Phân tích chất lượng tài sản

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích ngành Ngân hàng ở Việt Nam.DOC (Trang 31 - 33)

5. Cấu trúc đề tài

1.2.3.3. Phân tích chất lượng tài sản

Chất lượng tài sản có trong kinh doanh ngân hàng là yếu tố quan trọng hàng đầu và cũng là yếu tố phức tạp nhất khi phân tích hoạt động ngân hàng. Nhiều ngân hàng sụp đổ là do nhóm tài sản rủi ro có chất lượng thấp. Đánh giá chất lượng tài sản có của ngân hàng chủ yếu là đánh giá chất lượng tín dụng. Chất lượng tín dụng của một ngân hàng được xem xét trên một số khía cạnh như mức độ tăng trưởng tín dụng; mức độ tập trung tín dụng theo ngành hoặc lĩnh vực; hệ thống giám sát rủi ro tín dụng; chất lượng của các khoản vay và đánh giá khoản dự phòng rủi ro tín dụng.

Danh mục cho vay trên tổng tài sản có

Danh mục cho vay trên tổng tài sản(%) = Dư nợ tín dụng / Tổng tài sản có *100

Chỉ tiêu này cho biết mức độ đa dạng hóa trong hoạt động của ngân hàng. Nếu cho vay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản có nghĩa là mức dộ tập trung tín dụng lớn. Ngược lại, nếu ngân hàng có tỷ trọng dư nợ tín dụng trong tổng tài sản nhỏ thì ngân hàng đó hoặc là thiếu các khách hàng vay vốn hoặc là đa dạng hóa được danh mục đầu tư.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng (Credit growth rate)

CGR (%) = (Dư nợ tín dụng CK – Dư nợ tín dụng ĐK) / Dư nợ tín dụng ĐK *100.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng được xem xét trong mối tương quan với giai đoạn phát triển của ngân hàng và tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng do NHNN khống chế hàng năm.

Tỷ trọng dư nợ theo ngành, địa bàn.

Tỷ trọng dư nơ theo ngànhi (địa bàni) (%) = Dư nợ tín dụng ngànhi (địa bàni) / Dư nợ tín dụng *100.

Chỉ tiêu này cho biết liệu ngân hàng có tập trung cho vay quá nhiều vào một ngành nghề hay một địa bàn hoạt động nào không ? hay nó phản ánh mức độ rủi ro tín dụng mà ngân hàng gặp phải khi đầu tư quá nhiều vào một ngành nghề, lĩnh vực đang tiềm ẩn rủi ro. Tỷ trọng dư nợ tín dụng theo ngành nghề và địa bàn hoạt động phụ thuộc vào chính sách phát triển mà Ban lãnh đạo ngân hàng theo đuổi mạo hiểm hay thận trọng, phụ thuộc vào chiến lược phát triển của các khách hàng về chiến lược mục tiêu, thị trường mục tiêu. Ngày nay, các ngân hàng đang ngày càng thực hiện đa dạng hóa danh mục cho vay để hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

Nợ xấu được hiểu là những khoản nợ không sinh lời hay khó thu hồi bao gồm các khoản nợ quá hạn trên 90 ngày và các khoản nợ quá hạn sau khi đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

Tỷ lệ này nhằm đánh giá chất lượng của hoạt động tín dụng, nó cho biết bao nhiêu phần trăm các khoản cho vay ra khó có khả năng thu hồi hay mức độ cho vay của ngân hàng đối với khách hàng có khả năng hoàn trả thấp.

Theo qui định chuẩn mực quốc tế thì tỷ lệ này dưới 1,5%. Ở Úc, tỷ lệ chuẩn là dưới 3,5%

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích ngành Ngân hàng ở Việt Nam.DOC (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w