Phát triển cơ sở hạ tầng pháp lý:

Một phần của tài liệu Ứng dụng thương mại điện tử ở công ty Hàng không Cổ phần Pacific Airlines .DOC (Trang 66 - 69)

Một trong những vấn đề cần thực hiện trước khi đưa TMĐT vào hoạt động đó là phải tạo ra được một sự công nhận về mặt pháp lý cho nó. Đây là một vấn đề có tính chất bắt buộc đối với tất cả những cơ sỏ về mặt pháp lý đảm bảo cho các hoạt động của TMĐT được thực hiện một cách thông suốt và thống nhất.

Để khuyến khích TMĐT phát triển, Chính phủ nên tích cực tham gia vào việc phát triển khung pháp lý thương mại thống nhất cho mỗi quốc gia

cũng như toàn cầu. Khung pháp lý thương mại này sẽ tạo điều kiện thuận lợi, thừa nhận và đảm bảo hiệu lực pháp lý cho các giao dịch điện tử trên toàn cầu. Từ đó, các bên mua bán có thể tự nguyện thoả thuận trong hợp đồng việc chọn khung pháp lý thống nhất này để điều chỉnh quan hệ hợp đồng.

Hiện nay, tuy đã được hình thành nhưng luật thương mại điện tử còn khá là mơ hồ , mọi quy định chưa thật sự rõ ràng, chưa tạo được niềm tin cho doanh nghiệp. Chính phủ cần có biện pháp để pháp lệnh này hoàn thiện hơn, đảm bảo an toàn cho người tham gia, đưa luật đến gần đối tượng sử dụng.

Bên cạnh đó, phải xây dựng những hợp đồng mẫu chính xác, đầy đủ và rõ ràng làm cơ sở dữ liệu về pháp lý cho các giao dịch thương mại. Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung đều không có kinh nghiệm kinh doanh trên thị trường quốc tế, đăc biệt là thị trường TMĐT. Chính vì vậy, việc có các hợp đồng mẫu rõ ràng, dễ tìm kiếm sẽ giúp chúng ta tránh được nhiều rủi ro và tranh chấp. Hợp đồng mẫu trên mạng sẽ giúp các doanh nghiệp và người sử dụng Việt Nam có thể áp dụng một cách dễ dàng vì nó có thể được sử dụng rất thuận tiện để tham chiếu trong hợp đồng TMĐT giữa họ và đối tác. Nhờ đó, các bên không nhất thiết phải truyến dữ liệu về luật nước mình cho đối tác nước khác như trước, điều này vừa giúp giảm chi phí giao dịch, vừa giúp ngăn ngừa và tránh nguy cơ xảy ra tranh chấp rủi ro.

3.2.3 Đào tạo nguồn nhân lực đi đôi với thông tin tuyên truyền về TMĐT:

Một nguồn lực chủ yếu để phát triển TMĐT là nhân lực. Giáo dục và nghiên cứu triển khai về TMĐT sẽ đóng góp vai trò quan trọng, một khi muốn thế hệ trẻ trở thành một thế hệ của CNTT. Những giải pháp cần thiết để đào tạo nguồn nhân lực là:

* Xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp phần cứng và phần mềm của Việt Nam thông qua việc đầu tư mở rộng cả chiều sâu lẫn chiều rộng cho khoa CNTT các trường đại học.

* Thực hiện liên kết đào tạo với nước ngoài, tìm kiếm nguồn học bổng hỗ trợ cho sinh viên CNTT có điều kiện cập nhật kiến thức, gửi sinh viên đi tu nghiệp ở nước ngoài.

* Xây dựng chính sách nhằm thu hút những chuyên gia là Việt kiều trong lĩnh vực CNTT trở về đóng góp cho chiến lược phát triển CNTT của Việt Nam.

Mặt khác, cần tăng cường giáo dục, thông tin tuyên truyền về lợi ích và vai trò của TMĐT, giúp cho người dân thực sự thấy được lợi ích to lớn khi họ tham gia vào TMĐT. Chính phủ cần cho phép và khuyến khích hỗ trợ đưa các báo chí, trung tâm thông tin, tra cứu trên mạng, các doanh nghiệp và cá nhân có thể dùng Internet để tra cứu thông tin, tìm bạn hàng, quảng cáo thông tin về mình.

3.2.4.Cải thiện chính sách thuế:

Trong nhiều năm qua các quốc gia đã cùng nhau đàm phán để từng bước giảm thiểu những trở ngại trong hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan trong quan hệ mậu dịch quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc phát triển thương mại quốc tế cả bề rộng lẫn bề sâu. Tự do hoá thương mại đều đưa lại lợi ích cho mỗi quốc gia dù trình độ phát triển có khác nhau và nó phù hợp với xu thế chung của nền văn minh nhân loại. Không nằm ngoài quy luật đó, để tạo điều kiện cho TMĐT phát triển, các nước đã có sự khuyến khích, cam kết không đánh thuế vào các giao dịch điện tử, tránh tạo ra hàng rao ngăn cản TMĐT. Tuy nhiên với một quốc gia như Việt Nam, thuế là nguồn thu chính của ngân sách nên việc không đánh thuế TMĐT chắc chắn sẽ

có ảnh hưởng không nhỏ. Nhằm đảm bảo phát triển TMĐT tại Việt Nam, thuế đánh vào TMĐT phải quán triệt nguyên tắc rõ ràng, minh bạch và công bằng. Không áp đặt các loại thuế mới riêng cho TMĐT. Hàng hóa và dịch vụ mua bán qua mạng và vận chuyển đến người tiêu dùng phải được đánh thuế theo quy định thông thường. Bên cạnh đó nên giảm thuế cho các hàng hoá dịch vụ trong TMĐT và không nên đánh thuế đối với việc luân chuyển hàng hoá và dịch vụ đó nhằm khuyến khích các giao dịch qua mạng, thúc đẩy sự phát triển của TMĐT.

Mặt khác, do hoạt động TMĐT rất khó kiểm tra xuất xứ và được thực hiện với tốc độ cao nên có nhiều nguy cơ trốn hoặc lậu thuế. Vì vậy, các giao dịch cần được khai báo nhằm đảm bảo nguồn thu của chính phủ và ngăn chặn sự lũng đoạn thị trường. Thuế gián thu, đặc biệt là thuế VAT, là loại thuế có thể tạo ra sự ổn định cho ngân sách, dễ xác định đối tượng chịu thuế, tránh thất thu và đảm bảo công bằng. Chính vì vậy, việc áp dụng thuế đối với hàng hoá và dịch vụ trong TMĐT nên dùng thuế gián thu. Chính phủ cũng cần phải có cơ quan chuyên trách liên tục kiểm nghiệm các phản ánh của người sử dụng TMĐT để có một chế độ thuế thích hợp, tương ứng.

Một phần của tài liệu Ứng dụng thương mại điện tử ở công ty Hàng không Cổ phần Pacific Airlines .DOC (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w