Chuẩn bị ao ương { Chiếm 4 - 10% tổng diện tích trại. { Diện tích ao 500 – 2000 m2. { Sâu khoảng 0,5 - 0,6 m. { Mương bao rộng 0,8 - 1 m.
{ Chuẩn bị ao nuôi trước khi thả là khâu rất quan trọng ảnh hưởng quyết định đến tỷ lệ sống và năng suất.
{ Trong việc chuẩn bị ao vấn đề quan trọng là tạo lap – lap và phiêu sinh vật.
{ Ao được tháo cạn, bón vôi, lấy nước và bón phân gây thức ăn tự
nhiên.
{ Đáy ao cứng và nước có độ mặn 25 – 32 ppt là điều kiện tốt để lap- lap phát triển.
Thả giống
{ Cá giống cỡ 1-2cm hoặc 2 – 3cm.
{ Phân cỡ cho đồng đều thường thả vào lúc sáng sớm hay chiều mát. { Mật độ thả từ 30 – 50 con/m2.
Quản lý chăm sóc:
{ Thức ăn: thức ăn tự nhiên và thức ăn bổ sung.
{ Để duy trì thức ăn tự nhiên, định kỳ 1 tuần bón 15 - 20 kg phân vô cơ/ha, đây là nguồn thức ăn chính của cá trong giai đoạn ương. { Ngừng bón phân 2 tuần trước khi thu hoạch.
{ Thức ăn bổ sung gồm các loại bột cá, bột cám gạo phối trộn để cho ăn.
{ Trong 10 ngày đầu cho ăn 2 lòng đỏ trứng + 300 g bột hỗn hợp/vạn cá.
{ Từ ngày thứ 10 – 20 cho ăn hỗn hợp bột mỗi ngày tăng 50 g/vạn cá. { Từ ngày 20 trở đi thì cho ăn từ 6 – 10% khối lượng thân.
{ Ngày cho ăn 2 lần sáng và chiều, ngừng cho ăn 2 ngày trước khi thu hoạch.
Quản lý chất lượng nước là việc quan trọng quyết định tỷ lệ sống của quá trình ương:
{ Độ mặn có thể tăng cao do ao nông và ảnh hưởng bởi sự bốc hơi, cần phải cấp nước để giảm độ mặn vì nếu tăng lên quá 60 ppt có thể gây sốc cho cá và chậm lớn.
{ Khi trời mưa hay trời mát kéo dài thì tảo và lap –lap có thể chết gây thiếu oxy do đó cần có biện pháp xử lý cần thiết như thay nước, sục khí.
{ Thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khỏe cá và các yếu tố môi trường để có biện pháp xử lý kịp thời.
{ Định kỳ kiểm tra tăng trưởng của cá để có kế hoạch thu hoạch và điều chỉnh lượng thức ăn.
Thu hoạch:
Sau khoảng 60 ngày ương thì cá đạt cỡ 6 – 8 cm thu để nuôi thương phẩm. Khi thu thì tháo bớt nước để cá dồn xuống mương sau đó có thể mắc đọn ở cống để thu khi tháo nước ra hoặc dùng lưới để kéo.