thì sẽ chuyên người dùng đên trang cá nhân của người dùng, nêu đăng nhập không thành
công thì chuyên người dùng đến trang đăng nhập không hợp lệ. 37. Nguyên tắc sử dụng nở nhiệt: 37. Nguyên tắc sử dụng nở nhiệt:
Nội dung:
-_ Sử dụng sự nở hay co nhiệt của các vật liệu.
- _ Nếu đã sử dụng nở nhiệt, sử dụng vài vật liệu có các hệ số nở nhiệt khác nhau.
Ứng dụng trong tin học:
- _ Murata Manufacturing đã khiến cả Triển lãm CEATEC Nhật Bản 2008 phải sửng sốt bằng một công nghệ có thể biến nhiệt lượng tỏa ra từ máy tính xách tay (laptop) thành điện bằng một công nghệ có thể biến nhiệt lượng tỏa ra từ máy tính xách tay (laptop) thành điện
năng. Không chỉ là giới thiệu mà Murata còn trình diễn mẫu sản phẩm thử nghiệm công
nghệ nhiệt điện mới này. Trong màn trình diễn, “chiếc máy nhiệt điện Murata” đã có thể tạo ra một dòng điện có công suất lên tới 38 miliwatts trên mỗi centimeter vuông khi được đặt vào môi trường có nhiệt độ khoảng 360 độ C. Các chuyên gia của Murata cho biết sẽ phải
mất ít nhất 10 năm nữa công nghệ này mới có thể hoàn thiện và bắt đầu được thương mại
hóa. Khi đó thiết bị nhiệt điện này sẽ có thể được ứng dụng trên điện thoại di động, máy quay, máy tính xách tay... Nhiệt độ tạo ra trong quá trình những thiết bị điện tử này hoạt động sẽ có thể được dùng để xạc pin.
38. Nguyên tắc sử dụng các chất Oxy hóa:
Nội dung:
- _ Thay không khí thường bằng không khí giàu Oxy. - _ Thay không khí giàu Oxy bằng chính Oxy. - _ Thay không khí giàu Oxy bằng chính Oxy.
-_ Dùng các bức xạ ion hóa tác động lên không khí hoặc oxy. - _ Thay oxy giàu Ôzôn (hoặc ôxy bị ion hoá) bằng chính ôzôn.
- _ Vỏ máy tính được làm bằng gỗ là một giải pháp giúp laptop thân thiện hơn với môi trường và đồng thời gỗ cũng là một nguồn nguyên liệu phô biến trong môi trường.
- _ Các bộ nạp năng lượng mặt trời di động thích hợp đối với máy tính xách tay hiện đã
có mặt. Một công ty có tên là MSI Computer thậm chí đã thiết kế ra một chiếc laptop nguyên bản với bộ pin quang điện được gắn trực tiếp vào vỏ máy tính. Hãng Fujitsu cũng đang sử dụng các chất dẻo sinh học để sản xuất các sản phẩm thân thiện hơn với môi
trường. Nhờ đó mà chúng ta có thể tận dụng nguồn năng lượng đồi dào trong tự nhiên vào
trong máy tính.
39. Nguyên tắc sử dụng môi trường trơ: Nội dung:
- _ Thay môi trường thông thường bằng môi trường trung hòa. - _ Đưa thêm vào đối tượng các phần, các chất phụ gia trung hòa... -_ Thực hiện quá trình trong chân không.
Ứng dụng trong tin học:
- Hệ thống máy tính trong môi trường có máy lạnh sẽ tốt hơn vì sẽ giúp trung hòa nhiệt độ nóng của máy tính, đàm bảo cho máy tính hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời trong môi trường này, bụi bân cũng được hạn chế cho máy tính, giúp máy tính bền hơn.
40. Nguyên tắc sử dụng vật liệu tông hợp:
Nội dung:
- _ Chuyến từ các vật liệu đồng nhất sang sử dụng các vật liệu hợp thành (composite). Hay nói chung, sử dụng các loại vật liệu mới.
Ứng dụng trong tin học:
- _ Các mẫu thiết kế trong lập trình hướng đối tượng. Mẫu composite (đối tương phức
hợp) giúp tổng quát hóa trong mã nguồn của chương trình giúp cho đễ phát triển, nâng cấp,
bảo trì.
- _ Bên cạnh đó, các thông số kỹ thuật sử dụng trong các ngành kỹ thuất phải được sửa
đổi cho thích hợp với các tính chất của phần mềm. Bảng sau đây liệt kê các thông số kỹ
thuật của phần mềm, và đối chiếu với các thông số trong các nghành kỹ thuật.
