO - C - C NH - CO H Ure Acid Malonic Malonylure (acid Barbituric)

- Bản thân acid barbituric không được dùng trong y học, nhưng các dẫn chất thế ở vị trí C 5 (đôi khi ở 1, 3) cho một loạt các dẫn chất có tác dụng gây ngủ, chống co giật được gọi là thuốc ngủ barbituric. Nếu thay ure bằng Thio ure sẽ được Thio-barbituric, khi thay H5 bằng các nhóm thế khác nhau sẽ cho một dẫn chất gây ngủ mạnh và nhanh dùng làm thuốc gây mê.

- Nói chung barbiturat là những tinh thể trắng, vị thay đổi, ít tan trong nước và ête dầu hoả, tan nhiều trong dung môi h ữu cơ (alcol, ête, clorofoc). Dễ thăng hoa trong chân không ở 170 - 180oC. Điểm nóng chảy thay đổi từ 100 - 190oC. Barbiturat thường bị than, silicagen hấp phụ.

- Axit barbituric có tính axit mạnh (nhất là pKa=4.04). Do tính axit nên tạo muối không tan với một số kim loại nặng, dễ tan trong dung dịch kiềm và carbonat kiềm.

- Barbiturat dễ tạo phức hỗn hợp với một số ion kim loại do đó dễ tan trong dung môi, bị phân huỷ khi có nước, có màu đặc trưnghoặc tinh thể đặc hiệu nên được dùng khi kiểm nghiệm.

- Hầu hết các barbiturat có phổ hấp thụ UV đặc trưng, quang phổ phụ thuộc vào pH của dung dịch.

- Barbituric dễ dàng hấp thụ qua niêm mạc khi pH của môi trường nhỏ hơn pKa của barbituric , do vậy thấm nhanh qua niêm mạc dạ dà y.

- Barbituric được chuyển hoá ở gan do tác dụng của các men có trong gan. Vì vậy ở người quen dùng barbituric , liều ngộ độc cao hơn người chưa dùng barbituric . Ngược lại, người suy gan dễ bị ngộ độc. Thuốc được hấp thu nhanh, phân bố nhiều trong tổ chức .

- Các barbituric chậm (gardenal, barbital...) có thể thải trừ nhiều nhất qua nước tiểu dưới dạng nguyên vẹn (65 - 80%), vì vậy gây lợi tiểu là một phương pháp đào thải tốt. Các barbituric chậm được lọc qua cầu thận và tái hấp thu ở ống lượn gần. Nước ti ểu kiềm làm giảm tái hấp thụ barbituric, vì vậy kiềm hoá huyết thanh là một biện pháp tốt để thải trừ barbituric qua thận.

Một phần của tài liệu chong doc.pdf (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)