Địa phương và nhà trường cần có những biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ các em yếu kém, cần khắc phục tình trạng nghỉ học…Nhà trường cần đầu tư, bổ sung và sữa chữa trang thiết bị đảm bảo tốt cho việc dạy và học…
3.4. Thu hoạch sau công tác thực tập giáo dục
Khi làm công tác chủ nhiệm, tôi nhận thức được chức năng, nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm. Trong thời gian thực tập, tôi cảm thấy mình mạnh dạn hơn, tự tin hơn, hiểu rõ hơn về công việc của các thầy cô giáo chủ nhiệm, từ đó tìm những phương pháp làm việc có hiệu quả tốt như mình mong muốn.
Sau khi nhận công tác chủ nhiệm, tôi đã vạch cho mình kế hoạch sơ lược cho đúng với trình tự thời gian:
Buổi đầu gặp mặt làm quen với lớp. Sau đó tìm hiểu sơ qua tình hình của lớp : Ban cán sự, học tập, nề nếp, những em cá biệt,...Trong những buổi đến lớp, công việc tôi thường làm: xem xét việc chuyên cần, vắng trễ, vệ sinh hôm đó ; xem xét những giờ học hôm qua có tốt không, em nào chưa học bài tốt; nhắc nhở học sinh ôn lại bài trước khi vào tiết; động viên các em cố gắng học tốt những giờ tiếp theo.
Trong các tiết sinh hoạt chủ nhiệm tôi đã theo dõi tình hình lớp trước đó để tổng kết chính xác, đề ra những biện pháp thích hợp nhằm khắc phục những nhược điểm mắc phải. Trong tiết sinh hoạt cần điểm lại sơ bộ tình hình tuần học vừa qua của cả lớp: những thành tích của lớp, biểu dương những em học tốt, chăm ngoan; phê bình những em vi phạm nội quy của nhà trường, yêu cầu các em không được tiếp tục vi phạm; đưa ra những kế hoạch và biện pháp thực hiện trong tuần tới; tập cho học sinh một số bài hát và trò chơi nhỏ; thường xuyên gần gũi, giúp đỡ các em khi khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Hiểu biết thêm đời sống tâm lý học sinh TH: hồn nhiên, trong sáng, dễ bị tác động bởi môi trường xung quanh, các em cần sự quan tâm, dạy dỗ của người lớn, của giáo viên.
Vai trò của GVCN : là người trực tiếp hướng dẫn quản lý, giáo dục học sinh, là cầu nối giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
Biết thiết kế và tổ chức sinh hoạt chủ nhiệm.