Úng dụng các thủ thuật sáng tạo trong các bài toán tin học
II. Những sáng tạo trong công nghệ máy tính của tương lai.
Định hướng kinh tế và sự thịnh vượng của mọi quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào câu hỏi: Liệu công nghệ máy tính trên cơ sở silicon theo luật Moore có tồn tại đến năm 2020? Luật Moơre chính là động lực thúc đây của ngành công nghiệp hàng ngàn tỷ USD này. Bí mật đằng sau luật Moore là các nhà chế tạo chip sẽ tăng gấp đôi số transistors (bóng bán dẫn) trên một đĩa silicon cỡ bằng móng tay cứ sau 18 tháng. Nhưng các định luật vật lý cho thấy việc nhân đôi này không thể kéo dài mãi. Năm 99, kỹ sư Paul Packan của Intel đã cảnh báo trên tạp chí Science rằng luật Moore sẽ đi đến chỗ bế tắc. Cho tới lúc ấy, các nhà vật lý
đang chạy đua để tạo ra một thứ "silicon" mới cho thế kỷ tới. Sau đây là một những sáng tạo
trong công nghệ máy tính của tương lai đang được chấp nhận về lý thuyết. 1. Máy tính quang học:
Máy tính này sẽ thay thế điện tử bằng các chùm tia laser. Không giống như dây dẫn, các
chùm tia có thể xuyên qua một vật liệu khác, tạo nên những bộ vi xử lý 3 chiều. Một
transistor quang học đã được tạo ra, tuy nhiên các linh kiện còn khá lớn và rườm tà. Nếu lắp
thành máy tính, nó sẽ có kích thước bằng một chiếc ôtô.
2. Máy tính ADN:
Một trong những ý tưởng táo bạo nhất là máy tính sử dụng ADN, khai thác các cặp phân tử như một chương trình máy tính sinh học (thay vì lập mã các số 0 và 1 trong phép nhị
nguyên, nó sử dụng 4 axit nucleic ký hiệu A,T,C,G), ứng dụng này hứa hẹn ghi được một số
lượng không giới hạn mã số. Tuy nhiên, một máy tính ADN sẽ là một sản phâm khá kỳ
quặc với một mớ hỗn độn các ống chất lỏng hữu cơ, khó có thể thay thế máy tính dễ bàn
trong tương lai gần.
3. Máy tính nano:
Các nhà khoa học đang dùng công nghệ nano để sản xuất ra chip, chất dẫn điện và công
logic siêu nhỏ. Theo đó, chip có thể được xây dựng dựa trên một nguyên tử vào mỗi lần
hoạt động và do đó không tốn diện tích, giảm kích thước. Còn các công logic (xử lý cấp độ
logic đúng/sai, cao/thấp, đóng/mở...) sẽ được tạo ra từ một số nguyên tử và chất dẫn điện
(còn gọi là dây nano) sẽ chỉ lớn bằng một nguyên tử, còn bit dữ liệu được thể hiện bằng
trạng thái xuất hiện/biến mất của electron.
Máy tính nano bao gồm 4 loại: điện tử; hóa học và sinh-hóa học; cơ học; lượng tử. Máy tính nano điện tử: được tạo ra bằng các mạch điện siêu nhỏ dùng phương pháp dựng mô hình nano (nanolithography).
Máy tính nano hóa học và sinh-hóa học: Sự tương tác giữa các chất hóa học khác nhau
Muốn tạo ra được máy tính nano hóa học, các kỹ sư cần phải kiểm soát được các nguyên tử
đơn lẻ và phân tử để chúng thực hiện được những phép tính và lưu dữ liệu.
Máy tính nano cơ học: dùng những thành tố di động nhỏ xíu gọi là "bánh răng nano" (nanogear) để mã hóa thông tin. Một số nhà khoa học dự đoán loại máy tính này sẽ được
dùng để điều khiển robot nano.
Máy tính nano lượng tử: lưu dữ liệu dưới hình thức là trạng thá1/vòng quay lượng tử của nguyên tử. Bộ nhớ electron đơn và các điểm lượng tử chính là ví dụ của công nghệ này.
Máy tính nano y tế: Ngoài các loại máy tính kế trên, các nhà khoa học còn muốn dùng
công nghệ nano để tạo ra robot nano với chức năng của một kháng thê. Thiết bị này sẽ bảo
vệ con người trước bệnh tật, virus... bằng cách lập trình chọn lọc để phá hủy mầm bệnh.
4. Máy tính phân tử và chấm:
Các thiết kế đặc biệt khác là máy tính phân tử và máy tính chấm lượng tử, thay thế
transistor silicon bằng một phân tử duy nhất và một electron duy nhất. Nhưng các ứng dụng
này phải đương đầu với các vấn đề kỹ thuật nan giải như dây dẫn nguyên tử và lớp cách
điện dày đặc. Đây mới chỉ là các ý tưởng chưa thể thực hiện. S. Máy tính lượng tử:
Sản phẩm hứa hẹn nhất trong cuộc chạy đua là máy tính lượng tử.Các cơ quan an ninh
của Mỹ rất quan tâm đến những mô hình mới này. Máy tính lượng tử có sức mạnh đủ để
trong một ngày khám phá toàn bộ mọi mã số mà Cụctình báo trung ương Mỹ (CIA) bó tay. Không loại trừ khả năng các siêu máy tính lượng tử đang hoàn thiện trong các phòng thí
nghiệm và sớm phục vụ cho CIA. Sự thách thức lớn nhất đối với các nhà chế tạo là khả
năng tính toán. Hiện tại, máy tính lượng tử mới thực hiện được trên hoạt động của 5 nguyên tử. trong khi để có thể hoàn thiện cần sự tính toán của hàng triệu nguyên tử. Rõ ràng, không
phải tất cả các ý tưởng đều đã ở giai đoạn thực hành, dù cách thức hoạt động của chúng thực
sự đáng gờm đối với loại máy tính hiện nay. Nếu luật Moore vẫn phát huy tác dụng, đến
năm 2050, máy tính sẽ thực hiện được 500 ngàn tỷ phép tính I giây, thậm chí còn thông
mỉnh hơn cả con người. Bởi vậy, những ý tưởng mới vừa là hy vọng, vừa là mối lo ngại
chung của loài người.
6. Máy tính tích hợp trí thông mỉnh nhân tạo:
Thuật ngữ "trí thông minh nhân tạo" được John McCarthy (Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ) đưa ra lần đầu tiên vào năm 1956. Đây là một nhánh của ngành khoa
học máy tính với mục đích khiến cho PC hành xử như con người. Trí thông minh nhân tạo
bao gồm các chương trình có thể ra quyết định trong các tình huống thực tế, ví dụ: hiểu
Úng dụng các thủ thuật sáng tạo trong các bài toán tin học
ngôn ngữ con người, chơi game, nghe-nhìn-phản ứng (thường dùng để chế tạo robot), tái tạo
các kết nói vật lý giữa những tế bào thần kinh trên não người...
Hướng đi này đã được triển khai, thử nghiệm và thu được nhiều kết quả khả quan, nhất là khi kỹ thuật nano phát triển giúp thiết bị mang vi xử lý nhỏ xíu đến mọi nơi trên cơ thể là khi kỹ thuật nano phát triển giúp thiết bị mang vi xử lý nhỏ xíu đến mọi nơi trên cơ thể
người hoặc đặt trong các không gian hẹp. Ngoài ra, sự thành công của mạng không dây sẽ giúp các chip đó kết nối với nhau và tạo ra môi trường thực sự thú vị mô phỏng thực tế của COn người.
Kết Luận.
Các thủ thuật sáng tạo là các công cụ dùng để suy nghĩ giải quyết vấn đề và ra quyết
định. Cuộc đời mỗi người lại là chuỗi các vấn đề cần giải quyết, chuỗi các quyết định cần
phải ra. Ứng dụng các thủ thuật sáng tạo giúp nâng cao năng suất và hiệu quả, về lâu dài
tiến tới điều khiển quá trình tư đuy sáng tạo, quá trình suy nghĩ và ra quyết định của con người, từ đó giúp con người tránh được tính ì tâm lý và cách suy nghĩ theo lối mòn thiếu người, từ đó giúp con người tránh được tính ì tâm lý và cách suy nghĩ theo lối mòn thiếu
sáng tạo. Bài luận chủ yếu tập trung giới thiệu lời phát biểu, lời nhận xét đồng thời đưa ra
những ví dụ áp dụng của các thủ thuật sáng tạo trong các bài toán tin học và những sáng tạo
trong công nghệ máy tính của tương lai nhằm để minh họa các thủ thuật, giúp người đọc
thay đổi cách suy nghĩ cũng như tư duy về mọi vấn đề, không chỉ là những vấn đề trong tin
học. Tóm lại, để kết thúc bài luận này, em xin đề xuất một số nguyên tắc cần có trong tư
duy sáng tạo, đồng thời đề xuất những phương pháp để rèn luyện bản thân có thể thành
công trong tương lai:
Nguyên tắc tư duy sáng tạo:
-_ Sáng tạo phải mang tính khách quan và trung thực.
- _ Có phương pháp để xây dựng và hệ thống hóa mô hình nghiên cứu của mình.
-_ Phải có óc sáng tạo và vượt khó, nói chung là phải linh động mềm dẻo.